Chuyên mục


Kiên quyết xử lý dự án gây ô nhiễm

09/05/2022 12:02 (GMT +7)

Tổng cục Môi trường sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động giám sát về môi trường đối với các cơ sở, dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Tại cuộc họp về kế hoạch xử lý các điểm ô nhiễm môi trường chiều 5/5/2022, về kề kế hoạch xử lý dứt điểm một số điểm nóng, khu vực ô nhiễm môi trường trong năm 2022 và trong thời gian tới, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, Tổng cục sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động giám sát về môi trường đối với các cơ sở, dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đảm bảo các dự án vận hành, hoạt động an toàn về môi trường.

Tổng cục Môi trường xây dựng kế hoạch triển khai, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường các lưu vực sông trong năm 2022 và trong thời gian tới

Tổng cục Môi trường xây dựng kế hoạch triển khai, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường các lưu vực sông trong năm 2022 và trong thời gian tới

Theo đó, Tổng cục Môi trường xây dựng kế hoạch triển khai, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường các lưu vực sông trong năm 2022 và trong thời gian tới. Cụ thể, sẽ tiếp tục rà soát, đề xuất dự án triển khai khắc phục ô nhiễm sông Cầu tại mỗi địa phương, trong đó tập trung trước mắt vào kiểm soát các cơ sở xả thải lớn, thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và làng nghề.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chỉ tiêu chưa hoàn thành đã đặt ra, đặc biệt là tỷ lệ khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước làng nghề, các cơ sở sản xuất có nguồn thải ra sông; kiểm soát chặt chẽ nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất có lưu lượng thải lớn;...

Bên cạnh đó, trong năm 2022 Tổng cục sẽ thực hiện giám sát theo kế hoạch được duyệt dự kiến 2 đợt/năm. Đợt 1 sẽ giám sát việc khắc phục các tồn tại, hạn chế và việc phòng ngừa nguy cơ gây ra sự cố môi trường đã nêu trong năm 2021, đồng thời Đoàn giám sát yêu cầu Nhà máy thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường khác phù hợp với quy định và thực tế phát sinh tại thời điểm giám sát.

Đợt 2 thực hiện giám sát các yêu cầu đã nêu ra trong đợt 1, đánh giá kết quả thực hiện vào cuối đợt giám sát và yêu cầu nhà máy thực hiện các nội dung liên quan để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tiếp theo.

Ngoài ra, để tập trung xử lý các điểm nóng ô nhiễm môi trường, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Tổng cục Môi trường tập trung xây dựng quy định về tiêu chí đánh giá cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao (thống nhất áp dụng trên cả nước), thực hiện giám sát hoặc đưa ra khỏi danh sách đang giám sát, làm cơ sở cho các Cục Bảo vệ môi trường vùng rà soát, đánh giá để bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh sách giám sát.

Mặt khác, để tiếp tục giám sát có hiệu quả đối với các dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao trong thời gian tới, cần quan tâm thực hiện duy trì, tăng cường hiệu quả và nhân rộng mô hình tổ giám sát có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư để giúp tăng cường giám sát hiệu quả, công khai, liên tục việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường của cơ sở.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị Tổng cục Môi trường tăng cường ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát nguồn thải thông qua việc xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu để khai thác thông tin nguồn thải, số liệu quan trắc tự động, cảnh báo sự cố, xây dựng các bản đồ phân bố nguồn thải phục vụ công tác quản lý môi trường… Yêu cầu Tổng cục Môi trường tổ chức Đoàn công tác làm việc với một số tỉnh miền Trung về ô nhiễm môi trường tại các cảng cá và các vấn đề môi trường nổi bật.

Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, ô nhiễm cục bộ vẫn đang tiếp diễn trên các đoạn sông chảy qua khu vực tập trung dân cư, khu vực làng nghề, khu hoạt động sản xuất công nghiệp… Các điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước tập trung trên các lưu vực sông ở khu vực phía Bắc (Nhuệ- Đáy, Cầu) và phía Nam (Đồng Nai); tình trạng ô nhiễm qua các đợt quan trắc trong năm và chưa có dấu hiệu được cải thiện, điển hình như ô nhiễm trên các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét (Hà Nội), sông Cầu chảy qua địa phận Bắc Ninh- Bắc Giang, sông Bắc Hưng Hải, kênh Tân Hóa- Lò Gốm, kênh Tàu Hũ- Bến Nghé.

Diệu An
Thêm vốn để xây cầu Phong Châu mới
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1389 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.

Xử lý điểm sạt lở nguy hiểm trên Quốc lộ 6
Công ty CPĐB 224 đang tiến hành thi công vị trí sạt lở ta luy dương tại Km203+430 QL.6 đoạn qua xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La) do ảnh hường của đợt mưa từ ngày 20-23/9/2024.

Quảng Bình công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất
UBND tỉnh Quảng Bình vừa công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất và lũ quét tại bản Tân Ly, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy.

Sơn La: 'Xẻ thịt' đất đồi thu lợi ở huyện Yên Châu
Dọc Quốc lộ 6C (QL.6C) đoạn qua xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La trong hai tuần trở lại đây xuất hiện tình trạng nhiều người đưa máy móc vào san gạt các đồi đất. Sau đó vận chuyển ra ngoài tiêu thụ diễn ra rầm rộ nhưng đến nay vẫn không bị xử lý.

Hoàn thành 9 cầu bộ hành tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
9 cầu bộ hành tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã hoàn thành, giúp kết nối các nhà ga với khu dân cư và xe buýt, mang lại sự an toàn di chuyển cho hành khách.

Sáp nhập nhiều đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bến Tre
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1237/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023 – 2025.

Quảng Ninh: Dự án nâng cấp hạ tầng Vựng Đâng gây ô nhiễm môi trường
Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 507 là đơn vị thi công Dự án đã không đảm bảo an toàn giao thông và gây ô nhiễm môi trường. Bụi bặm mù mịt, các hố ga chưa hoàn thiện ngổn ngang trên tuyến đường nâng cấp Vựng Đâng tại tổ 6,9,10 phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long đã kéo dài nhiều năm.