Chuyên mục


Úc không thích xe điện

27/10/2022 05:38 (GMT +7)

Có rất nhiều lý do được đưa ra khi Úc không phải là một điểm đến lý tưởng cho xe điện, trong đó có bài toán về kinh tế. Và cũng rất lạ đời là, xe ô tô điện cũ thường có giá cao hơn 30% so với xe đăng ký mới.

Người dân thừa sức mua, nhưng xe điện có thể "ăn mòn" GDP

Vào năm 2021, gần 10% ô tô được bán trên toàn cầu là xe điện. Ở một số quốc gia, con số đó đã vượt qua 70%. Nhưng ở Úc, doanh số bán xe điện chỉ chiếm 2%. Thăm dò ý kiến cho thấy 54% người Úc mong muốn có một chiếc EV (xe điện). Điều này cho thấy nhu cầu xe điện ở Úc vẫn luôn cao. Vậy mâu thuẫn nằm ở đâu?

Vị thế của Australia là kẻ tụt hậu trong cuộc đua xe điện toàn cầu

Vị thế của Australia là kẻ tụt hậu trong cuộc đua xe điện toàn cầu

Trong số 10 thị trường được nghiên cứu trong bảng dưới (Úc, Mỹ, Anh, Đức, Na Uy, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Mexico và UAE), thì giá niêm yết thấp nhất là Trung Quốc (nơi sản xuất Model 3), tiếp theo là Nhật Bản, Na Uy và Úc đứng thứ 4. 

So sánh giá xe điện Tesla Model 3 trước/sau thuế và ưu đãi tại Úc và các nước

So sánh giá xe điện Tesla Model 3 trước/sau thuế và ưu đãi tại Úc và các nước

So sánh dữ liệu định giá này với thu nhập ròng trung bình ở mỗi quốc gia (thông qua Ngân hàng Thế giới), Tesla Model 3 dòng cơ bản có giá cả phải chăng nhất ở Na Uy (chiếm 74% thu nhập trung bình); tiếp theo là Mỹ (86%), Úc (109%) và Nhật Bản (122%).

Từ những phân tích trên có thể thấy, thu nhập của người dân Úc hoàn toàn đủ khả năng mua xe điện. Mặc dù, ô tô điện vẫn đắt ở Úc, chiếc EV rẻ nhất của nước này có giá cao hơn gần 60% so với xe xăng.

Nhưng thực tế là, giá các dòng xe điện tại đây không nằm trong nhóm các nước có giá xe điện cao nhất, nhu cầu xe điện tại thị trường này cũng không hề thấp. Một loạt các gián đoạn trong ngành đang làm thay đổi mô hình định giá truyền thống. Loạt khó khăn trong chuỗi cung ứng bắt nguồn từ việc các cuộc phong toả do Covid-19 đang làm trì hoãn các lô hàng ô tô trên toàn thế giới. Đồng thời, giá xăng dầu tăng cao do sự kiện Nga - Ukraine đã thúc đẩy nhu cầu về ô tô điện. Do đó, điều khiến xe điện ít bán được ở Úc chủ yếu là do nguồn cung khan hiếm.

Nhưng cũng nhiều lý do mang tính kinh tế và tâm lý khiến nhiều người Úc không chọn xe điện. Những chiếc Tesla Model 3 chỉ mới chạy được vài trăm dặm đang được bán với giá khoảng 130.000 AUD (91.000 USD) hoặc cao hơn tại Úc. Mức giá này cao hơn một phần ba so với giá của một chiếc xe mới.

Thời gian giao hàng cho một chiếc xe mới đang trở nên quá lâu, lên đến 9 tháng. Điều này khiến người mua đang dần mất kiên nhẫn. Họ đang trả mức giá khổng lồ để không phải chờ đợi, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải chấp nhận một chiếc xe đã qua sử dụng.

Người tiêu dùng ở Úc phải đối mặt với thời gian giao hàng cho một chiếc Tesla Model 3 mới lâu hơn so với nhiều thị trường trọng điểm khác.

Theo trang web của Tesla, một chiếc Model 3 Performance hàng đầu có giá 91.600 AUD (64.200 USD) được đặt hàng tại Sydney vào tháng 8/2022 sẽ được giao vào khoảng từ tháng 2 - 5/2023. Đây là khoảng thời gian chờ đợi lâu hơn so với Mỹ, Nhật Bản và Đức, và nhất là Singapore, khi người hâm mộ Tesla ở nước này có thể chỉ phải đợi 4 tuần.

Trái lại, các phiên bản gần như chưa qua sử dụng của cùng một chiếc xe hiện đang có sẵn trên khắp nước Úc với giá từ 130.000 AUD đến 138.000 AUD, theo trang carales.com. Nhu cầu về xe điện đã qua sử dụng ở Úc quá cao nên Lloyds Auctions còn không thể bán chúng đủ nhanh.

Kirstie Minifie, trưởng bộ phận tiếp thị và thiết kế của trung tâm đấu giá cho biết: “Chúng tôi đang chứng kiến những chiếc xe điện đã qua sử dụng được bán đấu giá với giá còn cao hơn giá bán lẻ ban đầu”.

Ngay cả trước khi chuỗi cung ứng gặp khó khăn như hiện tại, việc áp dụng xe điện tương đối thấp của Úc đã khiến các nhà sản xuất ô tô lớn ưu tiên các quốc gia khác cho các mẫu xe mới của họ. Trạm sạc ở Úc vẫn còn là một điều mới lạ và đang miễn phí ở nhiều địa điểm công cộng như bãi đậu xe siêu thị hoặc trung tâm mua sắm. 

Đại diện Good Car Company, một doanh nghiệp Australia chuyên bán xe điện mới, đã qua sử dụng và nhập khẩu cho hay, nguồn cầu đang vượt xa nguồn cung. Thời gian chờ đợi có thể kéo dài đến hai năm đối với một số mẫu. Do đó, ngay cả những chiếc ô tô điện cũ hơn như Leaf của Nissan cũng đang được bán với giá cao hơn so với hai năm trước. Đơn cử như, một chiếc Hyundai Ioniq 5 có thể mất 12 tháng kể từ khi đặt hàng đến khi giao hàng và khoảng hai năm để chờ đợi một chiếc EV6 từ hãng Kia.

Cũng có thể, nếu Úc ủng hộ sử dụng xe điện, giá xăng có thể bị ảnh hưởng, từ đó đất nước này sẽ giảm một nguồn thu đáng kể (dầu mỏ). Được biết, Úc là một quốc gia có nguồn năng lượng lớn. Mặc dù ngành nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên chỉ đóng góp tương ứng là 3% và 5% trong GDP, nhưng góp phần đáng kể vào hiệu suất xuất khẩu. 

Úc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và New Zealand. Trong điều kiện đóng góp vào GDP, lĩnh vực khai thác khoáng sản (bao gồm cả dầu mỏ) đã tăng từ khoảng 4,5% trong năm 1993-1994, đến gần 8% trong năm 2006-2007 tại khu vực này.  

Úc vẫn tài trợ sạc pin, nhưng không có tiêu chuẩn phát thải chặt chẽ

Theo các chuyên gia trong ngành, vị thế của Australia là kẻ tụt hậu trong cuộc đua xe điện toàn cầu là điều khó có thể thay đổi mặc dù đảng Lao động thân thiện hơn với phương tiện giao thông sạch. Cụ thể, cuộc bầu cử chính phủ của Anthony Albanese vào 5/2022 đã làm dấy lên kỳ vọng rằng việc tiêu thụ xe điện ở Úc sẽ tăng cao do các khoản trợ cấp hào phóng hơn. 

Chính phủ Úc đang thử nghiệm biến cột điện thành điểm sạc xe điện tại New South Wales

Chính phủ Úc đang thử nghiệm biến cột điện thành điểm sạc xe điện tại New South Wales

Bên cạnh đó, Đảng Lao động đã cam kết cắt giảm lợi ích ngoại biên và thuế nhập khẩu đối với xe điện, đồng thời hứa hẹn tăng gấp đôi số tiền chi cho "cơ sở hạ tầng sạc điện" lên 500 triệu USD. Đảng này cũng tuyên bố rằng sẽ chấm dứt các cuộc chiến văn hoá liên quan đến xe điện, điều mà chính phủ cũ nên làm được từ lâu.

Will Edmonds từ Bloomberg New Energy Finance - một công ty phân tích cho biết, việc Đảng Lao động lên nắm quyền có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu từ những người lái xe muốn mua xe điện. Bởi, đã có rất nhiều nhu cầu đối với xe điện ở Úc, nhưng các nhà sản xuất ô tô đang tránh xa thị trường này do Úc thiếu các tiêu chuẩn về hiệu suất nhiên liệu.

Các tiêu chuẩn như vậy được áp dụng trên hầu hết các nước phát triển, yêu cầu các nhà sản xuất ô tô phải đảm bảo các trung bình mẫu xe mà họ bán trong hơn một năm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả tối thiểu. Cụ thể, ông Edmonds cho biết, các nhà sản xuất ô tô phải cố gắng bán các mẫu xe ít phát thải hoặc không phát thải như xe điện để bù lại việc bán các dòng xe gây ô nhiễm. Ông cho biết nếu các nhà sản xuất ô tô không đạt được mục tiêu phát thải, họ có thể phải đối mặt với mức phạt cao.

Ông Edmonds nói: “Các nhà sản xuất ô tô phải đối mặt với bất lợi là nguồn cung xe điện hạn chế nhưng họ có thể ưu tiên những chiếc xe điện của mình cho các thị trường như EU, Trung Quốc và Mỹ, nơi có các tiêu chuẩn về khí thải nhiên liệu mà họ phải tuân thủ."

Đối với mỗi chiếc xe ô tô lớn được bán ra, các nhà sản xuất phải bán một chiếc xe điện nhỏ hơn, hiệu quả hơn, lý tưởng hơn để cân bằng những điều kiện trong tiêu chuẩn về khí thải nhiên liệu và đạt được mục tiêu phát thải. 

Mặt khác, trước đó, vào năm 2021, dưới thời thủ tướng Scott Morrison, Úc là một quốc gia không hề "chào đón" xe điện. Phát biểu chiến lược chiến lược Future Fuels, cựu thủ tướng Australia cho biết sẽ không làm bất cứ điều gì để ép buộc người dân Úc mua ô tô điện. Thay vào đó, chính phủ liên bang sẽ hợp tác với khu vực tư nhân để tài trợ 50.000 trạm sạc tại các gia đình ở Úc, nhằm khuyến khích nhiều người mua xe điện hơn.

Nhưng chiến lược Future Fuels không có các chính sách trợ cấp, ưu đãi thuế, kích thích bán hàng hoặc đưa ra các tiêu chuẩn phát thải nhiên liệu tối thiểu, những chính sách giúp xe điện có giá cả phải chăng hơn. 

Bên cạnh đó, một lý do khiến xe điện ít phổ biến là nơi đây thiếu các trạm sạc. Ngay cả khi ở một thành phố lớn, không phải nơi nào cũng có thể sạc điện. Việc thiếu các trạm sạc và khả năng tương thích với cây sạc khiến việc lái xe điện dần trở thành nỗi phiền muộn, đặc biệt khi đi xa. Trong khi các trạm xăng thường ít gặp vấn đề hơn. 

Mặt khác, xe điện chưa thực sự tiết kiệm như nhiều người nghĩ. Với giá điện ở Úc, cứ khoảng 100km xe Nissan Leaf e+ tốn 12 USD (không tính sạc tại nhà). Trong khi sử dụng xe xăng (Nissan Qashqai với mức tiêu thụ nhiên liệu 7 lít/100km) thì chi phí khoảng 11,9 USD trên cùng quãng đường. Qashqai chỉ bằng nửa giá Nissan Leaf e+. 

Hồng Thơ/Tổng hợp
Bài 2: 'Xe đạp điện trá hình' và hiểm hoạ tai nạn giao thông ở học sinh
Tai nạn giao thông gia tăng liên quan đến học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện thời gian gần đây đã ít nhiều tạo cái nhìn không tốt trong dư luận. Tuy nhiên, thực trạng này lại mâu thuẫn với những giá trị tiện ích đem lại cho người tiêu dùng và xã hội mà nhiều nhà sản xuất xe mong muốn.

Bài 1: Xe đạp điện 'trá hình trước mặt' cơ quan chức năng!
Xe đạp điện là một trong những mặt hàng đang bị bát nháo nhiều nhất về chất lượng và nguồn gốc. Đáng ngại lên mức cảnh báo đỏ bởi những chiếc xe "râu ông nọ cắm cằm bà kia", hàng nhái hoặc là có tên lạ hoắc lạ hơ... đang được học sinh, con em điều khiển với tốc độ xe máy đến trường.

Tập đoàn Anh Vinh đẩy BIDV vào vụ kiện thế nào?
BIDV phát hành thư bảo lãnh khoản tạm ứng cho CTCP Tập đoàn Thành Vinh tại 2 dự án thầu giao thông và đảm bảo hoàn trả vô điều kiện cho chủ đầu tư Ban Giao thông TPHCM. Nhưng các cam kết đang bị phá vỡ.

Thông báo về 02 tổ chức khủng bố “Nhóm Hỗ trợ người Thượng - MSGI” và “Người Thượng vì công lý - MSFJ”
Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an thông báo 02 tổ chức dưới đây đã và đang tiến hành hoạt động khủng bố.

CSGT kịp thời đưa bệnh nhân tai biến đi cấp cứu
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên quốc lộ 91, CSGT tỉnh An Giang đã nhanh chóng dùng xe đặc chủng, kịp thời đưa người phụ nữ có biểu hiện tai biến đi cấp cứu.

Tài xế xe khách chạy quá tốc độ, nhiều lần tông vào xe CSGT
CSGT phát hiện Nguyễn Văn Giang điều khiển xe khách chạy quá tốc độ nên ra hiệu lệnh dừng xe, tuy nhiên Giang không chấp hành mà bỏ chạy, tông nhiều lần vào đuôi xe chuyên dụng.

Khởi tố, bắt tạm giam cựu Tổng Biên tập Báo Thanh niên Nguyễn Công Khế
Tối 16/1, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, ông Nguyễn Công Khế, cựu Tổng Biên tập Báo Thanh niên vừa bị khởi tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".