Chuyên mục


WB hỗ trợ Việt Nam xây đường sắt tốc độ cao

15/11/2023 15:41 (GMT +7)

Ngân hàng thế giới (WB) cam kết phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT để có thể triển khai các dự án có hỗ trợ vốn từ phía WB theo khung thời gian mà Thủ tướng Chính phủ mong muốn.

Tin từ Bộ GTVT, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng vừa có buổi làm việc với bà Manula V. Ferro, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Đông Á và Thái Bình Dương

Bà Manula V. Ferro khẳng định Việt Nam luôn là đối tác quan trọng của WB. WB mong muốn gìn giữ, phát triển mối quan hệ hợp tác tốt đẹp này, đồng thời cho biết WB có thể hỗ trợ, đóng vai trò tích cực với Việt Nam trong tiến trình đạt mục tiêu năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Ngân hàng thế giới sẽ tham gia hỗ trợ Việt Nam xây đường sắt cao tốc

Ngân hàng thế giới sẽ tham gia hỗ trợ Việt Nam xây đường sắt cao tốc

WB đã chuẩn bị hỗ trợ Việt Nam xây dựng các dự án hạ tầng giao thông

Phó chủ tịch WB cho biết, tại cuộc họp vào tháng 9/2023 giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch WB Ajay Banga, Thủ tướng đã đề nghị trong 3 năm tới, WB cho Việt Nam vay 5-7 tỷ USD đầu tư các dự án hạ tầng tại Việt Nam. WB nỗ lực chuẩn bị cho cơ hội hợp tác này, ưu tiên lĩnh vực giao thông và năng lượng - điện.

Từ đây, bà Manula V. Ferro đề nghị Bộ GTVT đề xuất dự án cụ thể có thể triển khai sớm, nhất là các dự án có quy mô lớn, ý nghĩa.

Đáp lại sự quan tâm của WB, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng bày tỏ mong muốn WB nghiên cứu, xem xét dành vốn vay cho một số dự án quan trọng lĩnh vực đường sắt, đường bộ.

Ưu tiên các dự án đường sắt, đường bộ

Cụ thể, về đường sắt có 3 dự án xây mới gồm: Đường sắt vành đai phía Đông TP Hà Nội, dài 59km, đường đôi, khổ đường lồng 1.435mm và 1.000mm, giai đoạn 1 đầu tư đường đơn với tổng mức đầu tư khoảng 17.000 tỷ đồng, trong đó dự kiến vốn vay khoảng 560 triệu USD.

Đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, dài 140km, đường đôi, khổ 1.435m, tổng mức đầu tư phân kỳ đường đơn khoảng 3 tỷ USD, vốn vay dự kiến gần 3 tỷ USD;

Đường sắt TPHCM - Cần Thơ dài 175,2km, đường đôi, khổ 1.435m; giai đoạn 1 đầu tư đường đơn khoảng 154.000 tỷ đồng, vốn vay dự kiến khoảng 5,07 tỷ USD. Cả ba dự án này đều đang lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Pre-Fs), dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2024.

Ngoài ra, có dự án nâng cao an toàn các tuyến đường sắt, xây dựng khoảng 30 nút giao (cầu vượt) giữa các quốc lộ với các tuyến đường sắt hiện hữu, có mật độ chạy tàu cao và nhiều vụ tai nạn; tổng mức đầu tư khoảng 8.378 tỷ đồng, vốn vay dự kiến 280 triệu USD.

Lĩnh vực đường bộ có 2 dự án gồm cao tốc Pleiku - Quy Nhơn dài 151km, 4 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 35.800 tỷ đồng cho 4 làn xe 17m, khoảng 44.000 tỷ đồng cho 4 làn xe hoàn chỉnh, vốn vay dự kiến 1,45 tỷ USD; cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo dài 70km, 4 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 10.800 tỷ đồng cho 4 làn xe 17m, khoảng 14.500 tỷ đồng cho 4 làn xe hoàn chỉnh, vốn vay dự kiến khoảng 480 triệu USD.

"Hai dự án này đang được nghiên cứu đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Tuy nhiên, do tổng mức đầu tư lớn, lưu lượng còn thấp nên WB có thể tiếp cận, xem xét tài trợ theo hình thức đầu tư công", Bộ trưởng thông tin.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị WB hỗ trợ các dự án hỗ trợ kỹ thuật, tập trung vào các lĩnh vực đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường bộ cao tốc, trong đó xây dựng quản lý vận hành Trung tâm kỹ thuật và điều hành giao thông đường bộ cao tốc (trung tâm ITS quốc gia)...

Bộ GTVT mong rằng, WB xem xét, phê duyệt vốn vay các dự án đang hợp tác. Bộ GTVT cũng tin tưởng với nỗ lực của hai bên, các dự án hợp tác hai bên sẽ đạt kết quả tốt đẹp.

WB sẽ tham gia dự án đường sắt tốc độ cao

Phó chủ tịch WB Manula V. Ferro nhận định, các dự án đường sắt, đường bộ cao tốc mà Bộ GTVT đề xuất rất cần thiết vì có tính kết nối cao, ý nghĩa không chỉ với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam mà với khu vực. Theo đó, WB có thể tham gia đáng kể vào các dự án này.

Đồng thời, cam kết phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT để có thể triển khai các dự án có hỗ trợ vốn từ phía WB theo khung thời gian mà Thủ tướng Chính phủ mong muốn.

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.

Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.