Chuyên mục


Cao tốc đang "khát" trạm nghỉ

24/08/2022 14:58 (GMT +7)

Có một trục cao tốc dài gần 200 km sắp hoàn thành nhưng không có bất kỳ trạm dừng nghỉ hay trạm xăng nào.

Khi "mảnh ghép" cuối cùng là cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được đưa vào hoạt động, cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái (ký hiệu toàn tuyến là CT.06) dài 175 km có điểm đầu giao cắt với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, điểm cuối là đầu cầu Bắc Luân II thuộc phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Một đoạn cao tốc Vân Đồn - Móng Cái

Một đoạn cao tốc Vân Đồn - Móng Cái

Với vốn đầu tư gần 13.000 tỷ đồng, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sẽ bắt khai thác từ ngày 1/9. Đường cao tốc có quy mô 4 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 25,25m, vận tốc thiết kế 120km/h theo tiêu chuẩn TCVN 5729:2012 (vận tốc thiết kế tối đa đối với đường cao tốc tại Việt Nam).

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái dài 80 km, trong đó đoạn Vân Đồn - Tiên Yên dài 16,8 km được triển khai theo hình thức đầu tư công, tổng mức đầu tư hơn 3.650 tỷ đồng; tuyến Tiên Yên - Móng Cái dài 63,26 km theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT, tổng mức đầu tư hơn 9.110 tỷ đồng. Dự án do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Vân Đồn (thuộc Tập đoàn Sun Group) làm chủ đầu tư.

Thế nhưng, trục cao tốc dài gần 200 km này của Quảng Ninh lại không có bất kỳ trạm dừng nghỉ hay trạm xăng nào. Điều này khiến nhiều tài xế lo lắng mỗi khi lưu thông qua đây. Theo lý giải của một lãnh đạo Ban Quản lý Dự án các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh cho biết dự án xây dựng trạm dừng nghỉ kết hợp với cung cấp dịch vụ trên cao tốc là dự án tách biệt, không nằm cùng dự án xây dựng đường cao tốc.

Các bước lập, phê duyệt dự án, giải phóng mặt bằng và lựa chọn nhà đầu tư xây dựng trạm dừng chân trên cao tốc sẽ được chuẩn bị kỹ càng. “Việc đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ này sẽ do doanh nghiệp đầu tư, không sử dụng vốn ngân sách của tỉnh”, vị đại diện ban cho biết.

Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Bộ GTVT, cũng vừa có văn bản thông báo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng cao tốc Vân Đồn - Tiên Yên (TP.Móng Cái, Quảng Ninh) gửi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ninh.

Đáng chú ý, theo Bộ GTVT, dự án chưa thiết kế bố trí vị trí trạm dừng nghỉ. “Việc xác định vị trí trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc cần xem lại quy định tại TCVN 5729:2012 “khoảng cách từ 50 km đến 60 km nên bố trí 1 trạm phục vụ kỹ thuật thông thường”, Bộ GTVT cho hay.

Bộ GTVT yêu cầu chủ đầu tư chỉ đạo tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra nghiên cứu các vị trí trạm dừng nghỉ của các dự án lân cận (Hạ Long - Vân Đồn, Tiên Yên - Móng Cái) để dự kiến bố trí vị trí trạm dừng nghỉ cho phù hợp, xem xét tổng thể trên toàn tuyến cao tốc.

Không chỉ cao tốc Vân Đồn - Móng Cái gặp phải vấn đề trên, các cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã đưa vào sử dụng nhiều năm, nhưng đến nay chưa có trạm dừng nghỉ. Tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn dài 64 km đã hoạt động được 3 năm, cũng chưa có trạm dừng nghỉ. Thống kê của Công ty HHV, đơn vị vận hành cao tốc, lưu lượng trên tuyến khoảng 6.000-8.000 lượt xe mỗi ngày.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cung không có làn khẩn cấp ở hai bên

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cung không có làn khẩn cấp ở hai bên

Tương tự, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (Tiền Giang) dài 51 km đã khai thác gần một năm, hiện cũng chưa có trạm dừng nghỉ. Tuyến này còn nối thông với cao tốc TP HCM - Trung Lương dài hơn 49 km, mới có một trạm dừng tại Km28+200. Đoạn từ Km28+500 đến cuối tuyến dài 73 km chưa có trạm dừng nghỉ, gây khó khăn cho người tham gia giao thông trên cả chặng đường dài.

Tiêu chuẩn quốc gia 5729:2012 khuyến cáo, mỗi 50 - 60 km cao tốc nên có điểm dừng nghỉ, trạm xăng để lái xe kiểm tra phương tiện, nghỉ ngơi, tiếp xăng dầu. Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận mới hoàn thành giai đoạn 1, chưa đầu tư làn dừng khẩn cấp, cũng chưa có trạm dừng nghỉ. Từ ngày 30/4 đến 23/8, trên tuyến đã có hơn 2,8 triệu lượt xe lưu thông, trung bình 16.800 lượt xe mỗi ngày sau khi thu phí, gần chạm mức mãn tải. Với lưu lượng xe lớn, đơn vị vận hành đã xử lý, cứu hộ hàng nghìn vụ, trong đó có 50 xe hết xăng, 634 xe hỏng.

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài 139 km đã khai thác được 4 năm, song đến nay chưa có trạm dừng nghỉ cho lái xe, trạm xăng. Theo đại diện chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), dự án còn một số hạng mục dang dở do khó khăn về vốn, như chưa hoàn trả lại đường cho địa phương, chưa hoàn thiện nút giao kết nối với cao tốc đoạn Dung Quất. Chủ đầu tư đã xác định vị trí trạm nghỉ, song đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Cao tốc Tiên Yên - Móng Cái dài 63,3 km, Vân Đồn - Tiên Yên (16,1 km) sẽ thông xe ngày 1/9, liên thông với các tuyến đã khai thác là cầu Bạch Đằng - Đại Yên (25 km), Hạ Long - Vân Đồn (71,2 km). Cả tuyến dài 176 km từ cầu Bạch Đằng tới Móng Cái, song cũng không có trạm xăng và điểm dừng nghỉ để phương tiện kiểm tra kỹ thuật, tiếp nhiên liệu, lái xe nghỉ ngơi.

Với góc nhìn chuyên gia PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông chia sẻ với VnExpress, cho biết trên cao tốc cần tính đến các yếu tố đảm bảo sức khỏe cho lái xe, hành khách. Ngành giao thông đã quy định lái xe 4 giờ là phải nghỉ ngơi thì phải có điểm dừng nghỉ cho lái xe. Ngoài ra, trạm dừng nghỉ còn phục vụ kỹ thuật, cung cấp xăng, thay lốp để đảm bảo an toàn cho phương tiện.

"Trạm dừng nghỉ là hạng mục phụ trợ của cao tốc, song một số địa phương giữ lại lập dự án riêng là không hợp lý", ông Chủng đánh giá. Ngoài xây dựng chậm khiến nhiều cao tốc không có trạm nghỉ, việc này còn khiến các trạm quy hoạch lộn xộn, manh mún. Hiệp hội đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải quy hoạch tổng thể mạng lưới trạm nghỉ trên cả nước, theo tiêu chuẩn Việt Nam và thông lệ thế giới.

Ông Chủng cũng đề nghị giao trách nhiệm cho chủ đầu tư cao tốc xây trạm nghỉ để đồng bộ với đường, vốn có thể không nằm trong tổng mức đầu tư dự án cao tốc. Theo Tiêu chuẩn quốc gia 5729:2012 về thiết kế đường cao tốc, khoảng từ 15 km đến 25 km nên bố trí một chỗ dừng xe dọc tuyến nằm ngoài phạm vi nền đường. Tại đây, người đi đường có thể dừng xe nghỉ ngơi, ngắm cảnh tự nhiên và bảo dưỡng xe.

Khoảng từ 50 km đến 60 km nên bố trí một trạm phục vụ kỹ thuật thông thường (có khả năng cấp xăng, dầu, sửa chữa nhỏ và dừng xe, có nhà nghỉ, nhà vệ sinh, cửa hàng ăn). Khoảng từ 120 km đến 200 km nên bố trí một trạm phục vụ lớn (có khả năng sửa chữa phương tiện, cấp xăng, dầu, có thể tiếp đón người đi đường với nhà ăn, khách sạn).

Mỹ Diệu
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp 30/4
Biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 được áp dụng tại cảng hàng không gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương từ ngày 27/4 đến hết ngày 1/5.

Yêu cầu đơn vị vận tải không tăng giá vé dịp lễ
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị vận tải không tăng giá cước hoặc có thì phải đáp ứng các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan,…

Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trong tháng 5/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn
Chiều ngày 21/4, tại thành phố Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Cao tốc bị ngắt điện vì ban quản lý nợ phí
Ban quản lý dự án Thăng Long chưa bố trí kinh phí trả tiền điện khiến đơn vị điện tạm ngưng cung cấp điện tại các nút giao trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận.

Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.