Chuyên mục


Bộ trưởng Bộ Tài chính phản hồi về việc chi trả bảo hiểm với ô tô, xe máy rườm rà

08/11/2023 11:46 (GMT +7)

Trong phiên chất vấn vớ Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: Cử tri đã nhiều lần phản ánh việc mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với ô tô, xe máy chưa mang lại lợi ích thiết thực vì thủ tục bồi thường gặp quá nhiều phức tạp.

Là một "tấm lá chắn" hữu hiệu sau tay lái nhưng bảo hiểm bắt buộc với xe máy vẫn đang vấp phải nhiều ý kiến vì lợi ích thiết thực vì thủ tục bồi thường gặp quá nhiều phức tạp. “Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, quan điểm của Bộ với ý kiến cử tri đề nghị không bắt buộc mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với ô tô và xe máy, để người dân tự nguyện khi họ có nhu cầu”, đại biểu Huỳnh Thị Phúc kiến nghị.

Mô tô, xe máy hiện là nguồn phương tiện vận tải cơ giới chủ yếu nhưng cũng là nguồn gây tai nạn lớn nhất tại Việt Nam

Mô tô, xe máy hiện là nguồn phương tiện vận tải cơ giới chủ yếu nhưng cũng là nguồn gây tai nạn lớn nhất tại Việt Nam

Mô tô, xe máy hiện là nguồn phương tiện vận tải cơ giới chủ yếu nhưng cũng là nguồn gây tai nạn lớn nhất tại Việt Nam, gây thiệt hại tới sức khỏe, tính mạng và tài sản của bên thứ ba. Trên thực tế trong nhiều trường hợp chủ xe lại tử vong khi xảy ra tai nạn hoặc đang gặp khó khăn về tài chính, phá sản; hay không đủ khả năng, năng lực tài chính để chi trả, bồi thường cho nạn nhân, đặc biệt trường hợp chủ xe máy thuộc thành phần, tầng lớp lao động trong xã hội, tạo gánh nặng và bất ổn cho toàn xã hội.

 
Bảo hiểm xe cơ giới được quy định tại Luật Giao thông đường bộ và Luật Bảo hiểm. Đây là hình thức bảo hiểm bắt buộc. Thời gian qua, tai nạn xe máy chiếm tới 64% số vụ tai nạn giao thông. Tính từ năm 2021 đến tháng 9/2023, các công ty bảo hiểm đã chi trả cho người bị tai nạn số tiền rất lớn, gần 2.300 tỷ đồng. Điều đó thể hiện Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật Giao thông đường bộ đã bảo vệ người lái xe máy. Bởi thông thường, người sử dụng xe máy đa số thu nhập không cao, khi xảy ra tai nạn, ảnh hưởng tính mạng, bảo hiểm chi trả tối đa là 150 triệu đồng; xe hư hỏng được trả tối đa 50 triệu đồng.

Trước băn khoăn của đại biểu Quốc hội, làm thế nào để việc chi trả bảo hiểm được dễ dàng, ông Hồ Đức Phớc cho rằng: Theo Nghị định 67, nếu tai nạn không ảnh hưởng đến tính mạng, người gặp nạn chỉ cần gửi ảnh và cung cấp hồ sơ điện tử thì trong vòng 3 ngày công ty bảo hiểm phải chi trả tiền cho người gặp nạn. "Nếu ảnh hưởng tới tính mạng thì mới cần có biên bản, giấy tờ của công an, còn không thì chỉ cần có file ảnh và cung cấp hồ sơ điện tử là sẽ được giải quyết hưởng bảo hiểm", Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết.

Những bất cập của bảo hiểm bắt buộc với xe cơ giới đã được người dân ý kiến từ lâu. Một số chuyên gia tài chính cho rằng: Các công ty bảo hiểm đang đưa ra quá nhiều thủ tục phức tạp, quy định khắt khe, thậm chí gây khó khăn đối với người tham gia mua bảo hiểm khi họ gặp phải sự cố. Do vậy khi gặp sự cố, người dân thường có xu hướng giải quyết theo hình thức tự hòa giải, thỏa thuận thay vì chờ đợi công ty bảo hiểm. 

Cử tri nhiều tỉnh, thành là: Bến Tre, Long An, Bình Thuận… từng kiến nghị nhiều lần tới Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải xem xét bỏ quy định mua bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy tại Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15/1/2021 do còn nhiều bất cập; kiến nghị bỏ xử phạt không mua bảo hiểm xe máy.

Bởi theo ý kiến nhiều cử tri, khi tai nạn xảy ra, chủ phương tiện và người thân phải lo đi cấp cứu, không có thời gian để lo các loại giấy tờ chứng minh thiệt hại theo yêu cầu của công ty bảo hiểm để nhận được bồi thường. Do vậy, nhiều người mua bảo hiểm nhưng không thanh toán được vì không đủ giấy tờ. 

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn sáng 6/11. Ảnh: An Đăng/TTXVN“Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, quan điểm của Bộ với ý kiến cử tri đề nghị không bắt buộc mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với ô tô và xe máy, để người dân tự nguyện khi họ có nhu cầu”, đại biểu Huỳnh Thị Phúc kiến nghị.

Mô tô, xe máy hiện là nguồn phương tiện vận tải cơ giới chủ yếu nhưng cũng là nguồn gây tai nạn lớn nhất tại Việt Nam, gây thiệt hại tới sức khỏe, tính mạng và tài sản của bên thứ ba. Trên thực tế trong nhiều trường hợp chủ xe lại tử vong khi xảy ra tai nạn hoặc đang gặp khó khăn về tài chính, phá sản; hay không đủ khả năng, năng lực tài chính để chi trả, bồi thường cho nạn nhân, đặc biệt trường hợp chủ xe máy thuộc thành phần, tầng lớp lao động trong xã hội, tạo gánh nặng và bất ổn cho toàn xã hội.

Trước thực tế này, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: Bảo hiểm xe cơ giới được quy định tại Luật Giao thông đường bộ và Luật Bảo hiểm. Đây là hình thức bảo hiểm bắt buộc. Thời gian qua, tai nạn xe máy chiếm tới 64% số vụ tai nạn giao thông.

Tính từ năm 2021 đến tháng 9/2023, các công ty bảo hiểm đã chi trả cho người bị tai nạn số tiền rất lớn, gần 2.300 tỷ đồng. Điều đó thể hiện Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật Giao thông đường bộ đã bảo vệ người lái xe máy. Bởi thông thường, người sử dụng xe máy đa số thu nhập không cao, khi xảy ra tai nạn, ảnh hưởng tính mạng, bảo hiểm chi trả tối đa là 150 triệu đồng; xe hư hỏng được trả tối đa 50 triệu đồng.

Trước băn khoăn của đại biểu Quốc hội, làm thế nào để việc chi trả bảo hiểm được dễ dàng, ông Hồ Đức Phớc cho rằng: Theo Nghị định 67, nếu tai nạn không ảnh hưởng đến tính mạng, người gặp nạn chỉ cần gửi ảnh và cung cấp hồ sơ điện tử thì trong vòng 3 ngày công ty bảo hiểm phải chi trả tiền cho người gặp nạn. "Nếu ảnh hưởng tới tính mạng thì mới cần có biên bản, giấy tờ của công an, còn không thì chỉ cần có file ảnh và cung cấp hồ sơ điện tử là sẽ được giải quyết hưởng bảo hiểm", Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết.

Những bất cập của bảo hiểm bắt buộc với xe cơ giới đã được người dân ý kiến từ lâu. Một số chuyên gia tài chính cho rằng: Các công ty bảo hiểm đang đưa ra quá nhiều thủ tục phức tạp, quy định khắt khe, thậm chí gây khó khăn đối với người tham gia mua bảo hiểm khi họ gặp phải sự cố. Do vậy khi gặp sự cố, người dân thường có xu hướng giải quyết theo hình thức tự hòa giải, thỏa thuận thay vì chờ đợi công ty bảo hiểm. 

Cử tri nhiều tỉnh, thành là: Bến Tre, Long An, Bình Thuận… từng kiến nghị nhiều lần tới Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải xem xét bỏ quy định mua bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy tại Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15/1/2021 do còn nhiều bất cập; kiến nghị bỏ xử phạt không mua bảo hiểm xe máy.

Bởi theo ý kiến nhiều cử tri, khi tai nạn xảy ra, chủ phương tiện và người thân phải lo đi cấp cứu, không có thời gian để lo các loại giấy tờ chứng minh thiệt hại theo yêu cầu của công ty bảo hiểm để nhận được bồi thường. Do vậy, nhiều người mua bảo hiểm nhưng không thanh toán được vì không đủ giấy tờ.      

Mới đây, cử tri TP Hồ Chí Minh phản ánh, theo điểm a khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về việc xử phạt vi phạm trên lĩnh vực giao thông có mức xử phạt với xe mô tô, xe gắn máy không mua bảo hiểm tự nguyện khi vi phạm giao thông với mức phạt 150.000 đồng. Từ thực tế này, cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cần bỏ quy định xử phạt với người tham gia giao thông không mua bảo hiểm xe máy.

Trước các ý kiến trái chiều, một số chuyên gia giao thông đề xuất: Phía Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và các Bộ, ban, ngành cần xem xét bãi bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc hoặc điều chỉnh lại quy trình thủ tục tại các công ty bảo hiểm.

Theo đó, cần có sự thống nhất giữa các cơ quan Nhà nước và các công ty bảo hiểm để có thể giảm thiểu những phức tạp trong khâu thủ tục hành chính dành cho người dân, điều chỉnh lại các quy định, thủ tục bồi thường để thực hiện tốt các chương trình bảo hiểm cho nhân dân.

Các công ty bảo hiểm cần nới lỏng các quy định, cần thay đổi trong việc xử lý, hỗ trợ người dân, không để tình trạng bán bảo hiểm rồi không can thiệp, hỗ trợ khi gặp sự cố, để người dân tự xoay xở vừa mất tiền, vừa mất thời gian.

Theo TTXVN
Giám đốc Công ty Thành Bưởi từ trần
Sau một thời gian dài điều trị bệnh, ông Lê Đức Thành, Giám đốc Công ty TNHH Thành Bưởi đã qua đời tại TP.HCM vào sáng ngày 5/9/2024, hưởng thọ 68 tuổi. 

Đã đến lúc hiện thực hóa tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của Việt Nam
Có đường sắt tốc độ cao là khát khao chính đáng mà bất cứ quốc gia, người dân nào cũng mong muốn để hạ tầng giao thông vượt lên một tầm cao mới; hiện đại, văn minh, đáp ứng nhu cầu của người dân và nền kinh tế.

Gỡ vướng, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Chỉ thị 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.

Thủ tướng chỉ thị kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường trong nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 27/8/2024 về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước. Trong đó, chú trọng kết nối về logistics, tạo thuận lợi trong hoạt động vận chuyển hàng hóa lưu thông.

Đẩy nhanh dự án giao thông trọng điểm tại Lâm Đồng
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Lâm Đồng về các dự án giao thông trọng điểm. Đồng thời, Thủ tướng đề ra 3 đột phá chiến lược đặc thù cho tỉnh nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh và tạo động lực phát triển mới.

Đề xuất quy định tốc độ thiết kế của đường bộ
Bộ Giao thông vận tải đề xuất quy định về tốc độ thiết kế của đường bộ nhằm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Đường bộ.

Ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn về chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân.