Chuyên mục


Cơ chế, chính sách gì cho hệ thống xe buýt xanh TP.HCM phát triển bền vững?

30/10/2023 07:53 (GMT +7)

Trước đây việc phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng sạch và xanh ở TP.HCM chỉ là những ý tưởng mang tính khởi đầu tiên phong.

Một khởi đầu … mang tính tiên phong

Empty
Ông Lê Trung Tính - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô hành khách TPHCM

Qua theo dõi quá trình phục hồi và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng ở TP. HCM, chúng tôi đã ghi nhận một số nỗ lực đáng trân trọng là, ngay trong khoảng thời gian 10 năm đầu, tức giai đoạn 2002 - 2012, Sở GTVT thành phố đã quan tâm đầu tư cho loại xe buýt sạch và xanh (sử dụng nhiên liệu LPG, CNG hoặc năng lượng  điện) và cho đến nay hệ thống hệ thống vận tải hành khách công cộng  thành phố đã đạt dược những thành quả nhất định.

TP.HCM đã có 489  xe buýt chạy bằng nhiên liệu hóa lỏng CNG, phục vụ trên 30 tuyến đường ; 20 xe buýt điện chạy phục vụ trên tuyến D4 và dự kiến 40 xe nữa chạy trên 4 tuyền VB 1-VB 5 dự kiến  đưa vào hoạt động từ quí IV/23; 1.833 xe taxi điện thuộc Công ty GSM và đặc biệt là Tổng Công ty Samco đã lắp ráp được xe buýt CNG. Đồng thời  Sở GTVT TP cũng  đã thiết kế một dự án BRT xanh – Tuyến Bx Miền Tây – Cầu Rạch Chiếc, kết nối  với tuyến Metro số 1 sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2024.

Tuy nhiên, sau thời gian khởi đầu đầy tính tiên phong đó, hệ thống vận tải hành khách công cộng sạch và xanh của Thành phố vẫn chưa khởi sắc vì một số bất cập như: 

Việc ban hành các cơ chế chính sách dành riêng cho đối tượng này khá chậm, một phần vì chưa có tiền lệ, một phần vì thiếu hỗ trợ tài chính cần thiết; Các cơ sở hạ tầng như trạm nạp ga, nạp điện, bến bãi chưa được đầu tư đúng mức; Giá đầu tư phương tiện điện thường đắt hơn loại xe chạy xăng dầu 30-40%, thậm chí như xe điện giá mua xe thường gấp 2 lần nên chi phí trợ giá khá cao; Nguồn cung ứng nhiên liệu khí hóa lỏng còn bấp bênh, thiếu ổn định và không đa dạng, hệ thống trạm charge điện còn thiếu nhiều…

Kết quả khảo sát hài lòng của hành khách theo quý đối với xe buýt điện đều đạt trên 89 - 95 điểm (thang điểm 100)

Kết quả khảo sát hài lòng của hành khách theo quý đối với xe buýt điện đều đạt trên 89 - 95 điểm (thang điểm 100)

Cơ chế chính sách nào để hệ thống vận tải hành khách công cộng xanh TP.HCM phát triển bền vững?

Một tiền đề rất tốt

Trước đây việc phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng sạch và xanh ở TP.HCM chỉ là những ý tưởng mang tính khởi đầu tiên phong. Còn thời điểm hiện nay, tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Chính vì thế cho nên, ngay sau COP 26, Việt Nam đã khẩn trương cụ thể hóa, bắt tay thực hiện ngay những cam kết của mình trước cộng đồng quốc tế. Cụ thể là ngày 29/7/2022, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 876/2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm

phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải.

Theo qui định ở Quyết định này, bắt đầu từ năm 2025, các loại phượng tiện buýt đầu tư mới hoạt động vận tải hành khách công cộng phải sử dụng xe điện. Bắt đầu từ năm 2030 áp dụng cho loại hình phuong tiện taxi và đến năm 2050: 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

Lợi ích của mục tiêu chuyển đổi này 

Hiệu ứng nhà kính khiến cho nhiệt độ Trái đất tăng cao làm cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể sống tăng cao và làm mất đi cân bằng vốn có. Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng tăng cao, mưa bão xảy ra nhiều hơn, điều này cũng khiến cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển và làm tăng tỷ lệ dịch bệnh. Không sử dụng nhiên liệu hoá thạch là góp phần đáng kể vào giảm hiệu ứng nhà kính. Về lợi ích của loại phương tiện xanh và sạch này thì ngày nay gần như khá rõ, mọi người đều biết và ý thức: Tiết kiệm được chi phí nhiện liệu, giảm ô nhiễm môi trường cả về tiếng ồn và khí xả, đặc biệt là khí metan và nitơ.

Những khó khăn trước mắt

Tuy nhiên, không phải phương tiện sử dụng điện hoàn toàn hữu ích. Một số mặt hạn chế của loại hình phương tiện này không phải là không có: thời gian sử dụng pin tương đối ngắn, thởi gian nạp pin lâu, các trạm nạp pin ít, không thuận tiên như các trạm xăng, dầu…Có lẽ chính các lý do này nên hiện nay Nhật Bản vẫn còn chần chừ trong việc phát triên xe điện mạnh mẽ: Nhật Bản chỉ có 2% tổng số xe là xe điện; trong khi đó Mỹ là 5,8% và châu Âu là 15%  và Nhật hiện đang đầu tư mạnh và ưu tiên cho loại xe hybrid (tức vửa xăng, vừa điện) nó có tính lưỡng dụng và kinh tế hơn xe thuần chạy bằng điện. 

Cơ chế chính sách nào để phát triển bền vững?

Hướng tới tương lai, chúng tôi thiết nghĩ để đáp ứng cam kết của Chính phủ với thế giới,  ngành GTVT và TP.HCM  cần nghiên cứu áp dụng ngay nhiều biện pháp căn cơ và đồng bộ: 

Trước mắt, cần nhanh chóng kéo giảm mức trợ giá hiện nay dành cho xe buýt điện là khá cao 44% (319.000 đ/703.00 đ /chuyến) thông qua các biện pháp nghiệp vụ như: điều chỉnh luồng tuyên, công bố biểu đồ chạy xe, điều chỉnh loại xe phù hợp nhu cầu hành khách thực tế…; đồng thời  phải thận trọng với dự kiến của ngành GTVT đề xuất nâng mức trợ giá lên đến 64,8 % là  quá cao.

Về lâu dài, vận dụng Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP.HCM  thí điểm những chính sách mới đột phá: 

- Mạnh dạn dành ngân sách chi cho những người đầu tư xe chạy điện ít nhất là 1.000 USD/xe như đề nghị của Bộ GTVT mới đây; đồng thời đề xuất một mức cao hơn nhiều dành cho nhà đầu tư xe đưa vào phục vụ vận chuyển hành khách công cộng;  

- Ưu tiên  đầu tư cho cơ sở hạ tầng của các loại xe chạy bằng nhiên liệu hóa lỏng CNG và xe điện, tức mở rộng mạng lưới nạp ga và điện ngày càng dảy đặc hơn;

- Cho áp dụng đồng thời hoặc đề xuất với các bộ ngành hoặc xin làm thí điểm ở TP.HCM những chính sách cốt lõi mà hầu hết các nước phát triển mạnh về xe điện như Na Uy đã làm là: Hỗ trợ miễn giảm các loại thuế, phí như: giảm phí đường bộ; miễn phí đậu xe; được ưu tiên chạy vào làn xe buýt; hỗ trợ kinh phí cho đổi xe cũ chạy xang dầu lấy xe điện...

- Khuyến khích cho nhiều doanh nghiệp cung ứng cạnh tranh như: VinFast, Thành Công, Trường Hải; Wuling, Huawei; Sony; Tesla; Hyundai…tức mạng lưới nạp điện cũng dày đặc hơn, giá cả mang tính cạnh tranh hơn. Đặc biệt là nghiên cứu nâng cao thời gian sử dụng pin; cung ứng nhiên liệu hóa lỏng CNG ổn định trong một thời gian dài…tiến tới khuyến khích mạng lưới nạp điện tại nhà, cơ quan làm việc, đường cao tốc, trường đại học, khu tập thể dục … 

Chúng tôi cho rằng sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp như thế, chúng ta mới thực hiện được lộ trình chuyển đổi dự kiến đến 2030 đạt được mức  20-25% phương tiện vận tải hành khách công cộng là xe điện, xe CNG và đạt được mục tiêu 2050:100% phương tiện vận tải hành khách công cộng chuyển sang năng lượng sạch và xanh.

Lê Trung Tính - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô hành khách TP.HCM
Tìm nhà tư vấn cho Dự án thành phần 4, Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTVT khi triển khai Dự án thành phần 4, Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng.

Không hỗ trợ dự án BOT do lỗi của doanh nghiệp
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190/TB-VPCP ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Nhật Bản tăng cường các chuyến thăm và làm việc nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội
Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG, nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

Giá xăng dầu, tăng giảm trái chiều
Hôm nay (2/5) là thời điểm điều chỉnh giá xăng, dầu trong nước theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công Thương. Trong kỳ điều hành này, giá xăng, dầu biến động trái chiều với mức độ nhẹ.

Vi phạm “bủa vây” Bến xe Giáp Bát
Hàng loạt vi phạm trật tự đô thị, trật tự ATGT và vô số điểm gửi xe quanh bến ô tô Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn tấp nập hoạt động, phớt lờ Kế hoạch 01 của Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội.

Đèo Cả: Lãi tăng 37% từ BOT và thầu cao tốc
Lãi ròng của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu HHV) trong quý I/2024 đã tăng 32% khi mảng thu phí BOT lẫn xây lắp cùng tăng trưởng tích cực.

Du lịch đường bộ và tàu hoả 'lên ngôi'
Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhiều người dân lựa chọn phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt để di chuyển, du lịch những điểm quanh thành phố.