Chuyên mục


'Biển Chết' của Trung Quốc

21/02/2022 18:01 (GMT +7)

Hồ Xiechi, còn được gọi là hồ muối Yuncheng nhìn từ trên cao xuống vô cùng rực rỡ sắc màu, trái ngược hẳn với danh xưng “Biển Chết” của nó.

Hồ Xiechi nằm ở thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc; thường được người dân gọi là hồ muối Yuncheng hay “Biển Chết” bởi có độ mặn cao hơn hẳn những hồ muối khác. Khoảng thời gian gần đây, hồ muối đặc biệt này đột nhiên đổi màu, với sắc hồng đậm, nâu đỏ, xanh lá cây, vàng… rực rỡ, ngày càng thu hút sự chú ý.

Hồ Xiechi rực rỡ sắc màu | Ảnh: Peapix

Hồ Xiechi rực rỡ sắc màu | Ảnh: Peapix

Ngay lập tức, giới chức địa phương đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế và muốn biến hồ Xiechi thành điểm đến thu hút khách du lịch với hàng loạt các chiến dịch quảng bá rầm rộ.

"Xiechi là phiên bản 'Biển Chết' của Trung Quốc, nơi du khách sẽ có những trải nghiệm khó quên mà không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới", đây là dòng quảng cáo được Công ty TNHH Phát triển Du lịch Yuncheng Salt Lake truyền đi.

Các hồ muối trên thế giới được chia làm ba nhóm chính là: hồ muối cacbonat, hồ muối clorua và hồ muối sunfat. Biển Chết ở Israel và Hồ muối lớn ở Utah (Mỹ) là hồ clorua. Trong khi đó, hồ muối Xiechi của Trung Quốc lại thuộc nhóm cuối cùng.

Giáo sư địa lý Bernie Owen, thuộc Đại học Baptist Hồng Kông (Trung Quốc) giải thích: “Nếu lượng sunfat trong nước lớn hơn canxi, thì tất cả canxi sẽ bị phản ứng hết, khiến nước hồ dư sunfat”.

Giáo sư Owen cho biết thêm: "Nước đi kèm với muối, nước thoát ra hoặc bay hơi, muối cũng vẫn sẽ đọng lại. Không có đường thoát nào cho nước hồ Xiechi. Vì vậy, nó sẽ ngày càng trở nên mặn hơn, mặn hơn và mặn hơn". 

Xiechi là hồ có "lưu vực kín", có nghĩa là nước hồ không chảy ra sông hay đại dương. Đó là lý do giải thích tại sao hàm lượng muối trong nước tại đây lại cao như vậy. 

Trong khi đó, sự biến đổi màu sắc của hồ bị ảnh hưởng từ các loài động thực vật sống dưới nước hồ, thu hút vô số du khách và các nhiếp ảnh gia từ khắp nơi tới đây. "Nếu ngâm tôm trong nước muối, nó sẽ chuyển thành màu đỏ", Giáo sư Owen chia sẻ: "Có một loài động vật cực nhỏ được gọi là luân trùng, tạo ra màu tím cho nước hồ. Còn màu xanh là do tảo".

Hồ Xiechi nhìn từ trên cao | Ảnh: CNN

Hồ Xiechi nhìn từ trên cao | Ảnh: CNN

Các hồ muối có thể bị đóng băng, mặc dù tốc độ diễn ra không nhanh như các hồ nước bình thường khác. Bởi nước mặn đóng băng ở nhiệt độ thấp hơn nước ngọt.

Một trong những nỗ lực để đưa hồ Xiechi ngày càng phổ biến hơn với du khách nước ngoài là việc Trung Quốc đang đưa điểm đến này vào danh sách xét duyệt Di sản Thế giới của UNESCO. Ông Luo Huining, bí thư tỉnh Sơn Tây, thông báo rằng các quan chức địa phương đang xúc tiến nhanh quy trình đăng ký trong một bài đăng trên WeChat năm 2019.

Ông Luo Huining nhấn mạnh: "Hồ muối Xiechi là kết tinh của các giá trị văn hóa và văn minh Trung Quốc. Hồ nước muối cũng có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy niềm tin vào các di sản văn hóa của chúng ta".

Trung Quốc hiện có 56 Di sản được UNESCO công nhận, xếp thứ 2 trên thế giới chỉ sau Ý. Đây là kỳ tích đầy ấn tượng của quốc gia này khi cho tới năm 1987, Vạn Lý Trường Thành mới là công trình đầu tiên của Trung Quốc được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Chỉ cần thêm hai di sản được công nhận nữa, Trung Quốc sẽ bằng thành tích với Ý.

Bên cạnh đó, tin tốt cho những du khách muốn đến thăm hồ Xiechi là nơi này vẫn chưa quá phổ biến hoặc đông đúc như các điểm du lịch khác ở Trung Quốc. Một nhân viên của công ty du lịch Diverse China, Tiger Li cho biết rằng: "Hiện nay chỉ mới có rất ít tour du lịch tới hồ Xiechi. Và đa phần trong số này đều là khách nội địa Trung Quốc".

Mặt khác, điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc hiện nay vẫn gần như đóng cửa hoàn toàn với du khách quốc tế. Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới hiện nay áp dụng chiến lược "zero Covid" (không Covid).

Anh Li cho biết thêm "Bên cạnh phong cảnh, đến thăm hồ Xiechi, du khách còn có cơ hội tham gia nhiều trải nghiệm thú vị khác như tắm bùn".

Theo thông tin từ chính quyền thành phố Vận Thành, hồ Xiechi chứa bùn đen có đặc tính phục hồi, chữa bệnh và người có thể nổi trên bề mặt nước, giống như Biển Chết ở Israel.

Thiên Hương
Chính phủ Hàn Quốc kích hoạt quỹ bảo trợ trái phiếu
Ngay ngày hôm sau khi Bộ Tài chính Hàn Quốc thừa nhận về tình hình rất nghiêm trọng, quỹ bình ổn thị trường trái phiếu đã được kích hoạt; đồng thời việc gọi vốn bổ sung, thu đổi trái phiếu, nâng trần các gói đã được triển khai.

Câu chuyện bên lề 'đường hầm ngâm nước' dài nhất thế giới
Đường hầm Fehmarnbelt sẽ được xây dựng trên Vành đai Fehmarn - một eo biển giữa đảo Fehmarn của Đức và đảo Lolland của Đan Mạch. Thiết kế dự án để thay thế cho dịch vụ phà hiện tại từ Rodby và Puttgarden, nơi chở hàng triệu hành khách mỗi năm.

Không thuê được nhà cô gái sống trong xe hơi gần 3 năm
Để giảm áp lực tiền thuê nhà, Nikita Crump quyết định chuyển hầu hết sinh hoạt, từ ăn uống đến ngủ nghỉ, sang chiếc xe hơi của mình. Đối với Nikita, đây là một trong những cách để giảm thiểu phí sinh hoạt đắt đỏ đang ngày một tăng cao do lạm phát, theo Daily Mail.

Chú ý khi sân bay quốc tế quá tải
Không chỉ Việt Nam, hàng loạt sân bay trên toàn thế giới đang phải đối mặt với tình trạng vượt công suất thiết kế của nhà ga. Vậy cần làm gì khi sân bay khắp thế giới đều quá tải?

Chờ đổ xăng, nhiều người tử vong tại Sri Lanka
Cảnh sát cho biết một người đàn ông 63 tuổi tử vong khi chờ 5 ngày để đổ xăng tại Sri Lanka. Theo báo cáo, hiện có 11 trường hợp được ghi nhận tử vong do nguyên nhân trên.

Thành phố rừng ở Indonesia
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cấm các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch hoạt động tại khu vực thủ đô mới Nusantara vốn được xây dựng với khái niệm “thành phố rừng thông minh.”

Doanh nghiệp du lịch Nhật lúng túng trước quy định mới về nhập cảnh
Nhật Bản chỉ cấp phép nhập cảnh cho du khách đến từ 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có tỷ lệ lây lan virus thấp, theo diện đi tour du lịch. Quyết định này khiến các công ty du lịch khá bối rối.