Chuyên mục


Nhiều doanh nghiệp xăng dầu lỗ khủng

26/05/2022 13:11 (GMT +7)

Trong bản báo cáo mới đây của Kiểm toán Nhà nước cho biết, một số khoản đầu tư của của 73 doanh nghiệp thuộc 16 tập đoàn, tổng công ty và công ty bị thua lỗ, mất vốn, không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.

Trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước cho biết, năm 2021, đơn vị này đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2020 của 73 doanh nghiệp thuộc 16 Tập đoàn, Tổng công ty và công ty.

7_7_1

Kết quả kiểm toán cho thấy 15/16 Tập đoàn, Tổng công ty, công ty được kiểm toán sản xuất kinh doanh có lãi; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tại một số đơn vị đạt tương đối cao.

Bên cạnh đó, việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp được kiểm toán còn một số hạn chế, tồn tại. Một số đơn vị chưa được góp đủ vốn điều lệ hoặc có vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ được phê duyệt nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định; không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, mất cân đối tài chính hoặc bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Danh sách đơn vị không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn (Công ty mẹ - Vinachem); mất cân đối tài chính (VNS gồm Công ty mẹ, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty TNHH MTV Thép tấm lá Phú Mỹ - VNSteel) hoặc bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt (Công ty CP Thép tấm Miền Nam, Công ty TNHH MTV Thép tấm lá Phú Mỹ - VNSteel, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty TNHH Tư vấn MDC - VNSteel, Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung, Công ty CP Thép tấm lá Thống Nhất, Công ty CP Tân Thành Mỹ, Công ty TNHH Natsteelvina).

 
Trước đó,Vinachem từng cho biết, 3 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của tập đoàn gồm Công ty cổ phần DAP số 2-Vinachem; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đạm Ninh Bình; Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc đều khó khăn do chi phí tài chính chiếm tỷ trọng lớn trên doanh thu. Theo đó, Đạm Hà Bắc là 33,8%, Đạm Ninh Bình là 24,2% và DAP số 2 là 21,9%.

Một số đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, thua lỗ lớn như Công ty mẹ - Vinachem có 5 trong tổng số 22 công ty con có lỗ lũy kế hết năm 2020 khoảng 15.400 tỷ đồng, 01 công ty con khác đang dừng hoạt động; 

Vinasun công ty mẹ với 4 công ty con, 5 công ty liên kết và 3 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 898,88 tỷ đồng, trong đó 2 đơn vị đang tạm dừng hoạt động; Công ty CP Gang thép Thái Nguyên với 3 công ty con, liên kết không hoạt động, không có khả năng phục hồi sản xuất; 

Công ty mẹ - PVGAS với 2/6 công ty con lỗ lũy kế 602,37 tỷ đồng. Công ty mẹ - Petrolimex với Công ty TNHH MTV Petrolimex Lào lỗ lũy kế 114,82 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 57 tỷ đồng. Tổng công ty Điện lực TKV với Công ty CP Nhiệt điện Cẩm Phả lỗ lũy kế 1.771,1 tỷ đồng; Công ty mẹ - VNPT với 2 công ty con, liên doanh lỗ lũy kế 78,8 tỷ đồng;

Báo cáo Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, một số khoản đầu tư của Tập đoàn, Tổng công ty vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn. Cụ thể, tại Công ty mẹ - PVFCCo có 2/3 công ty liên kết lỗ lũy kế tại 31/12/2020 là 6.474,84 tỷ đồng, 1/2 khoản đầu tư dài hạn khác lỗ năm 2020 là 45,47 tỷ đồng.

Tại Công ty mẹ HUD: 04/05 công ty liên kết, đầu tư khác lỗ năm 2019 và năm 2020 là 55,49 tỷ đồng; Vinachem: Công ty mẹ có 2/9 công ty liên kết lỗ lũy kế 123,69 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam có 2/5 khoản đầu tư phải trích lập dự phòng 95,25 tỷ đồng, Công ty CP Phân bón và Hóa chất Cần Thơ có 1 khoản đầu tư phải trích lập dự phòng 9,83 tỷ đồng.

Tại Công ty mẹ - PVGAS 1/2 công ty liên kết lỗ năm 2020 là 47,41 tỷ đồng; Petrolimex: TCT Gas Petrolimex - CTCP, Petajico Hà Nội - TCT Dịch vụ Xăng dầu Petrolimex, TCT Hóa dầu Petrolimex - CTCP, Công ty CP Vận tải Xăng dầu Vipco - TCT Vận tải thủy Petrolimex phải trích lập dự phòng tổng cộng 132,37 tỷ đồng; Công ty mẹ - VNPT với 2 khoản đầu tư tại các đơn vị đang trong quá trình giải thể, phá sản tiềm ẩn rủi ro mất vốn.

Theo kết quả kiểm toán, một số đơn vị chưa xây dựng quy chế quản lý tiền, định mức tồn quỹ tiền mặt/tiền gửi ngân hàng, kế hoạch sử dụng dòng tiền hoặc quản lý dòng tiền chưa hiệu quả. Công ty mẹ - VNS duy trì số dư tiền gửi không kỳ hạn ở mức cao (trên 63 tỷ đồng/ngày, giai đoạn 12/10-28/12/2020 trên 152 tỷ đồng/ngày), chưa chào lãi suất đến các tổ chức tín dụng khi gửi tiền.

Tại Vinachem, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển chưa xây dựng tiêu chí lựa chọn ngân hàng, chào lãi suất đến các tổ chức tín dụng khi gửi tiền. PVGAS, Công ty mẹ chưa cân đối dòng tiền từ các hợp đồng tiền gửi đến ngày đáo hạn khi xây dựng kế hoạch dòng tiền tháng/quý.

Công ty mẹ, Công ty CP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam, Công ty CP CNG Việt Nam để số dư tiền gửi không kỳ hạn vượt định mức, chuyển tiếp cùng kỳ hạn nhiều hợp đồng tiền gửi từ 3 đến 9 tháng.Cùng với đó là ông ty CP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam và Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam chưa chào lãi suất đến các tổ chức tín dụng khi gửi tiền.

Còn một số công trình xây lắp hoàn thành nhiều năm chưa được nghiệm thu, quyết toán. Tại HUD, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD 3 là 46,64 tỷ đồng (Công trình Hệ thống thoát nước Bắc Ninh 15,98 tỷ đồng, Công trình Phần thô nhà công vụ cơ khí Quang Trung 24,73 tỷ đồng, Công trình Hạ tầng cụm KCN Đồng Mai 0,32 tỷ đồng, Công trình Kết cấu và hoàn thiện hỗn hợp tòa nhà HH1 Chúc Sơn 5,61 tỷ đồng).

Một số đơn vị có số dư Quỹ đầu tư phát triển lớn nhưng chưa xây dựng kế hoạch, phương án sử dụng Quỹ. Cụ thể, tại PVGAS, Công ty mẹ 18.597,25 tỷ đồng, Công ty CP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam 178,26 tỷ đồng, Công ty CP CNG Việt Nam 131,55 tỷ đồng; Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam 83,82 tỷ đồng.

Mỹ Diệu
Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.

Quảng Nam đề xuất phương án đầu tư QL.14D
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục đầu tư và sớm triển khai đầu tư xây dựng dự án nâng cấp, cải tạo QL14D theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động lấn biển, có hiệu lực từ ngày 16/4/2024.

Thay đổi thú vị về ô tô và xe máy trong hơn một thập kỷ qua
Theo Báo cáo “Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2022” của Tổng cục Thống kê, tình hình ô tô và xe máy tại Việt Nam qua hơn 1 thập kỷ đã có nhiều thay đổi thú vị.

Hà Nội: Tìm nhà thầu xây cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A
Dự án cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A hoàn chỉnh hướng tuyến mới của đường 427 theo quy hoạch, giúp kết nối với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ một cách thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Chấn chỉnh công tác quản lý vận tải ô tô tại địa phương
Thanh tra Bộ GTVT vừa báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch 12882 ngày 14/11/2023 của Bộ GTVT về kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Cứ mỗi phút có 5 chiếc xe máy được mua
Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, lượng xe máy mới bán ra trong quý I năm 2024 đạt trên 603.000 chiếc, giảm gần 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.