Chuyên mục


Đề xuất dùng xe buýt điện cho tuyến BRT

23/08/2022 10:54 (GMT +7)

Theo Sở Giao thông vận tải TPHCM, từ những báo cáo, đánh giá của các đơn vị chuyên môn, chuyên gia đầu ngành, thì xu thế chuyển đổi từ xe buýt sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang xe buýt điện hoặc xe sử dụng nhiên liệu sạch là xu thế tất yếu.

Sở Giao thông vận tải TP vừa đề xuất với UBND TP về việc lựa chọn xe buýt điện làm phương tiện cho tuyến xe buýt nhanh thuộc dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM.

Bộ GTVT cũng định hướng phát triển, sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe điện trong giai đoạn 2025-2030

Bộ GTVT cũng định hướng phát triển, sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe điện trong giai đoạn 2025-2030

Trước đó, ngày 22/7, Ban Giao thông đã có văn bản báo với Sở Giao thông vận tải chọn xe buýt điện là phương án tốt nhất để phục vụ chiến lược xanh của TP. Ban này cũng đã nêu nhiều ưu điểm của loại phương tiện trên.

Về đề xuất của Ban Giao thông, Sở GTVT nhận định là hợp lý và lưu ý các vấn đề liên quan trạm sạc, định mức trợ giá cũng như thiết kế kỹ thuật của xe.

Nói về lý do lựa chọn xe buýt điện, Sở GTVT cho rằng xe chạy bằng điện phù hợp với mục tiêu và lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh của Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methane của ngành giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2022.

Đồng thời, Bộ GTVT cũng định hướng phát triển, sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe điện trong giai đoạn 2025-2030.

 
Việc sử dụng buýt điện cho tuyến xe buýt nhanh cũng tạo điểm nhấn khởi đầu cho sự phát triển hiện đại hóa và bền vững đối với hệ thống vận tải hành khách công cộng của TP.

Theo Sở Giao thông vận tải, từ những báo cáo, đánh giá của các đơn vị chuyên môn, chuyên gia đầu ngành, sở cho rằng xu thế chuyển đổi từ xe buýt sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang xe buýt điện hoặc xe sử dụng nhiên liệu sạch là xu thế tất yếu. Việc này phù hợp với sự phát triển về công nghệ trên thế giới và sự cạn kiệt về nhiên liệu hóa thạch trong tương lai.

Tuy nhiên, hiện nay, buýt điện vẫn còn một số hạn chế cần giải quyết, như: thông số kỹ thuật thiết kế xe chưa thống nhất để sản xuất đồng bộ, chi phí sản xuất cao, hạ tầng trạm sạc, nơi bảo trì phương tiện còn ít…

Do đó, Sở Giao thông vận tải kiến nghị UBND TP chỉ đạo Ban Giao thông phối hợp cùng các đơn vị thực hiện dự án nghiên cứu, rà soát các thông số kỹ thuật thiết kế xe cho phù hợp với thực tiễn.

Giao cho Sở Giao thông vận tải phối hợp với Ban Giao thông khẩn trương xây dựng định mức, đơn giá để lập dự toán kinh phí đấu thầu hoặc đặt hàng theo đúng quy định.

Trường hợp đến thời điểm triển khai nhưng chưa hoàn thành định mức và đơn giá thì kiến nghị UBND TP báo cáo Thủ tướng Chính phủ để đề xuất các cơ chế đặc thù.

Trường hợp lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách xe buýt điện gặp khó khăn (không có doanh nghiệp nào đấu thầu…) thì đề xuất các giải pháp thay thế phương tiện sử dụng năng lượng sạch khác phù hợp với thực tế và phát huy hiệu quả đầu tư.

Dự án Phát triển giao thông xanh TP HCM (BRT số 1) có lộ trình dài 26km, chạy dọc đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, được UBND TP phê duyệt dự án vào tháng 1-2015, dự kiến đầu tư 27 xe sử dụng nhiên liệu CNG ở giai đoạn đầu. 

Đến tháng 1/2022, Ban thường vụ Thành ủy TP kết luận điều chỉnh một số nội dung dự án trên như: Thống nhất chủ trương tiếp tục triển khai dự án, đầu tư 42 xe bằng CNG hoặc bằng điện, theo hình thức xã hội hóa bằng cách kêu gọi đấu thầu lựa chọn đơn vị khai thác vận hành tuyến.

Dự án có tổng mức đầu tư 143 triệu USD, trong đó 121,2 triệu USD từ vốn vay Ngân hàng thế giới, còn lại là vốn đối ứng trong nước.

Dự án đang được Ban giao thông thực hiện, đảm bảo tiến độ, dự kiến sẽ đưa vào vận hành giữa năm 2023.

Hồng Thơ
Bảo đảm công suất khai thác mỏ cát san lấp theo kịp tiến độ dự án cao tốc
Tại cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị thi công có phương án điều phối lực lượng thi công các cầu trên cao tốc trong khi chưa có đủ cát san lấp.

Hà Nội sắp xây ba cầu lớn vượt sông Hồng
UBND TP Hà Nội vừa thống nhất chủ trương xây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi trong giai đoạn 2025-2030 bằng vốn đầu tư công.

Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.

Bắc Ninh: Lập 6 chốt kiểm tra ở làng nghề, Cụm công nghiệp Mẫn Xá
Ngày 19/11, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh triển khai 6 Tổ chốt kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm về môi trường, nhất là việc vận chuyển nguyên vật liệu, xỉ thải, chất thải, rác thải công nghiệp… ra, vào thôn và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.