Chuyên mục


Chiến lược dữ liệu quốc gia đến 2030

10/02/2024 08:00 (GMT +7)

Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 2/2/2024 về chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 vừa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký phê duyệt.

Về phát triển dữ liệu phục vụ Chính phủ số

100% các cơ sở dữ liệu quốc gia trong danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử hoàn thành việc số hóa, cập nhật và đưa vào sử dụng hiệu quả; được kết nối, chia sẻ với kho dữ liệu tổng hợp tại Trung tâm dữ liệu quốc gia và kết nối, chia sẻ trên phạm vi toàn quốc.

Dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

100% các cơ quan nhà nước cấp bộ, cấp tỉnh mở và cung cấp dữ liệu mở đảm bảo chất lượng (không trùng lắp, dư thừa, không tốn công sức và chi phí để xử lý lại dữ liệu, hoặc thu thập lại dữ liệu), đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả, đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ, phục vụ cho các hoạt động chỉ đạo điều hành, ban hành chính sách của cơ quan nhà nước và phục vụ phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho phát triển kinh tế số, xã hội số.

100% hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa; tối thiểu 80% dữ liệu về kết quả thực hiện các thủ tục hành chính được tái sử dụng, chia sẻ theo quy định (ngoại trừ các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ đặc thù) đảm bảo người dân và doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thực hiện các thủ tục hành chính.

Về phát triển hạ tầng dữ liệu

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030 là 100% các Trung tâm dữ liệu quốc gia, Trung tâm dữ liệu vùng, khu vực, Trung tâm cấp quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao trên cả nước được bảo đảm kết nối thành công, tạo thành một mạng lưới chia sẻ năng lực tính toán, xử lý dữ liệu lớn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của đất nước.

Về phát triển dữ liệu phục vụ kinh tế số, xã hội số

Xây dựng và hoàn thành 100% các bộ dữ liệu ngành nông nghiệp gồm: dữ liệu đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản cho các vùng sản xuất nông nghiệp trên cả nước phục vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp; hình thành dữ liệu của toàn bộ chuỗi quy trình sản xuất, kinh doanh, chế biến, quản lý giám sát nguồn gốc, cung ứng các sản phẩm nông nghiệp quan trọng, đảm bảo việc cung cấp thông tin minh bạch, chính xác, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử.

100% dữ liệu truy xuất nguồn gốc, xuất xứ được cung cấp kèm theo cho các sản phẩm OCOP (thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm "One Commune One Product") đăng bán trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Xây dựng và hoàn thành 100% các bộ dữ liệu ngành công nghiệp, thương mại và năng lượng, bao gồm: dữ liệu về mạng lưới sản xuất, truyền tải, tiêu thụ điện trên cả nước phục vụ việc vận hành tối ưu hệ thống điện, hiện đại hóa hệ thống điều độ, vận hành, thông tin liên lạc, điều khiển và tự động hóa phục vụ điều độ lưới điện trong nước và liên kết khu vực

Dữ liệu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, mạng lưới, chuỗi cung ứng sản xuất cơ bản trong các hoạt động công nghiệp từ nguyên liệu thô tới thành phẩm thương mại; dữ liệu về các trung tâm logistics, vận chuyển, kho bãi; dữ liệu về thị trường thương mại, hành vi tiêu dùng, nhu cầu quảng cáo của các nhãn hàng trên thị trường Việt Nam nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa của các đơn vị sản xuất, xây dựng các kênh phân phối hàng hóa hiệu quả và giám sát chặt chẽ nhu cầu thị trường,...

90% các di sản văn hóa, di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt được số hoá, lưu trữ đầy đủ dữ liệu và hình thành thư viện số, di sản số, có hiện diện số trên môi trường mạng để mọi người dân, khách du lịch có thể truy cập, tra cứu tìm hiểu thuận lợi trên môi trường số; 100% các danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch trong nước được hoàn thành việc số hóa, lưu trữ và chia sẻ thông tin rộng rãi.

100% cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội cho người lao động. Dữ liệu chuẩn hóa sổ lao động điện tử, tích hợp với dữ liệu về học tập suốt đời, dữ liệu về đào tạo nghề của người lao động được triển khai, hoàn thiện cho 100% người lao động đóng bảo hiểm xã hội.

100% các bộ dữ liệu mở về lực lượng, thị trường lao động việc làm, nhu cầu tuyển dụng lao động và yêu cầu trình độ, kỹ năng tương ứng được cung cấp và đảm bảo cập nhật chính xác, kịp thời, làm cơ sở triển khai các giải pháp dự báo nhu cầu, sự biến động về lao động, việc làm.

100% dữ liệu giám sát, quan trắc tự động việc xả thải của các khu công nghiệp, các điểm nóng về ô nhiễm môi trường được đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối về trung tâm giám sát tập trung của ngành Tài nguyên và Môi trường theo thời gian thực, phục vụ việc phân tích đưa ra các cảnh báo khi có nguy cơ về sự cố môi trường.

Về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng

100% các cơ sở dữ liệu quốc gia cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành và cơ sở dữ liệu quan trọng của các bộ, ngành, địa phương được triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ và mô hình bảo vệ 4 lớp, đồng thời triển khai các hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về an ninh mạng.

Đông Khánh
Duy trì cung cấp 2G cho thiết bị giám sát hành trình tới tháng 9/2026
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa có thông báo gửi tới các Hiệp hội thành viên, các Chi hội và Hội viên trực thuộc cùng với thông báo của Cục Viễn thông để có phương án chuyển đổi thiết bị phù hợp với lộ trình tắt sóng 2G của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Quảng Ninh dự kiến khắc phục cơ bản sự cố viễn thông trước ngày 12/9
Bão số 3 (Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chính quyền tỉnh đang gấp rút khắc phục hậu quả, trong đó có việc khôi phục hệ thống điện và viễn thông. Dự kiến đến ngày 12/9, mạng lưới viễn thông sẽ cơ bản được khôi phục.

'Vỡ đê sông Cầu' là tin không chính xác
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh vừa có thông báo về việc lưu ý những thông tin trên mạng xã hội không chính xác về tình hình lũ lụt.

MedCAT JSC đột phá số hóa ngành bảo hiểm y tế với trí tuệ nhân tạo
MedCAT JSC vừa đạt thành công lớn khi giải pháp MedCAT AI Insurance lọt top 5 dự án xuất sắc nhất tại AI Awards 2024. Sản phẩm hứa hẹn cách mạng hóa ngành bảo hiểm y tế Việt Nam bằng cách tự động hóa quy trình bồi thường, tăng hiệu quả xử lý và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Cảnh báo tình trạng lừa đảo mạo danh người nổi tiếng
Trong thời điểm các phương thức lừa đảo mạo danh ngày càng tinh vi và phổ biến. Cục An toàn thông tin đã phát đi cảnh báo về thông tin giả mạo xuất hiện trên mạng xã hội với nội dung NSND Xuân Bắc có một 'cú bắt tay lịch sử' trị giá 2 triệu USD với một tỷ phú.

5 dự án thắng giải AI Awards 2024
Thành viên Hội đồng giám khảo đánh giá, các doanh nghiệp tham gia giải AI Awards 2024 có nền tảng về công nghệ thông tin, kỹ thuật, điện tử, xã hội. Các dự án thể hiện rõ xu hướng tích hợp AI vào các sản phẩm công nghệ, gắn với nhu cầu cuộc sống.

Cảnh báo lừa mua vé máy bay giá rẻ để chiếm đoạt tài sản
Lợi dụng tâm lý ham rẻ, một số đối tượng lập các tài khoản facebook ảo, đăng tải bài viết rao bán vé máy bay, đặt phòng giá rẻ trong các hội nhóm nhiều người tham gia. Sau khi có người liên hệ hỏi mua, các đối tượng yêu cầu chuyển tiền đặt cọc, sau đó chiếm đoạt tiền.