Chuyên mục


Tạo đột phá hạ tầng giao thông

07/04/2022 11:51 (GMT +7)

Chính phủ đã đề ra Chương trình hành động với một trong những trọng tâm là “tạo đột phá trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ hiện đại”, theo đúng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng sau buổi kiện toàn tháng 4 năm ngoái.

Một năm qua, Thủ tướng cùng các Phó Thủ tướng đã có nhiều chuyến công tác tới khắp công trường từ Bắc vào Nam với mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ các dự án hạ tầng lớn. Trong đó, phát triển hạ tầng giao thông là một nội dung nổi bật, nằm ở hàng đầu trong cuốn "sổ tay điều hành" của Chính phủ sau khi được kiện toàn vào tháng 4/2021.

Bộ Giao thông vận tải là một trong những bộ đầu tiên mà Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc sau khi ông nhậm chức để nắm bức tranh chung của ngành và giải quyết khó khăn, vướng mắc cũng như định hướng nhiệm vụ thời gian tới. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tới kiểm tra công tác thi công các dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 qua địa bàn Ninh Bình, Thanh Hóa, sáng 4/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán Nhâm Dần) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tới kiểm tra công tác thi công các dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 qua địa bàn Ninh Bình, Thanh Hóa, sáng 4/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán Nhâm Dần) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã quán triệt nguyên tắc "ba không" Không nói không, không nói khó và không nói có nhưng không làm. Chức năng, nhiệm vụ và công việc của ngành là rất nặng nề, khó khăn, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, cán bộ, lãnh đạo cần quán triệt tinh thần "nghĩ phải chín, phải kỹ; tư tưởng phải thông; quyết tâm phải cao; nỗ lực phải lớn; hành động phải quyết liệt, hiệu quả; làm có trọng tâm, trọng điểm; làm việc nào thì dứt điểm việc đó".

Thủ tướng cũng nhiều lần chia sẻ, nhắc nhở lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải về yêu cầu đột phá tư duy để có thể hoàn thành mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là trong huy động các nguồn lực ngoài nhà nước, thông qua các hình thức hợp tác công tư. 

Trong cơ sở hạ tầng, thì hạ tầng giao thông có vai trò then chốt bởi vì đường đi đến đâu thì người dân, địa phương nơi đó phát triển đến đấy, "có đại lộ là có đại phú". Việc xây dựng các dự án giao thông cần phải có tầm nhìn chiến lược, tránh trường hợp chưa làm đường đã đếm xe, chưa làm sân bay đã đếm khách. Thực tiễn nhiều dự án sau khi hoàn thành có lưu lượng xe và khách vượt xa dự tính ban đầu, bởi các dự án mở ra không gian phát triển mới, thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế - xã hội khu vực có dự án và nhu cầu giao thông vận tải.

Đối với các dự án cao tốc phải có sự ưu tiên đặc biệt, Thủ tướng từng chia sẻ, ông rất trăn trở khi trong 20 năm qua, chúng ta mới chỉ triển khai được trên 1.000 km cao tốc, mà trong nhiệm kỳ này phải hoàn thành gần 2.000 km cao tốc. Nếu không quyết tâm, không đổi mới tư duy, cách tiếp cận, cách làm, tổ chức thực hiện, đôn đốc, giám sát, kiểm tra thì không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Đây là lý do lãnh đạo Chính phủ không quản ngại khó khăn, thường xuyên xuống tận các công trường. Tết Nguyên đán Nhân Dần vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và đoàn công tác Chính phủ có chuyến công tác đặc biệt "xuyên Việt, xuyên Tết" kéo dài 3 ngày, trên lộ trình dài gần 1.600 km, băng qua những cung đường đang trong quá trình thi công, chưa kể các chặng bay suốt dọc chiều dài đất nước.

Trên công trường các công trình trọng điểm ngành giao thông, cụ thể là tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông và sân bay Long Thành, người đứng đầu Chính phủ đã chỉ đạo tháo gỡ từng nút thắt và khích lệ lãnh đạo địa phương, chủ đầu tư dự án, các nhà thầu với yêu cầu chung đẩy nhanh tiến độ ít nhất 3 tháng.

img3006-16431760049601307165465
"Triển khai công việc phải thực chất, nghiêm túc, hiệu quả chứ không phải khi lãnh đạo đến kiểm tra thì mới huy động máy móc, thiết bị hoành tráng đến một chỗ này, dừng công việc lại, lãng phí thời gian".

Thủ tướng nhấn mạnh

Việc đi kiểm tra phải thực chất, ra vấn đề, không phải "cưỡi ngựa xem hoa", "vỗ tay hoan hô" rồi đi, rồi mọi việc lại đâu vào đấy.

Trong buổi làm việc với các bộ, ngành, địa phương, đơn vị sau những chuyến kiểm tra thực địa, Thủ tướng yêu cầu, các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, nếu tuyến đường qua sông thì bắc cầu, qua núi thì đào hầm và qua đồng ruộng thì đắp đổ đất; không bám theo các khu dân cư để tránh chi phí giải phóng mặt bằng lớn, tạo ra không gian phát triển mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng liên tục có các cuộc họp với lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội, các bộ ngành liên quan để thúc đẩy triển khai các dự án đường vành đai tại hai thành phố này. Đây là các dự án hạ tầng rất quan trọng, có ý nghĩa lớn, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị cho các địa phương trong vùng Thủ đô và vùng Đông Nam Bộ.

Hằng tuần, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đều tổ chức các cuộc họp để đôn đốc, đẩy mạnh các dự án lớn như dự án sân bay Long Thành, đường bộ cao tốc phía Đông, các dự án trọng điểm khác…Khó đâu gỡ đó, chỉ rõ các vướng mắc và giải quyết dứt điểm để đưa các dự án vào hoạt động đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và xây dựng trình các cấp có thẩm quyền để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến cao tốc, trên tinh thần hiệu quả, tiết kiệm, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đạt mục tiêu mà các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội đã đề ra.

Nhiều vấn đề vướng mắc đã có cơ chế, phương thức hoặc đường hướng để giải quyết, như vấn đề chỉ định thầu với một số gói thầu, vấn đề mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, việc phân cấp cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện các đoạn tuyến đường cao tốc, việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa nước cho các dự án…

Thủ tướng chốt lại "Phải quyết tâm hoàn thành các dự án trong nhiệm kỳ này với cam kết mạnh mẽ từ các địa phương, nếu đủ vốn mà không hoàn thành là có lỗi với nhân dân, với đất nước."

Không chỉ với các tuyến cao tốc, tinh thần quyết liệt "biến không thể thành có thể" của lãnh đạo Chính phủ còn thể hiện đối với các công trình trọng điểm khác.

Kiểm tra thực địa dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, công trình có số vốn gần 5 tỷ USD, Thủ tướng nêu rõ, "phải bám sát công trường, ăn ngủ với công trường, yêu dự án này như con cái thì mới ra công trình được". Ông yêu cầu, chậm nhất phải xong mặt bằng trong tháng 9/2022, ai làm được thì quyết tâm, ra sức thực hiện; ai không làm được thì đứng ra một bên cho người khác làm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại tỉnh Đồng Nai sáng 6/2 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại tỉnh Đồng Nai sáng 6/2 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trực tiếp xuống hiện trường và hằng tháng giao ban về dự án, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thường xuyên theo dõi, đốc thúc tiến độ để hoàn thành dự án vào đầu năm 2025. "Không chấp nhận cách làm túc tắc" bởi "công trình này không cho phép chúng ta chậm nữa", Phó Thủ tướng yêu cầu.

Theo thông tin mới nhất từ Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), chủ đầu tư Sân bay Long Thành (tại cuộc họp ngày 6/4/2022 của Ban Chỉ đạo quốc gia Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành), đến nay dự án đã hình thành đại công trường nhộn nhịp, không khí thi đua lao động sôi nổi, các mũi thi công được triển khai tối đa, thi công liên tục 3 ca. Các tổ, đội tiến hành giao ban hằng ngày, Ban Quản lý dự án giao ban hằng tuần.

Trong lĩnh vực hàng hải, Thủ tướng đã có các cuộc khảo sát thực địa, làm việc với các địa phương về việc hoàn thiện hạ tầng cảng biển tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Khánh Hòa… - những địa phương có tiềm năng nhất về phát triển cảng biển.

Với lĩnh vực hàng không, Thủ tướng cũng dành sự quan tâm tới các sân bay, với yêu cầu huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực cho phát triển. Đầu năm 2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã phát lệnh khởi công dự án mở rộng cảng hàng không Điện Biên, với chi phí giải phóng mặt bằng có tổng mức đầu tư 1.555 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh. Trong bối cảnh hạ tầng đường bộ gặp nhiều khó khăn, sân bay này được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới để tỉnh miền núi Điện Biên đi lên từ "bàn tay, khối óc, khung trời, cửa khẩu, mảnh đất" của mình!

Trong bối cảnh gặp vô vàn khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch COVID-19, sự chuyển biến đáng kể của các đại dự án nêu trên qua sự sâu sát, quyết liệt của Chính phủ trong 1 năm qua có ý nghĩa rất quan trọng, củng cố niềm tin vào một Chính phủ "nói đi đôi với làm" và làm có hiệu quả, mang đến nhiều kỳ vọng về sự chuyển mình và đổi thay tích cực của đất nước trong những năm tới. 

Nguồn Chính phủ
Quảng Bình đẩy mạnh công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn số 1040/SGTVT-KCHT về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHT GTĐB) trên địa bàn toàn tỉnh.

Quảng Ninh: Thi công ẩu tại Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334
Cán bộ đang phụ trách thi công Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334, qua xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cho biết: "Trong lúc thi công không tránh được thiếu sót, hôm nay xe tưới nước đường bị hỏng nên mong các anh thông cảm"... Thế nhưng, người dân địa phương lại gánh ô nhiễm hết ngày này qua ngày khác.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa làm việc với UBND TP.Hà Nội về chuyên đề giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023".

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Chiều 15/4, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Xuất hiện hố sụt có vị trí tương ứng tọa độ sạt lở trong hầm Bãi Gió
Cơ quan chức năng vừa phát hiện xuất hiện một hố sụt diện tích khoảng (2x2m) có vị trí tương ứng với tọa độ vị trí sụt lún trong hầm đường sắt bên dưới. Các phương án phân luồng giao thông trên quốc lộ 1 cũng đã được triển khai.

Khởi công đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn
Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn với chiều dài gần 29km, tổng mức đầu tư khoảng 1.665 tỷ đồng dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào dịp 30/4 - 1/5 tới đây.

Thông xe đường kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang
Sau gần 1 năm thi công, ngày 13/4 đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang có chiều dài 4,2km gồm 1 tuyến chính và 2 tuyến nhánh với tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng chính thức thông xe kỹ thuật.