Chuyên mục


Lối đi nào mở đường “sống” cho doanh nghiệp tuyến cố định

03/02/2024 13:28 (GMT +7)

Không có khách, 3 khách vẫn phải sử dụng xe 45 chỗ di chuyển, xe hợp đồng trá hình tranh khách…cùng hàng loạt khó khăn đang khiến doanh nghiệp vận tải tuyến cố định điêu đứng.

Xe hợp đồng trá hình bóp nghẹt doanh nghiệp tuyến cố định, một số xe còn mang biển nền trắng, chữ số màu đen. Ảnh: Đức Mạnh

Xe hợp đồng trá hình bóp nghẹt doanh nghiệp tuyến cố định, một số xe còn mang biển nền trắng, chữ số màu đen. Ảnh: Đức Mạnh

Kinh tế khó khăn kéo giảm tình hình vận tải hành khách

Năm 2023 được đánh giá là một năm kinh tế khó khăn, điều này ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp trong đó có danh nghiệp vận tải theo tuyến cố định.

Trao đổi với PV, bà P. (tên nhân vật đã được thay đổi) đại diện một doanh nghiệp chạy Hà Nội đi một số tỉnh miền Trung cho biết, việc đi lại của người dân cũng không nhiều như những năm trước COVID. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp sản đã phải cho công nhân nghỉ, không làm tăng ca,… việc này ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình vận tải hành khách theo tuyến cố định. Khi công nhân không được tăng ca, không có thêm thu nhập thì nhu cầu đi du lịch cũng giảm, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới tuyến cố định.

Theo một đơn vị vận tải chạy Hà Nội – Tây Bắc, xe khách chủ yếu phục vụ người lao động từ địa phương này sang địa phương khác làm ăn, khi người dân không đi làm, các cửa hàng, công ty đóng của thì tất nhiên người dân sẽ ở nhà, không đi lại nữa.

“Với tình trạng kinh tế khó khăn cộng với nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới tuyến cố định thì chúng tôi chỉ biết gồng gánh, bám trụ được tới khi nào thì hay lúc đó, nhiều doanh nghiệp vận tải đã phải bán xe, giải thể”, vị này nói.

Nút giao Khuất Duy Tiến - Đại lộ Thăng Long là tụ điểm của nhiều xe dù, bến cóc

Nút giao Khuất Duy Tiến - Đại lộ Thăng Long là tụ điểm của nhiều xe dù, bến cóc

Một khách vẫn phải chạy

Năm 2023, nhiều doanh nghiệp vận tải tuyến cố định khó khăn trong công tác vận hành bởi không có khách, tình trạng bán xe hay phải vận hành xe 45 chỗ chỉ chở vài ba khách để giữ lốt trở nên phổ biến.

Bà P. chia sẻ, xe ghép, xe hợp đồng phát triển tràn lan, các xe này chỉ cần một vài người vẫn có thể vận hành, đảm bảo được doanh thu, vẫn đủ chi phí và có lãi bởi họ không mất thuế, phí bến bãi,… Nhưng riêng tuyến cố định vẫn phải đầy đủ tất cả thủ tục bắt buộc về mặt Nhà nước như giám sát hành trình, camera hành trình, bán vé,… vẫn phải chi trả đủ. Mọi quy định của Bộ GTVT doanh nghiệp tuyến cố định đều phải chấp hành đầy đủ, nếu không đầy đủ thì không thể hoạt động được.

Hơn nữa, tình trạng vắng hành khách, xe thường xuyên chạy trống chỗ do các xe ghép, xe hợp đồng mở dịch vụ đưa đón tận nhà trong khi tuyến cố định không được phép làm những việc đó.

Nếu để cạnh tranh, bà P. nhìn nhận tuyến cố định không bao giờ so được với xe ghép, xe dù vì sự tiện lợi, trong khi xe tuyến cố định chỉ đưa được hành khách tới bến xe, điểm đầu và điểm cuối còn xe dù thì có thể chạy đi khắp nơi để đón trả khách việc này đã "cướp" hết hành khách của tuyến cố định. Tạo ra môi trường cạnh tranh bất bình đẳng trong kinh doanh vận tải hành khách.

Bà P. đánh giá, nếu tình trạng này tiếp tục mà không có sự thay đổi, điều chỉnh từ phía cơ quan có thẩm quyền về quy định, chính sách thì tuyến cố định rất khó để duy trì. Khi đảm bảo được về việc cạnh tranh bình đẳng trong vận tải, các xe dù, xe hợp đồng trá hình phải nộp thuế phí đầy đủ như các xe tuyến cố định thì lúc ấy các doanh nghiệp tuyến cố định mới có thể phục hồi.

“Năm 2023, lượng khách không đủ để chúng tôi duy trì hoạt động bởi đã là tuyến cố định thì 1 khách, 2 khách chúng tôi vẫn phải đưa người ta đi nếu không đi thì không được, bắt buộc phải đi. Có những chuyến xe 45 chỗ chỉ chở 1-2 khách thì không thể nào đủ tiền dầu, đủ chi phí. Chúng tôi như đứng ở ngã ba đường, có nên đi hay không vì nếu không đi thì sẽ mất khách nhưng đi thì cũng không đủ tiền mà trả các khoản phí”, bà P. bật khóc khi trả lời PV.

Tuyến buýt Trực Ninh - Mỹ Đình khiến doanh nghiệp vận tải ở Nam Định gặp khó. Ảnh: Đức Mạnh

Tuyến buýt Trực Ninh - Mỹ Đình khiến doanh nghiệp vận tải ở Nam Định gặp khó. Ảnh: Đức Mạnh

Xe tuyến cố định Nam Định – Hà Nội gặp khó

Ngoài xe dù, bến cóc hay những khó khăn về tình hình kinh tế đang “bóp nghẹt” doanh nghiệp vận tải tuyến cố định thì gần đây, việc chạy tuyến buýt Mỹ Đình (Hà Nội) đi Trực Ninh (Nam Định) khiến hơn 10 doanh nghiệp vận tải tuyến cố định ở tỉnh Nam Định trở nên bấp bênh.

Cụ thể, mới đây, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhận được văn bản của Hiệp hội Vận tải ô tô Nam Định (kèm theo Đơn kiến nghị của 12 doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải trên địa bàn tỉnh Nam Định) đề nghị Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội có văn bản số 4329/UBNDKTN ngày 22/12/2023 chấp nhận chủ trương và giao Sở Giao thông vận tải hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện mở tuyến xe buýt kế cận không trợ giá theo đúng trình tự quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô.

Đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, chủ trương này nếu được thực hiện sẽ gây khó khăn tác động lớn đến các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Theo Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Nam Định là tỉnh có nhiều tuyến xe khách cố định đến Hà Nội và ngược lại. Trước đây, các tuyến xe khách hoạt động theo danh mục tuyến được Bộ Giao thông vận tải công bố, các tuyến có điểm xuất phát từ các bến xe trên địa bàn tỉnh Nam Định kết thúc tại các bến xe trên địa bàn thành phố Hà Nội và ngược lại. Từ năm 2016, sau khi thành phố Hà Nội có chủ trương tổ chức lại vận tải để đảm bảo trật tự ATGT, tất cả các tuyến vận tải khách từ Nam đến bến xe Mỹ Đình đều được chuyển về Bến xe Giáp Bát và Bến xe Nước ngầm. Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách gặp rất nhiều khó khăn, doanh thu giảm từ 30 ÷ 50% một bộ phận doanh nghiệp, hợp tác xã đã không còn tồn tại, còn một số đơn vị đã kiên trì khắc phục khó khăn và duy trì hoạt động cho đến nay.

Nếu theo chấp thuận của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho phép một số đơn vị được mở tuyến xe buýt không trợ giá có điểm xuất phát tại huyện Trực Ninh (Nam Định) và kết thúc tại Mỹ Đình (Hà Nội) và ngược lại thì tình hình trật tự vận tải sẽ rất lộn xộn, làm gia tăng tình trạng tranh giành khách trên đường, sẽ gia tăng ùn tắc và tai nạn giao thông.

Mặt khác, với xe buýt theo quy định là phải có chỗ ngồi và chỗ đứng, với cự lỵ trên 100km từ Mỹ Đình về Nam Định thời gian thực hiện hành trình là hơn 2 giờ, hành khách đứng trên xe ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo ghi nhận của PV, sáng 26/1, tuyến buýt Nam Trực – Mỹ Đình đã chính thức lăn bánh, nhiều nhà xe chạy tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Nam Định căng băng rôn cầu cứu cơ quan có thẩm quyền từ nhiều ngày trước.

Khung cảnh u ám trong năm 2023 của các doanh nghiệp vận tải chạy tuyến cố định hiện rõ bởi các yếu tố biến động kinh tế, xe hợp đồng trá hình, xe ghép phát triển tràn lan. Khi môi trường cạnh tranh bất bình đẳng, nhiều doanh nghiệp tuyến cố định sẽ “thoi thóp” và dần biến mất.

Cần siết chặt, quản lý xe hợp đồng

Cần siết chặt, quản lý xe hợp đồng

Tăng chế tài, siết xe trá hình

Ngày 1/2, Văn phòng Chính phủ có văn bản về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái gửi Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải.

Văn bản nêu rõ, cùng với việc sửa đổi, bổ sung các quy định để siết chặt hoạt động xe hợp đồng, các chuyên gia cho rằng, cần khẩn trương ứng dụng công nghệ, chia sẻ cơ sở dữ liệu để chống thất thu thuế từ loại hình này. Đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam cho phép kết nối, chia sẻ dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe để phục vụ công tác quản lý thuế. Từ đó, cơ quan thuế chia sẻ đến các phòng quản lý, chi cục thuế đối chiếu kiểm tra trong quá trình kê khai, nộp thuế của các doanh nghiệp; Tăng chế tài, siết xe trá hình; khẩn trương hoàn thiện phần mềm tiếp nhận dữ liệu giám sát hành trình, camera giám sát người lái xe theo hướng thông minh hơn; xây dựng phần mềm tiếp nhận thông tin hợp đồng vận chuyển để nâng cao công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, cơ quan có liên quan rà soát, nắm tình hình báo chí phản ánh liên quan đến việc thất thu thuế lớn từ xe hợp đồng trá hình để khẩn trương có giải pháp hiệu quả xử lý; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đức Mạnh
Hủy vé xe, hành khách được hoàn lại bao nhiêu tiền?
Từ ngày 1/1/2025, trường hợp hành khách hủy vé không đi thì phải thông báo trước cho đơn vị kinh doanh vận tải theo thời gian quy định nêu trên để được hoàn phần tiền vé theo mức tương ứng.

Thí điểm tuyến vận tải Hà Nội – Sa Pa: Lo ngại “tiền hậu bất nhất”
Việc thí điểm tuyến vận tải mới từ Giáp Bát, Nước Ngầm đi Lào Cai, Sapa đang gây ý kiến trái chiều, nhất là lo ngại phá vỡ quy hoạch luồng tuyến, nguy cơ “bùng nổ” xe khách chạy xuyên tâm, đặc biệt dễ phát sinh tiêu cực.

Hà Nội cấm xe hợp đồng chở khách liên tỉnh Tết 2025
Trong kế hoạch phục vụ nhu cầu đi lại, bảo đảm ATGT trong dịp cuối năm trong đó có Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội nghiêm cấm đưa xe hợp đồng vào chở khách liên tỉnh.

Tiến độ triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 545/TB-VPCP ngày 4/12/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tiến độ triển khai Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, hạ tầng kết nối và quy hoạch, phát triển đô thị sân bay Long Thành và vùng phụ cận.

Nhiều nhóm ngành hưởng lợi từ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Vietnam trên cơ sở tham khảo cơ cấu chi phí đầu tư từ các dự án đường sắt cao tốc nước ngoài đã thống kê được chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư là chi phí xây dựng, chiếm 48%, theo sau là toa xe/tàu (15%) và đường ray (9%).

Đề xuất không miễn thuế GTGT hàng giá trị nhỏ nhập khẩu qua chuyển phát nhanh
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế.

Lý do Hà Nội không đồng ý cho xe khách chạy xuyên tâm
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông và hạn chế ùn tắc giao thông, Sở GTVT Hà Nội đề nghị không chấp thuận đối với đề xuất điều chỉnh bổ sung hành trình tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có hành trình mang tính chất xuyên tâm.