Chuyên mục


Đề xuất tuyến vận tải container đường thủy kiểu mẫu tại Hải Phòng

30/09/2022 13:41 (GMT +7)

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề xuất phương án xây dựng tuyến vận tải container bằng đường thủy nội địa kiểu mẫu dài 115km ở phía Bắc, sau đó nghiên cứu triển khai trên toàn quốc.

Đề xuất tuyến vận tải thủy nội địa này dựa trên nhu cầu thực tế vận tải container từ Hải Phòng đến Bắc Ninh và các tỉnh lân cận rất lớn. Cụ thể năm 2021, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực phía Bắc đạt hơn 4 triệu Teus, tăng 12% so với năm 2020; Trong đó, riêng khu vực Bắc Ninh - Bắc Giang - Thái Nguyên đã chiếm tới 40%.

Đề xuất tuyến vận tải thủy nội địa này dựa trên nhu cầu thực tế vận tải container từ Hải Phòng đến Bắc Ninh và các tỉnh lân cận rất lớn

Đề xuất tuyến vận tải thủy nội địa này dựa trên nhu cầu thực tế vận tải container từ Hải Phòng đến Bắc Ninh và các tỉnh lân cận rất lớn

Trên cơ sở đó, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã đề xuất lựa chọn tuyến mẫu đầu tiên từ khu vực cảng biển Hải Phòng đến các ICD (Inland Container Depot - cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, Depot) nằm sâu trong nội địa.

Cụ thể là lộ trình bắt đầu từ Cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) qua kênh Cái Tráp - sông Cấm - sông Hàn - sông Kinh Thầy - sông Thái Bình - sông Đuống cuối cùng giao container hàng tại ICD Tân Cảng Quế Võ (Bắc Ninh). Tổng chiều dài tuyến vận tải là 115km, tuyến luồng cấp I và II.

Cùng với đó, ICD Quế Võ (Bắc Ninh) đã được định hướng trở thành trung tâm logistics lớn tại phía Bắc, trở thành điểm trung chuyển lớn thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực Bắc Ninh và các tỉnh lân cận.

 
Nếu đi đường thủy, chi phí vận tải chỉ bằng 1/3 đường bộ, chủ hàng chỉ phải chi khoảng 700.000 - 1.300.000 đồng/container, trong khi đó nếu vận tải bằng đường bộ sẽ mất khoảng 2.500.000 - 4.000.000 đồng/container

Lê Minh Đạo - Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

Dự kiến, sản lượng container thông qua trong 5 năm tới tăng trưởng cao: Năm 2022 đạt khoảng 37.000 container, tương đương khoảng 52.000 Teus; Đến năm 2027, con số này sẽ lên đến khoảng 500.000 container, tương đương khoảng 700.000 Teus. Trong khi hiện tại khối lượng vận tải hàng hóa container thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng bằng phương thức vận tải đường thủy nội địa còn chưa đạt tới 2%.

Do vậy, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề xuất phương án với một số giải pháp về hạ tầng, công nghệ, phương tiện, vốn, chính sách… đặt mục tiêu đến năm 2027 hoàn thành xây dựng xong tuyến đường thủy nội địa kiểu mẫu từ cảng Hải Phòng đến ICD Quế Võ ( Bắc Ninh).

Theo đó, về kết cấu hạ tầng, cần nâng tĩnh không cầu Bình, cầu An Thái với nhu cầu vốn dự kiến khoảng 295 tỷ đồng. Xử lý một số đoạn luồng có phương tiện đậu đỗ sai quy định làm cản trở giao thông đường thủy, Đồng thời, bố trí kinh phí nạo vét đảm bảo độ sâu lòng sông phục vụ phương tiện có sức chở container từ 70 Teus trở lên hoạt động bình thường.

Được biết, cảng biển tại Hải Phòng chỉ ưu tiên đón tàu biển, chưa có bến làm hàng cho phương tiện thủy nội địa, nên thời gian neo đậu của các phương tiện đường thủy nội địa chờ cầu để dỡ và xếp hàng thường kéo dài từ 12 - 20 giờ. Do đó, cũng cần mở rộng diện tích bến đậu đỗ tại các cảng biển.

Mục tiêu tuyến vận tải container bằng đường thủy nội địa kiểu mẫu Hải Phòng - Bắc Ninh đề ra là đến năm 2023, hoàn thành việc triển khai các giải pháp về thể chế, cải cách thủ tục hành chính trên tuyến mẫu; Rút ngắn thời gian vận tải trên tuyến đạt 5%, giảm chi phí vận tải cho mỗi container khoảng 5%.

Giai đoạn đến năm 2027, hoàn thành các nhiệm vụ phương án đối với tuyến mẫu, bao gồm nhóm giải pháp về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, thị trường dịch vụ; Rút ngắn thời gian vận tải trên tuyến đạt 10%, giảm chi phí vận tải cho mỗi container ít nhất 10%.

Trên thực tế, việc xây dựng tuyến đường thủy nội địa đã được đặt ra từ hàng chục năm nay, gần đây nhất cũng với mục tiêu giảm tắc nghẽn logistics tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, về mặt đia lý Việt Nam là một quốc gia nằm sát biển nên cấu thành tự nhiên luôn có rất nhiều sông rộng, kênh rạch, len lỏi luồn sâu vào nhiều vùng rộng lớn trong đồng bằng, trung du, nếu có phương án tốt để tận dụng được những tuyến đường thủy nôi địa đó, cũng là một lợi thế không hề nhỏ trong quá trình vận hành luân chuyển hàng hóa toàn chuỗi hoạt động Logistics, là tiền đề vững chắc để phát triển giao thông thủy, vận tải đa phương thức, chia lửa với giao thông đường bộ đang quá tải.

Mỹ Diệu
Giảm 20% cho khách mua vé tàu sớm
Số ngày mua vé trước ngày tàu chạy từ 2-9 ngày bằng 95% giá vé, với mức mua 20 vé/chỗ; mua trước 10-19 ngày bằng 90% giá vé, với mức mua 20 vé/chỗ; mua trước từ 20 ngày trở lên bằng 80% giá vé, với mức mua 20 vé/chỗ...

Nội bộ bất nhất tại Tân Cảng Sài Gòn
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn dẫn đầu, vận hành hệ thống ePort hiệu quả nhiều năm nay, nhưng lạ là công ty thành viên Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) không phối hợp tốt với hãng tàu xử lý tờ khai khiến doanh nghiệp xuất hàng thông quan phức tạp...

Baemin rục rịch 'rút chân' khỏi Việt Nam
Baemin Việt Nam, một liên doanh giữa Delivery Hero và Woowa Brothers, đã bắt đầu thu nhỏ quy mô hoạt động tại thị trường Việt Nam và tiến hành cắt giảm nhân sự, thông tin này được công bố bởi Tech in Asia.

Khách bay hàng không tăng khoảng 20%
Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 44,1 triệu khách, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng hành khách quốc tế tăng 300,2%, đạt 11,5 triệu khách, còn khách nội địa giảm 3,6%, đạt 32,6 triệu khách.

Chuyện của Người làm vận tải khách du lịch
Hải Phòng được xác định là điểm đến quan trọng, là động lực đặc biệt để phát triển du lịch vùng Duyên hải. Người Đất Cảng đều mang trong mình tình yêu, kỳ vọng và góp sức để đưa thành phố chinh phục mục tiêu ấy. Với doanh nghiệp vận tải hành khách thì khát vọng đó thể hiện ở một góc rất riêng biệt...

Gemadept hưởng lợi nếu tăng giá bốc dỡ container?
Kết thúc quý II/2023, Gemadpt (GMD) báo lãi ròng hơn 1.646 tỷ đồng, gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quý có mức lãi ròng cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này.

VinFast: Doanh thu quý II đạt 334,1 triệu USD
Số lượng xe ô tô điện VinFast đã bàn giao trong quý II/2023 là 9.535 xe, tăng khoảng 436% so với quý I. Số lượng xe máy điện đã bàn giao trong quý II/2023 là 10.182, tăng 4%.