Chuyên mục


"Bảo hiểm cơ giới" và cuộc chiến quyền lực của giới tài chính

06/03/2023 05:38 (GMT +7)

Chứng khoán VnDirect sau tư vấn niêm yết cho PTI, liền nhanh chóng mua vào và chạy đua trong các cuộc tăng vốn để chiếm ưu thế trước DB Insurance; còn Tập đoàn bảo hiểm Hàn Quốc sau lần bị "hớt tay trên" đã chi hàng 1.000 tỷ mua 75 % VNI để chi phối ngành bảo hiểm cơ giới ở Việt Nam?

DB Insurance chi đậm, bất chấp VNI kinh doanh thế nào

Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (VNI - UPCoM: AIC) vừa công bố thông tin bất thường về giao dịch chuyển nhượng cổ phần tổng công ty và cập nhật, bổ sung tài liệu đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2023. Ngày 22/2, nhóm cổ đông sở hữu 75,18% cổ phần tại VNI và DB Insurance đã ký hợp đồng chuyển nhượng gần 75 triệu cổ phiếu, tương đương 75% vốn điều lệ của tổng công ty.

Việc chuyển nhượng cổ phần dự kiến thực hiện qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trên sàn UPCoM. Thời gian thực hiện từ quý I/2023 cho đến khi hoàn tất giao dịch. Nếu thương vụ trên diễn ra thành công, DB Insurance sẽ trở thành công ty mẹ của VNI với tỷ lệ sở hữu là 75% vốn điều lệ và nắm quyền chi phối doanh nghiệp này. 

Nếu thương vụ trên diễn ra thành công, DB Insurance sẽ trở thành công ty mẹ của VNI với tỷ lệ sở hữu là 75% vốn điều lệ và nắm quyền chi phối doanh nghiệp này

Nếu thương vụ trên diễn ra thành công, DB Insurance sẽ trở thành công ty mẹ của VNI với tỷ lệ sở hữu là 75% vốn điều lệ và nắm quyền chi phối doanh nghiệp này

DP Insurance là một công ty bảo hiểm tại Hàn Quốc, hoạt động trong nhiều lĩnh vực bảo hiểm như ô tô, nhà cửa, du lịch, chăm sóc sức khỏe, tai nạn cá nhân và tài sản cho doanh nghiệp. Công ty này cung cấp các sản phẩm bảo hiểm xe ô tô và xe máy bao gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm toàn diện và bảo hiểm bảo trì cho các loại xe khác nhau.

Theo thông tin, DB Insurance công bố lợi nhuận ròng năm 2022 tăng 26,2% so với năm trước lên 980,6 tỷ won. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.295,9 tỷ won, tăng 21,7%. Tổng giá trị phí bảo hiểm (doanh số) đạt 16.415 tỷ won, tăng 6,4% so với năm trước. Trong đó, bảo hiểm tổng quát tăng 18,4%, bảo hiểm ô tô tăng 4,8% và bảo hiểm dài hạn tăng 5,5%.

Ngược lại, giá tham chiếu 1 cổ phiếu của VNI là 13.200 đồng ngày 3/3/2022. Không rõ thương vụ mua bán này trị giá bao nhiêu, còn nếu theo giá cổ phiếu, BD Insurance có thể đã bỏ ra khoảng 990 tỷ đồng để thâu tóm VNI.

Vậy DB Insurance nhìn thấy miếng bánh thơm nào tại VNI?

VNI được thành lập theo quyết định số 49 GP/KDBH, ngày 23/04/2008 của Bộ Tài chính. Với cổ đông sáng lập đầu tiên là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty. Đến tháng 9/2016, Tổng công ty bao gồm Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA), đơn vị sáng lập VNI cùng 4 cổ đông khác là Lilama, Vinacomin, Geleximco, CTCP Nam Việt đã chính thức rút vốn hoàn toàn khỏi công ty. 

Khởi điểm VNI có vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, hiện tăng lên 1.000 tỷ đồng. Theo lời giới thiệu trên website, VNI là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm có số vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam với hơn 100 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Trải qua 14 năm hình thành và phát triển, VNI liên tục tăng cường hợp tác với nhiều đối tác: Ngân hàng, trạm đăng kiểm, showroom–garage ôtô, bệnh viện bảo lãnh, công ty giám định…trên khắp cả nước. Ngoài ra để mở rộng năng lực bảo hiểm và đảm bảo an toàn tài chính, VNI đã hợp tác với nhiều nhà môi giới tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như Munich Re, CCR Re,... thu xếp tái bảo hiểm nhanh chóng và kịp thời.

Còn theo báo cáo tài chính, VNI có những điểm rất thú vị về các hướng đầu tư. Trong vòng 5 năm, từ năm 2017 đến 2021 lợi nhuận sau thuế của VNI lần lượt là 16 tỷ đồng; 5,5 tỷ đồng; gần 8,5 tỷ đồng; gần 10,5 tỷ đồng; gần 17,3 tỷ đồng. Theo đó cập nhật đến báo cáo tài chính quý IV/2022, lợi nhuận sau thuế của VNI là hơn 20 tỷ đồng.

Lợi nhuận không cao nhưng khoản dự phòng phải thu quá hạn của VNI ngày càng tăng. Trong đó, riêng khoản "phải thu quá hạn phải thu của công ty Sông Đà Thăng Long" là các khoản phải thu quá hạn thanh toán, khó có khả năng thu hồi. Được biết, phải thu khác của khách hàng là 477 tỷ đồng, chủ yếu thu về trái phiếu và cổ phiếu, riêng khoản phải thu 38 tỷ đồng của công ty Sông Đà Thăng Long, VNI trích lập phải thu dự phòng 100% cho khoản này.

Dòng tiền trong báo cáo tài chính quý I/2022 của VNI có nhiều điểm bất thường. Chi phí quản lý doanh nghiệp quá cao lên tới hơn 53 tỷ, chiếm 1/10 tổng chi phí kinh doanh bảo hiểm (hơn 500 tỷ đồng). So với cùng kỳ năm 2021, chi phí quản lý doanh nghiệp của VNI cũng cao không kém khi lên tới 54 tỷ đồng. Luỹ kế năm 2022, chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới hơn 253 tỷ đổng. 

Tổng cả năm 2022, chi phí khác kinh doanh bảo hiểm lên tới gần 1.359 tỷ đồng, chi phí hoa hồng bảo hiểm chỉ hơn 170,5 tỷ đồng. Chi bồi thường cho khách hàng năm 2022 là 1.045 tỷ đồng, thấp hơn chi phí kinh doanh hay thấp hơn chi phí khác. Không biết VNI đã đem dòng tiền lớn như vậy đầu tư vào đâu trong khi chỉ để dành một khoản nhỏ cho lĩnh vực kinh doanh chính?

Năm 2022, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của VNI là gần 588 tỷ đồng; trong đó đầu tư chứng khoán hết gần 116 tỷ đồng. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn là gần 675 tỷ đồng trong đó đầu tư mua cổ phiếu dài hạn khác lên tới gần 638 tỷ đồng. Như vậy, tổng các khoản đầu tư vào chứng khoán, cổ phiếu của VNI lên tới 754 tỷ đồng.

Luỹ kế năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm hàng không của VNI là gần 4,6 tỷ đồng, phần bảo hiểm xe cơ giới vẫn cao nhất lên tới hơn 1.754 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh thu phí bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người đứng thứ hai sau bảo hiểm cơ giới lên đến hơn 659,5 tỷ đồng.

Quay lại báo cáo tài chính năm 2021, Bên cạnh các khoản đầu tư chứng khoán quá lớn, dòng tiền lưu chuyển giữa VNI và các công ty liên kết, các công ty của cổ đông lớn đều có dấu hiệu lạ. Đặc biệt, trên báo cáo tài chính cho năm kết thúc 2021, VNI dành 310,6 tỷ đồng cho các khoản phải thu ngắn hạn khác trong đó 300 tỷ đồng là khoản phải thu của công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Hồng Việt.

Trong phần thuyết minh, VNI cho biết đã đưa công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hồng Việt một số tiền đặt cọc để thay mặt công ty tìm kiếm trụ sở làm văn phòng, 300 tỷ đồng này là chi phí cơ hội theo thoả thuận trong trường hợp hai bên chấm dứt hợp tác khi chưa hết thời gian hiệu lực hoặc hết thời gian hiệu lực nhưng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hồng Việt chưa tìm được mặt bằng. Nhưng lạ thay, khoản tiền đặt cọc để kiếm trụ sở của VNI đã đưa cho đối tác kéo dài suốt ba năm (từ năm 2019).

DB Insurance chạy đua "mướt mồ hôi" và ra sức "đối đầu" với VnDirect

Trước khi thâu tóm VNI, DB Insurance từng nuôi tham vọng với Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI). Được biết, DB Insurance trở thành cổ đông chiến lược, sở hữu hơn 37% cổ phần PTI sau khi bỏ ra hơn 1.077 tỷ đồng mua 30 triệu cổ phần PTI vào đầu năm 2015, tương đương mức định giá 35.912 đồng/CP. Theo đó, trước khi VNPost thoái vốn, DB Insurance là cổ đông lớn nhất tại PTI. ĐHĐCĐ thường niên (AGM) năm 2020 cũng đã thông qua nghị quyết nâng "room" ngoại tại PTI từ 49% lên 100%.

Sau khi về 'tay' của VNDirect, năm 2022 PTI lỗ sau thuế 352 tỷ đồng

Sau khi về "tay" của VNDirect, năm 2022 PTI lỗ sau thuế 352 tỷ đồng

Thế nhưng, tháng 12/2021, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) đã đấu giá 18,22 triệu cổ phần, tương đương 22,67% vốn Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) với giá khởi điểm 47.310 đồng/CP. Danh sách nhà đầu tư đăng ký mua gồm 4 cá nhân trong nước (đăng ký mua 31,8 triệu CP) và 1 tổ chức nước ngoài (đăng ký mua trọn lô 18,22 triệu CP). Theo nguồn tin, tổ chức nước ngoài giấu tên trên khả năng rất lớn là DB Insurance. Kết quả, 3 cá nhân trong nước đã mua trọn lô cổ phần trên, với giá đấu thành công từ 66.000-82.000 đồng/CP, giá trúng bình quân 77.341 đồng/CP, cao hơn tới 62% so với giá khởi điểm. VNPost theo đó thu về 1.409 tỷ đồng trong thương vụ trên. 


avatar-thao-16347015470771939854467-0-0-667-1000-crop-1634701552385894115340

Bà Phạm Minh Hương hiện đang là Chủ tịch HĐQT của CTCP Chứng khoán VNDirect và thành viên HĐQT của Tập đoàn IPA.

Trong đó, VNDirect là một trong những công ty chứng khoán chiếm thị phần môi giới lớn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Tập đoàn IPA có số vốn cổ đông hơn 900 tỷ và tổng tài sản hơn 2000 tỷ thuộc sở hữu của vợ chồng bà Hương - ông Hiền.

Theo đó, người chiến thắng trong "cuộc chiến" nắm quyền kiểm soát PTI chính là VnDirect. Cụ thể, ngày 10/3/2022, PTI đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường (EGM) để miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT của VNPost, bầu thay thế bổ sung 3 cái tên khác từ nhóm VNDirect là bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch HĐQT VNDirect và hai bà Vũ Nam Hương, Đỗ Thanh Hương.

3 đại diện này được đề cử bởi nhóm cổ đông sở hữu 34 triệu cổ phiếu, tương đương 42,33% cổ phần PTI, gồm VNDirect (16,44%), Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán I.P.A (3,22%), bà Hoàng Thị Minh Phương (9,89%), bà Vũ Thị Thư (9,89%) và bà Hoàng Thị Vân (2,89%).

Theo thông tin, bà Hoàng Thị Minh Phương, Vũ Thị Thư và Hoàng Thị Vân đều là những thành viên của VNDirect. Ngay sau EGM 2022, bà Phạm Minh Hương đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT PTI từ ngày 10/3/2022. Nhóm VNDirect hiện nắm đến 42,33% vốn PTI, cao hơn DB Insurance, nhưng chưa đạt tỷ lệ phủ quyết (51%). 

Thật đáng tiếc vì nếu mua vào thêm 18,2 triệu cổ phần, DB Insurance sẽ sở hữu 48,2 triệu cổ phần, tương ứng 60% vốn điều lệ qua đó hoàn toàn thâu tóm PTI.

Được biết, "cuộc chiến" thâu tóm PTI thực chất đã tồn tại từ lâu. VNDirect bắt đầu trở thành cổ đông lớn của PTI từ cuối năm 2012, sau khi mua 5,46 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 10,83%. Trước đó, nên biết, công ty chứng khoán này chính là tổ chức tư vấn niêm yết cho PTI vào cuối năm 2010. Nhóm VNDirect tiếp tục mua gom cổ phần PTI từ các cổ đông thoái vốn như VIB, Vinaconex, và đạt tỉ lệ sở hữu cao nhất là 18,68% vào giữa năm 2017. Bà Phạm Minh Hương từng có thời gian dài ngồi ghế Uỷ viên HĐQT PTI, từ tháng 4/2013 - tháng 6/2020.

 

PTI thực hiện cung cấp cho khách hàng bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hơn 100 sản phẩm bảo hiểm thuộc 4 nhóm sản phẩm chính: bảo hiểm Xe cơ giới, bảo hiểm Con người, bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật, bảo hiểm Hàng Hải.

Hiện nay, PTI có hơn 3.000 cán bộ nhân viên làm việc tại trụ sở chính và tại 55 công ty thành viên

Mặt khác, DB Insuarance có mặt tại thị trường bảo hiểm Việt Nam đã hơn 10 năm. Tập đoàn bảo hiểm lớn của Hàn Quốc này đã mua cổ phần của bảo hiểm PTI từ năm 2015 và hiện vẫn đang là cổ đông lớn của PTI này với 37% cổ phần.

Tại AGM 2020, bà Nguyễn Hồ Nga, đại diện cổ đông VNDirect đã phản đối tờ trình nâng room ngoại từ 49% lên 100%. "Lý do Ban điều hành đưa ra chưa thuyết phục, từ khi có cổ đông nước ngoài, chưa thấy dấu ấn cổ đông nước ngoài trong quá trình phát triển của PTI. Khi có cổ đông nước ngoài chi phối, chúng tôi rất lo lắng về định hướng kinh doanh của PTI trong thời gian tới".

Sau khi về "tay" của VNDirect, năm 2022 PTI lỗ sau thuế 352 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 vẫn lãi 257 tỷ đồng. Đây cũng là năm đầu tiên doanh nghiệp bảo hiểm này ghi nhận thua lỗ kể từ khi niêm yết.

Riêng trong quý IV, PTI đạt hơn 1.545 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm gốc, giảm 6% so với cùng kỳ, theo đó doanh thu thuần bảo hiểm giảm 7% còn gần 1.322 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí bồi thường bảo hiểm xấp xỉ cùng kỳ năm trước, kết quả là lợi nhuận gộp kinh doanh bảo hiểm giảm tới 65% xuống chưa tới 49 tỷ đồng.

Tương tự, doanh thu từ kinh doanh BĐS đầu tư giảm 75% xuống còn gần 2 tỷ đồng. Hoạt động tài chính cũng không mấy khởi sắc khi doanh thu nhích nhẹ 6% lên 45 tỷ nhưng chi phí đội lên gấp đôi cùng kỳ, ghi nhận gần 26 tỷ đồng.

Kết quả, PTI lỗ sau thuế quý IV hơn 4,4 tỷ đồng và là quý thứ ba liên tiếp doạnh nghiệp này ghi nhận thua lỗ, dù con số quý IV đã cải thiện đáng kể với mức lỗ của 2 quý trước đó.

Trước đó, PTI đã lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm 22% so với năm 2021, còn 260 tỷ đồng, khi dự báo thị trường bảo hiểm phi nhân thọ khó tăng trưởng đột phá. Tuy nhiên với khoản lỗ nặng, doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch.

 

Theo thông tin phản ánh của những khách hàng mua mua gói bảo hiểm có tên Vững Tâm An của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện PTI,  khi gặp rủi ro mà cụ thể ở đây là bị bệnh vì dịch nhưng lại không được chi trả đúng thời hạn và số tiền như đã cam kết trong giấy chứng nhận. Vụ việc này khiến nhiều người mua gói bảo hiểm này bức xúc không chỉ vì được chi trả không đủ số tiền cam kết mà còn phải mòn mỏi chờ đợi để được nhận tiền chi trả.

Theo giải trình của PTI, năm qua, Công ty phát sinh chi phí liên quan đến chương trình bảo hiểm “Vững Tâm An” số tiền hơn 353 tỷ đồng. Mặt khác, cả nước đã duy trì tình trạng bình thường mới với dịch bệnh COVID-19 (không còn áp dụng chính sách giãn cách xã hội như cùng kỳ năm trước) khiến chi phí bồi thường của PTI tăng mạnh so với cùng kỳ, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. Tổng chi bồi thường bảo hiểm cả năm 2022 tăng hơn 747 tỷ đồng (35%).

Tại thời điểm cuối 2022, tổng tài sản của PTI đạt hơn 8.385 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, phần lớn tài sản nằm ở đầu tư tài chính ngắn hạn với gần 3,755 tỷ đồng; đầu tư tài chính dài hạn cũng giảm 30% xuống gần 512 tỷ đồng.

Nợ phải trả chủ yếu là dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm, đạt 5.275 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Tính đến 31/12/2022, lợi nhuận lũy kế của PTI chỉ còn gần 62 tỷ đồng, giảm tới 86% so với đầu năm.

Cuộc tranh quyền lực kéo dài!

Điều lệ hiện hành của PTI quy định, cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện cho ít nhất 51% cổ phần có quyền biểu quyết. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ phần tối thiểu thông qua nghị quyết là 65% tổng số phiếu bầu của các cổ đông có quyền biểu quyết có mặt trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền có mặt tại ĐHĐCĐ. Ở một số trường hợp, tỉ lệ này là 75%. Nếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ, tỷ lệ cổ phần tối thiểu để thông qua nghị quyết là 75%.

DB Insurance với 30 triệu cổ phần, chiếm 37,32% vốn điều lệ PTI do đó có quyền phủ quyết rất lớn tại công ty bảo hiểm này. Biên bản họp AGM 2022 của PTI cho thấy, DB Insurance đã dễ dàng phủ quyết 3 tờ trình tăng vốn do HĐQT PTI của Chủ tịch HĐQT Phạm Minh Hương đề xuất.

Cụ thể, HĐQT PTI đã đề xuất 3 tờ trình tăng vốn điều lệ, thông qua phát hành mới cho cổ đông hiện hữu tỉ lệ 1:1 (giá 10.000 đồng/cp), phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỉ lệ 120%, và phát hành cổ phiếu ưu đãi ESOP tỉ lệ 2% với giá 10.000 đồng/cp.

Nếu hoàn tất các phương án tăng vốn kể trên, quy mô vốn điều lệ của PTI sẽ tăng ít nhất 3 lần, từ 803,9 tỷ đồng lên 2.572,5 tỷ đồng, qua đó vượt lên nhóm đầu về vốn điều lệ trong top 10 công ty bảo hiểm, chỉ đứng sau Bảo hiểm Bảo Việt (với quy mô vốn điều lệ tại ngày 31/12/2021 là 2.900 tỷ đồng, theo tờ trình của HĐQT PTI). Tuy nhiên, cả 3 tờ trình tăng vốn nêu trên chỉ nhận được tỷ lệ biểu quyết tán thành từ 51 - 55,9% tổng số phiếu có quyền biểu quyết tham dự đại hội, thấp hơn tỷ lệ tối thiểu 65%, do vậy đều không được thông qua.

Hồng Thơ
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp 30/4
Biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 được áp dụng tại cảng hàng không gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương từ ngày 27/4 đến hết ngày 1/5.

Yêu cầu đơn vị vận tải không tăng giá vé dịp lễ
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị vận tải không tăng giá cước hoặc có thì phải đáp ứng các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan,…

Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trong tháng 5/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn
Chiều ngày 21/4, tại thành phố Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Cao tốc bị ngắt điện vì ban quản lý nợ phí
Ban quản lý dự án Thăng Long chưa bố trí kinh phí trả tiền điện khiến đơn vị điện tạm ngưng cung cấp điện tại các nút giao trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận.

Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.