Chuyên mục


Grab "cắt lỗ"

26/05/2023 09:15 (GMT +7)

Kết quả kinh doanh cho thấy những biện pháp ngắn hạn của Grab như cắt giảm chi phí, bán bớt tài sản,.. là hợp lý. Tuy nhiên, về dài hạn, Grab đang thực sự phải đối mặt với cuộc khủng hoảng diễn ra âm thầm từ lâu.

Người sáng lập không còn "tha thiết"

Ngày 25/5, Grab Holdings Limited cho biết bà Tan Hooi Ling - coFounder sẽ rời bỏ vai trò điều hành, bao gồm cả chức vụ giám đốc vào cuối năm 2023. Bà Tan sẽ chuyển sang vai trò cố vấn. Được biết bà Tan Hooi Ling là đồng sáng lập Grab với ông Anthony Tan - Giám đốc điều hành từ năm 2012. Sau đó, bà rời Grab và quay lại vào năm 2015. Đã có một thời gian dài bà đảm nhận vai trò COO (Giám đốc vận hành) Grab cho đến khi công ty bổ nhiệm ông Alex Hungate vào vị trí này hồi tháng 1/2022.

Bà Tan Hooi Ling cho biết sẽ rời Grab vào cuối năm nay để theo đuổi những mục tiêu cá nhân

Bà Tan Hooi Ling cho biết sẽ rời Grab vào cuối năm nay để theo đuổi những mục tiêu cá nhân

“Những người hiểu rõ về tôi đều biết rằng tôi là một người thích phiêu lưu và có nhiều đam mê cá nhân khác song đã gác lại để xây dựng Grab cùng với Anthony. Với những vị trí lãnh đạo mạnh mẽ hiện có, tôi tin rằng bây giờ là thời điểm thích hợp để truyền lại trách nhiệm cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo và theo đuổi những đam mê khác”, bà Tan tuyên bố.

Từ khi đảm nhiệm vai tro COO của Grab, bà Ling tập trung chủ yếu vào việc tăng thị phần tại 8 quốc gia và 336 thành phố nơi Grab đang hoạt động. Trong đó đáng nói nhất là sự kiện Grab đã mua lại toàn bộ hoạt động của đối thủ Uber tại Đông Nam Á trong một thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD. Theo đó, Uber sẽ có 27,5% cổ phần trong Grab, con số tương ứng với thị phần lúc đó của Uber tại khu vực và CEO của Uber, ông Dara Khosrowshahi sẽ tham gia vào ban lãnh đạo của Grab.

Theo công ty nghiên cứu ABI có trụ sở tại New York, thương vụ thâu tóm trên cùng những nỗ lực mở rộng khác đã giúp Grab tăng thị phần tại Indonesia – thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á với 60% (tính theo lượng gọi xe) vào giữa năm 2018 so với 30% vào đâu năm 2017. Đơn vị công nghệ tài chính (fintech) của Grab muốn người sử dụng ứng dụng Grab tải xuống hơn 152 triệu lần để sử dụng ví điện tử của hãng. Ngoài ra, công ty này còn dự định sẽ bán bảo hiểm và cho vay.

Tuy nhiên, điều đó cũng dẫn tới việc Grab đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường gọi xe và giao hàng ở Đông Nam Á, với các đối thủ thu hút khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi và giá thấp hơn. Grab đã chậm hơn trong việc cắt giảm chi phí so với các đối thủ trong khu vực, và có thể sẽ chậm hơn nữa khi bà Ling rời hàng ngũ nhân sự cấp cao.

Đẩy được doanh thu tăng, giá cổ phiếu vẫn trượt giảm

Bước sang năm 2023 chưa được bao lâu, Giám đốc tài chính (CFO) của Grab, ông Peter Oey đã phải bán hơn 341.000 cổ phiếu của siêu ứng dụng này với giá trung bình 3.17 USD/cp. Theo đó, tổng trị giá giao dịch này là 1,1 triệu USD.Giao dịch này diễn ra vào ngày 28/2 và được thực hiện thông qua JPMorgan Chase. Tính đến tháng 9/2022, ông Oey nắm giữ hơn 2 triệu cổ phiếu hạng A của Grab, theo hồ sơ công khai.

Trong một tuyên bố với Tech in Asia, Grab cho biết động thái này được thực hiện nhằm trang trải các nghĩa vụ thuế của vị giám đốc tài chính. “Đây là việc mà giám đốc điều hành của các công ty niêm yết thường làm. Ông Peter vẫn gắn bó với công việc tại Grab”, công ty này nói thêm.

Bà Tan Hooi Ling và ông Anthony Tan trong buổi lễ 'rung chuông', chính thức IPO trên sàn chứng khoán của Mỹ

Bà Tan Hooi Ling và ông Anthony Tan trong buổi lễ "rung chuông", chính thức IPO trên sàn chứng khoán của Mỹ

Nhờ vào các biện pháp cắt giảm chi phí như đóng băng hầu hết các hoạt động tuyển dụng, không tăng lương cho các nhà quản lý cấp cao, đồng thời cắt giảm ngân sách đi lại và chi phí,... trong năm 2022 Grab đã cải thiện được tình hình tài chính. 

Được biết quý I/2023 là quý thứ ba liên tiếp công ty này lập kỷ lục doanh thu với mức ghi nhận là 525 triệu USD, tăng 130% so với cùng kỳ năm ngoái và 4,5% so với quý liền trước. Khoản lỗ ròng được thu hẹp đáng kể từ 435 triệu USD lên 250 triệu USD. Hiện mảng giao hàng vẫn là mảng đem lại doanh thu cao nhất cho Grab khi đạt 275 triệu USD, tăng 202%.

Doanh thu mảng di động tiếp tục tăng 72% lên 194 triệu USD nhờ sự phục hồi của hoạt động du lịch lẫn nhu cầu ở các thị trường. So với cùng kỳ, chi phí ưu đãi, khuyến mãi dành cho đối tác và người tiêu dùng tiếp tục được điều chỉnh, lần lượt đạt 169 triệu USD và 222 triệu USD, tương ứng mức giảm 22% và 36%. Hai quý gần nhất, ngân sách cho ưu đãi của Grab được duy trì trên dưới 400 triệu USD.

Dù kết quả liên tục được cải thiện nhưng cổ phiếu và vốn hóa của Grab vẫn "ngụp lặn" sau khi IPO vào cuối năm 2021. Hiện cổ phiếu công ty dao động quanh mốc 3 USD/đơn vị với mức vốn hóa 11,89 tỷ USD, giảm 55% so với thời điểm mới IPO.

Dự báo kinh tế khó khăn sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2023, Grab đã thực hiện nhiều chính sách "chi tiêu hà tiện" để đối phó với bối cảnh kinh tế vĩ mô nhiều bất ổn. Grab đã "đóng băng phần lớn các yêu cầu tuyển dụng”. Ngoài ra, các nhà quản lý cấp cao sẽ không được tăng lương trong các lần đánh giá sắp tới của họ, ngân sách chi phí và đi lại sẽ giảm thêm 20%. 

Mặc dù Grab đã cố gắng ngăn chặn khả năng thua lỗ bằng cách đóng cửa một số đơn vị kinh doanh trong và giảm các ưu đãi, nhưng những động thái này cũng cho thấy mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng mà Grab đang gặp phải.  

Mỹ Diệu
Vịnh Hạ Long: Cặp du thuyền 6 sao bắt đầu phục vụ du khách
Tập đoàn Việt Thuận chuẩn bị đưa chiếc du thuyền mang tên Essence Grand 2 vào khai thác ngay trong tháng 5 này. Đây được xem là cặp du thuyền 6 sao hiện đại nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Vietjet Air khai trương đường bay thẳng giữa Hà Nội và Hiroshima
Với 2 chuyến khứ hồi mỗi tuần vào các ngày thứ Năm và Chủ Nhật, người dân và du khách sẽ di chuyển dễ dàng giữa Hà Nội và Hiroshima qua đường bay của Vietjet vừa mở.

Mẹo mua vé máy bay tiết kiệm mùa cao điểm
Theo khảo sát của PV Banduong.vn, có tới 6 nguyên do khiến giá máy bay leo thang. Tuy vậy, vẫn có phương án để hành khách tiết kiệm chi phí di chuyển bằng đường hàng không.

Xem xét cải tạo, nâng cấp QL.37 đoạn qua tỉnh Hải Dương
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 3029/VPCP-CN ngày 6/5/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37, đoạn từ quốc lộ 18 đến ngã ba An Lĩnh, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Đông Nam Bộ đã triển khai 9/29 dự án giao thông quan trọng
Đến nay, trong 29 dự án giao thông quan trọng, liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư và 20 dự án đang được nghiên cứu, trong đó có tuyến Vành đai 4 TP. HCM và dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Hơn 1.350 tỷ đồng làm tuyến tránh Quốc lộ 57
Dự án Tuyến tránh Quốc lộ 57 có quy mô đường gồm 2 làn xe, tổng bề rộng mặt đường 12 m. Thời gian thực hiện từ năm 2024 - 2025.

Hà Nội 'nhân đôi' đường Láng
Sở Giao thông Vận tải vừa có báo cáo UBND thành phố việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi một số dự án giao thông, trong đó có vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (đường Láng).