Chuyên mục


Xăng tăng gần 1.000 đồng/lít

01/06/2022 14:45 (GMT +7)

Giá xăng trong nước tại kỳ điều chỉnh chiều nay (1/6) xác lập kỷ lục mới. Xăng E5 RON 92 tăng 600 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 920 đồng/lít. Đây là lần tăng thứ 11 của mặt hàng này.

Chiều ngày 1/6, Liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ. Theo đó, xăng E5 RON 92 tăng 600 đồng/lít, giá xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 920 đồng/lít. Sau khi tăng, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 30.230 đồng/lít và xăng RON 95 là 31.570 đồng/lít.

gia-xang-tang

Như vậy, đây là đợt tăng thứ 5 liên tiếp và là đợt tăng thứ 11 của mặt hàng này chỉ trong nửa đầu năm 2022. Giá bán lẻ các loại xăng đã lập kỷ lục mới, riêng xăng RON 95 vượt mốc 31.500 đồng/lít, cao hơn mức thiết lập kỳ điều hành 23/5 vừa qua.

Đáng chú ý, giá các mặt hàng dầu tại kỳ điều hành lần này được điều chỉnh tăng khá mạnh. Theo đó, giá bán đối với mặt hàng dầu diesel 26.390 đồng/lít, dầu hỏa là 25.340 đồng/kg, dầu mazut là 20.900 đồng/kg.

Ở kỳ điều chỉnh lần này, cơ quan điều hành chi quỹ bình ổn với xăng 100-500 đồng/lít, trích dầu 100-300 đồng/lít/kg.

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, hết quý I Quỹ bình ổn xăng dầu âm khoảng 170 tỷ đồng. Tại một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu lớn đang bị âm quỹ như: Petrolimex âm 15 tỷ đồng ngày 23/5; PVOil âm hơn 1.012 tỷ đồng.

Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, nhiều đại biểu tỏ ra sốt ruột với tình hình giá cả leo thang liên tục. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều thách thức vì giá cả xăng dầu tăng cao. Ông đề nghị cần xây dựng hệ thống các giải pháp đồng bộ trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, gắn 2 biến số quan trọng là giá lương thực và giá xăng dầu.

Đại biểu TP.HCM cho rằng cần giảm các loại thuế với giá xăng dầu. Bởi nếu không hạ nhiệt giá xăng sẽ dẫn đến domino tăng giá ở các mặt hàng khác. "Cần nhanh chóng giảm đầu vào cho doanh nghiệp, kiểm soát giá, kiểm soát tình trạng té nước theo mưa, chú trọng bình ổn giá", đại biểu nêu.

Dữ liệu từ Bộ Công thương cho thấy, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore tiếp tục tăng mạnh. Cập nhật đến ngày 30/5, giá xăng RON 92 (dùng pha chế xăng E5 RON 92) vọt lên 149,94 USD/thùng, xăng RON 95 lên 158,12 USD/thùng, dầu diesel lên 152,66 USD/thùng... 

Trên thế giới, lệnh cấm một phần dầu mỏ Nga của Liên minh châu Âu (EU) đã được thông báo chính thức tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường ngày hôm qua 31/5 tiếp tục đẩy giá dầu thế giới đi lên. 

Ngày 1/6, dầu thô WTI của Mỹ tiếp đà tăng, giao dịch ở ngưỡng 115,5 USD/thùng, dầu Brent chuẩn toàn cầu vẫn neo trên mốc 122 USD/thùng. Chốt phiên khuya 31.5, dầu thô Brent đã tăng lên 124,64 USD/thùng, sau đó lùi dần về mức 122,84 USD/thùng;

Theo thỏa thuận này, lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga sẽ được áp dụng ngay đối với lượng dầu nhập khẩu qua đường biển còn lượng dầu nhập khẩu qua đường ống Druzhba vẫn được bỏ ngỏ. Mức cấm vận sẽ tăng lên 90% khi Ba Lan và Đức - 2 quốc gia có kết nối với đường ống dẫn dầu Druzhba - ngừng nhập khẩu qua tuyến đường ống này vào cuối năm nay. 10% còn lại tạm thời được miễn cấm vận để Hungary, Slovakia và Séc vẫn nhập khẩu được dầu thông qua tuyến đường ống vốn không dễ dàng thay thế này.

Giới phân tích cho rằng, để bù vào sản lượng thiếu hụt này, EU sẽ phải tìm kiếm nguồn cung mới từ OPEC+, Mỹ... Song, có một thực tế là sản lượng khai thác của OPEC+ cũng đang rất hạn chế, thấp hơn nhiều so với cam kết. OPEC+ đã liên tục cắt giảm sản lượng kể từ đại dịch Covid-19 năm 2020. Dự kiến tại lần nhóm họp vào ngày 2.6, tổ chức này vẫn duy trì tăng mục tiêu sản lượng lên 432.000 thùng/ngày cho tháng 7. Với Nga, sau lệnh cấm vận dầu của EU, Nga buộc phải tìm kiếm các khách hàng mới mà hiện tại chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ. Tuy nhiên, việc chuyển dầu thô từ Nga sang Ấn Độ không dễ dàng trong bối cảnh chi phí logistics toàn cầu đang tăng cao.

Mỹ Diệu
Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.

Quảng Nam đề xuất phương án đầu tư QL.14D
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục đầu tư và sớm triển khai đầu tư xây dựng dự án nâng cấp, cải tạo QL14D theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động lấn biển, có hiệu lực từ ngày 16/4/2024.

Thay đổi thú vị về ô tô và xe máy trong hơn một thập kỷ qua
Theo Báo cáo “Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2022” của Tổng cục Thống kê, tình hình ô tô và xe máy tại Việt Nam qua hơn 1 thập kỷ đã có nhiều thay đổi thú vị.

Hà Nội: Tìm nhà thầu xây cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A
Dự án cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A hoàn chỉnh hướng tuyến mới của đường 427 theo quy hoạch, giúp kết nối với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ một cách thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Chấn chỉnh công tác quản lý vận tải ô tô tại địa phương
Thanh tra Bộ GTVT vừa báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch 12882 ngày 14/11/2023 của Bộ GTVT về kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Cứ mỗi phút có 5 chiếc xe máy được mua
Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, lượng xe máy mới bán ra trong quý I năm 2024 đạt trên 603.000 chiếc, giảm gần 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.