Chuyên mục


Bán Vietravel Airline, tài chính Vietravel vẫn bất ổn

10/05/2022 15:09 (GMT +7)

Suốt 4 tháng, Vietravel không thu được tiền chuyển nhượng công ty con Vietravel Airline. Hiện, tỷ lệ sở hữu của Vietravel tại Vietravel Airline giảm từ 99,5% còn 43,92%.

Ngày 15/12/2021, CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel (Mã: VTR) bán 72,25 triệu cổ phần tại CTCP Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) với tổng giá trị giao dịch 867 tỷ đồng, tương đương 12.000 đồng/cổ phần. Tỷ lệ sở hữu của Vietravel tại hãng hàng không này giảm từ 99,5% còn 43,92%.

Trong quý I năm nay, Vietravel ghi nhận khoản lỗ 60 tỷ đồng trong các công ty liên doanh liên kết

Trong quý I năm nay, Vietravel ghi nhận khoản lỗ 60 tỷ đồng trong các công ty liên doanh liên kết

 

Công ty cổ phần Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) tiền thân là Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam, được thành lập ngày 19/2/2019 với vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng do Vietravel (Mã: VTR) góp 100%.

Đến tháng 5/2019, Vietravel Airlines tăng vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng, Vietravel vẫn sở hữu 100%. Ngày 26/11/2021, Vietravel Airlines tăng vốn lần nữa lên 1.300 tỷ đồng, tức là thêm 600 tỷ. Trong đó, công ty mẹ Vietravel góp thêm 593,5 tỷ và kiểm soát 99,5% vốn điều lệ. Ngày 15/12/2021, Vietravel thoái vốn và giảm tỷ lệ sở hữu còn 43,92%.

Vietravel Airlines không còn là công ty con nhưng vẫn là công ty liên kết của Vietravel. Theo đó, kết quả kinh doanh của Vietravel Airlines được hợp nhất vào báo cáo tài chính của Vietravel theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Đáng chú ý, cho đến ngày 29/4/2022, tức hơn 4 tháng sau khi thoái vốn, Vietravel vẫn chưa nhận được khoản tiền từ việc chuyển nhượng cổ phần Vietravel Airlines nói trên.

Mặt khác, tính đến cuối quý I năm nay, Vietravel có hơn 44 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, giảm 60% so với ngày đầu năm. Nếu đã nhận được tiền từ giao dịch thoái vốn hãng hàng không, lượng tiền mặt của Vietravel có thể đã dồi dào hơn rất nhiều.

Theo Báo cáo tài chính đã công bố của Vietravel trong quý I, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 215 tỷ đồng giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên cơ cấu doanh thu có sự thay đổi đáng kể khi doanh thu bán vé máy bay giảm mạnh từ 70,6 tỷ đồng xuống còn 2,6 tỷ đồng và doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành tăng mạnh từ 72 tỷ đồng lên 196 tỷ đồng. Nhờ giá vốn bán hàng giảm mạnh, Vietravel vẫn lãi gộp khoảng 4,5 tỷ đồng.

Trong quý I năm nay, Vietravel ghi nhận khoản lỗ 60 tỷ đồng trong các công ty liên doanh liên kết. Sau khi tổng hợp tất cả nguồn doanh thu và chi phí, Vietravel lỗ sau thuế 108 tỷ đồng trong quý đầu năm 2022. Đây là quý thua lỗ thứ 7 của Vietravel kể từ khi COVID-19 khởi phát vào đầu năm 2020.

Do thua lỗ trong nhiều quý gần đây, Vietravel ghi nhận vốn chủ sở hữu âm 100 tỷ đồng tại ngày 31/3/2022. Vietravel cho biết hoạt động của Vietravel Airlines gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 tái bùng phát và chi phí nhiên liệu cao nên kết quả kinh doanh hợp nhất của Vietravel cũng bị ảnh hưởng theo.

Năm 2022, Vietravel đặt kế hoạch thu hơn 3.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 5,8 tỷ đồng. Luỹ kế đến ngày 31/3, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Vietravel âm 293 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu âm khoảng 100 tỷ đồng, trong khi đầu kỳ vẫn dương gần 8 tỷ. Khoản lỗ liên kết trong kỳ đến từ Vietravel Airlines do Vietravel vẫn chưa thu được khoản tiền chuyển nhượng.

Tố Như
Siết chặt kiểm soát thị trường, ngăn đầu cơ tăng giá cuối năm
Theo Thông báo số 511/TB-VPCP, Chính phủ yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp ổn định lực lượng vận tải hàng không, đảm bảo cân đối tải trên các đường bay nội địa và quốc tế, đáp ứng nhu cầu di chuyển trong dịp cao điểm cuối năm 2024.

Hàng không tăng thêm máy bay phục vụ cao điểm Tết
Trước nhu cầu di chuyển gia tăng dịp Tết Nguyên đán 2025, nhiều hãng hàng không trong nước đang gấp rút bổ sung máy bay và mở rộng đường bay nội địa lẫn quốc tế.

Đề xuất các cơ chế đặc thù đối với các dự án đường bộ cao tốc
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 8083/VPCP-CN ngày 4/11/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, đề xuất các cơ chế đặc thù trình Quốc hội đối với các dự án đường bộ cao tốc.

Kiến nghị ACV hoãn ký hợp đồng Gói thầu 4.8 tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Liên doanh gói thầu số 4.8 kiến nghị Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) tái xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu ở Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả, tránh thất thoát hơn 1.000 tỷ đồng.

Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ đi qua 10 tỉnh phía Bắc
Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) vừa trình Bộ GTVT xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Vận hành đường sắt tốc độ cao hiệu quả để tạo động lực phát triển mới
Với tốc độ thiết kế 350km/h, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội khi hoàn thành vào năm 2035. Việc chuẩn bị đồng bộ về nguồn lực và vận hành sẽ quyết định hiệu quả của dự án này.

Miền Trung thi đua '500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc'
Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch hưởng ứng triển khai đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm hoàn thành 3.000 đường bộ cao tốc".