Chuyên mục


Gối cầu Metro số 1 rơi cả năm vẫn không biết lý do

08/04/2022 07:07 (GMT +7)

Sau 17 tháng xảy ra sự cố rơi gối cầu, Ban Quản lý đường sắt đô thị (MAUR) và các đơn vị liên quan vẫn chưa có kết luận cuối cùng và có sự chưa thống nhất về nguyên nhân sự việc rơi gối cầu tại tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên).

Phần gối cao su của dầm cầu cạn tại trụ P14-10, đoạn gần dốc đi ngàng nhà máy Coca-Cola trên xa lộ Hà Nội, (TP. Thủ Đức) thuộc gói thầu CP2 (đoạn trên cao và depot) tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, bị phát hiện rơi ra ngoài vào ngày 30/10/2020.

Hai tháng sau đó, ngày 10/12/2020, Ban Quản lý đường sắt đô thị (MAUR) đã có văn bản gửi Sở Xây dựng, Giao thông Vận tải, Hội Cầu - Đường - Cảng Tp.Hồ Chí Minh và Đại học Giao thông Vận tải, đề nghị phối hợp điều tra sự cố dầm cầu cạn metro số 1.

Sau đó, vào đầu tháng 4/2021, MAUR lại phát hiện thêm bốn gối cầu nằm ở vị trí trụ P9-05 đoạn cầu cạn VD19 và trụ P11-06 đoạn cầu VD11, thuộc gói thầu CP2 (đoạn trên cao và depot) tuyến metro số 1. Các gối bị xê dịch khỏi đá kê 7-11 mm; trong số bốn gối này, có hai gối sản xuất từ nhà máy Megaba (Hàn Quốc), còn lại từ nhà máy Kawakin (Nhật Bản).Việc liên tục xảy ra sự cố về gối cầu trong thời gian này đã khiến chủ đầu tư MAUR đưa ra nhận định rằng, sự dịch chuyển gối lệch khỏi đá kê “có tính chất hệ thống”.

Ngày 21/3, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước nhận định Ban Quản lý đường sắt đô thị đã chậm trễ trong việc kết luận, xác định nguyên nhân sự cố và giải pháp khắc phục. Ảnh MAUR

Ngày 21/3, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước nhận định Ban Quản lý đường sắt đô thị đã chậm trễ trong việc kết luận, xác định nguyên nhân sự cố và giải pháp khắc phục. Ảnh MAUR

Cuối năm 2021, MAUR vẫn chưa thể đưa ra lý do chậm trễ trong điều tra nguyên nhân và công bố kết luận, sau hơn một năm xảy ra sự cố. Nguyên nhân được Ban Quản lý đường sắt đô thị đưa ra là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số thí nghiệm cần thiết trên thực tế hiện trường chưa thể tiến hành hoặc bị chậm lại. Về phía tổng thầu SCC, MAUR cho rằng trong thời gian lúc mới phát hiện sự cố, liên danh nhà thầu này chậm trễ trong việc phối hợp thực hiện, điều tra nguyên nhân.

Ngày 21/3/2022, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước nhận định Ban Quản lý đường sắt đô thị đã chậm trễ trong việc kết luận, xác định nguyên nhân sự cố và giải pháp khắc phục. Hội đồng đã yêu cầu Ban với tư cách chủ đầu tư khẩn trương tổ chức xác định nguyên nhân sự cố rơi gối cầu; đồng thời, phê duyệt biện pháp khắc phục, sửa chữa để làm cơ sở triển khai các bước kế tiếp.

Hiện tại, sau 17 tháng xảy ra sự cố rơi gối cầu, Ban Quản lý đường sắt đô thị và các đơn vị liên quan vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng cũng như có sự chưa thống nhất về nguyên nhân sự việc.

Do đó, vào ngày 5/4 vừa qua, Sở Giao thông vận tải Tp.HCM gửi văn bản cho Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố (MAUR - chủ đầu tư) để yêu cầu khẩn trương khắc phục sự cố gối cầu tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên).

Sở Giao thông vận tải TP.HCM đánh giá, chủ đầu tư MAUR đang phụ thuộc vào công tác xác định và các số liệu quan trắc, thí nghiệm của Liên danh Sumitomo - Cienco 6 (tổng thầu) cùng báo cáo đánh giá của tư vấn độc lập bên thứ ba của tổng thầu. Việc này tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ thi công, chất lượng công trình và phát sinh khiếu kiện, khiếu nại của các nhà thầu liên quan.

Cụ thể, Sở Giao thông vận tải cho biết, theo dự kiến của MAUR, tư vấn độc lập bên thứ ba của Liên danh SCC sẽ có các đánh giá về các nguyên nhân của sự việc rơi, chuyển vị gối cao su. Trên cơ sở đó, MAUR và tư vấn NJPT (đại diện của chủ đầu tư) sẽ đưa ra đánh giá và kết luận cuối cùng dự kiến vào 15/12/2021. Tuy nhiên, hiện tại, MAUR và các đơn vị liên quan vẫn chưa có kết luận để giải quyết sự việc trên.

Cuối cùng, Sở Giao thông vận tải thành phố cho rằng, Ban Quản lý đường sắt đô thị với vai trò chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ các ý kiến, chỉ đạo của UBND thành phố, Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng; thường xuyên báo cáo và phối hợp chặt chẽ với Hội đồng trong quá trình giải quyết sự việc.

Đồng thời có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các tư vấn và nhà thầu xác định nguyên nhân sự việc, đề ra biện pháp và triển khai khắc phục đảm bảo chất lượng, tiến độ của dự án. Trường hợp trong quá trình thực hiện có phát sinh nội dung vượt thẩm quyền mới cần phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Bên cạnh đó, Sở cũng yêu cầu MAUR cần chỉ đạo và tư vấn nhà thầu khẩn trương giải quyết dứt điểm sự việc theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng và tiến độ của công trình; lập kế hoạch giải quyết sự việc đảm bảo phù hợp quy định; có biện pháp xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị có hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết sự việc.

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có tổng vốn đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2012, dài 19,7 km (gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao) với 14 nhà ga, trong đó có 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Tổng khối lượng toàn dự án metro số 1 đến nay ước đạt 89,2%. Dự kiến tuyến metro số 1 sẽ được vận hành thử nghiệm trong năm nay và khai thác thương mại trong năm 2023.

Khánh An
Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.

Bắc Ninh: Lập 6 chốt kiểm tra ở làng nghề, Cụm công nghiệp Mẫn Xá
Ngày 19/11, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh triển khai 6 Tổ chốt kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm về môi trường, nhất là việc vận chuyển nguyên vật liệu, xỉ thải, chất thải, rác thải công nghiệp… ra, vào thôn và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.

Cận cảnh cầu nối Bắc Giang - Thái Nguyên sắp thông xe
Sau thời gian dài “đắp chiếu” không thể đi vào sử dụng, cuối cùng cầu Hòa Sơn có kinh phí hơn 540 tỷ đồng, nối tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên sắp chính thức thông xe kỹ thuật.

Thêm vốn để xây cầu Phong Châu mới
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1389 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.