Chuyên mục


Triển vọng về cổ phiếu của PVTrans

27/12/2022 14:00 (GMT +7)

Quy mô nợ vay của PVTrans tính đến hết quý III/2022 là 3.995 tỷ đồng, tăng 23% với đầu năm, đa số là đi vay dài hạn. Trong ba quý đầu năm, PVTrans tốn 162 tỷ đồng cho chi phí lãi vay.

PVTrans sớm cán đích lợi nhuận 2022

Về tình hình kinh doanh, tính đến thời điểm hiện tại, PVTrans chưa có báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2022 nhưng theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 cho thấy doanh thu thuần tăng 39% so với cùng kỳ lên 2.330 tỷ đồng nhờ gia tăng đội tàu. Trong kỳ, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 16,8% quý III/2021 lên 17,7%.

PVT CHI PHÍ

Doanh thu tài chính tăng 57% lên 53 tỷ đồng do tăng lãi từ tiền gửi, tiền cho vay và thu nhập từ cổ tức, lợi nhuận được chia. Bên cạnh đó, PVTrans ghi nhận thêm lợi nhuận khác 211 tỷ đồng, phần lớn nhờ thanh lý, bán tài sản cố định, gấp gần 53 lần cùng kỳ. Đại diện PVTrans cho biết công ty dự kiến thanh lý hai tàu cũ, trong đó có tàu PVT Athena và sẽ được ghi nhận lợi nhuận trong năm nay. 

Các chi phí gia tăng song nhờ khoản lợi nhuận khác giúp PVTrans lãi sau thuế gần 386 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ gần 271 tỷ, lần lượt gấp 2,52 lần và gấp 2,87 lần cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của PVTrans đạt 6.609 tỷ, tăng 25% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế 1.035 tỷ, lợi nhuận sau thuế 831 tỷ, lần lượt tăng 35% và tăng 38%

Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của PVTrans hơn 14.250 tỷ đồng, tăng 1.757 tỷ so với đầu năm, tập trung phần lớn vào tài sản cố định với hơn 7.662 tỷ đồng, tăng 687 tỷ so với ngày 1/1 do trong năm công ty đã đầu tư thêm các tàu mới. Theo kế hoạch, công ty mẹ và công ty thành viên cần đầu tư khoảng 23 tàu. Các khoản phải thu ngắn hạn là 1.929 tỷ đồng, trong đó phải trích lập dự phòng 108 tỷ đồng phải thu ngắn hạn khó đòi.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của PVT vẫn thấp so với thời điểm năm 2019 (dịch covid-19)

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của PVT vẫn thấp so với thời điểm năm 2019 (dịch covid-19)

Quy mô nợ vay của PVTrans là 3.995 tỷ đồng, tăng 23% với đầu năm, đa số là đi vay dài hạn. Việc đẩy mạnh đi vay nợ một phần do trong năm nay công ty có nhu cầu mua thêm tàu mới. Trong ba quý đầu năm, PVTrans tốn 162 tỷ đồng cho chi phí lãi vay.

Vốn chủ sở hữu tại cuối kỳ là 7.634 tỷ, bao gồm vốn góp chủ sở hữu là 3.236 tỷ, quỹ đầu tư phát triển 1.128 tỷ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối gần 1.301 tỷ đồng.

PVTrans "không kỳ vọng" lợi nhuận 2022, đặt mục tiêu doanh thu ở mức 6.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 600 tỷ đồng lần lượt giảm 14% và 40% so với thực hiện năm 2021. Tuy nhiên, sau 9 tháng đầu năm, PVTrans đã vượt kế hoạch. Được biết, năm 2021, PVT ghi nhận doanh thu 7.716 tỷ đồng, vượt 29% kế hoạch, tăng mạnh so với năm 2020. Khấu trừ chi phí Công ty đạt 834,5 tỷ lợi nhuận sau thuế, tăng mạnh và vượt đến 107% kế hoạch đề ra. 

Về cổ phiếu, nhóm phân tích BVSC khuyến nghị khả quan cho PVT với mức giá mục tiêu trong vòng 12 tháng là 29.100 đồng/cổ phiếu. Tại thời điểm ra báo cáo khuyến nghị vào ngày 24/6, PVT đang được giao dịch với P/E forward 2022 là 7.15x; mức định giá hấp dẫn đối với vị thế một doanh nghiệp vận tải dầu khí đầu ngành. Hiện, ngày 17/12, PVT giao dịch quanh mức 20.400 đồng/cổ phiếu.

PVT "quyền lực" nhưng kém hấp dẫn vì đòn bảy tài chính

Năm 2023, các chuyên gia dự báo nguồn cung và giá dầu sẽ ổn định hơn là tiền đề giúp các doanh nghiệp phân phối xăng dầu phục hồi mạnh. Tuy nhiên, lại có thể khiến lợi nhuận doanh nghiệp lọc dầu giảm đáng kể từ mức cao kỷ lục của năm 2022.

Nhóm phân tích Chứng khoán VNDirect cũng lưu ý, lãi suất cao hơn sẽ có tác động trái chiều đến các doanh nghiệp dầu khí trong thời gian tới, điều này phụ thuộc vào tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy cao như PVD, PVT và PVC sẽ gặp khó khăn khi lãi suất tăng.

Quy mô nợ vay của PVTrans là 3.995 tỷ đồng, tăng 23% với đầu năm, đa số là đi vay dài hạn

Quy mô nợ vay của PVTrans là 3.995 tỷ đồng, tăng 23% với đầu năm, đa số là đi vay dài hạn

Bên cạnh đó, hầu hết các sản phẩm của các doanh nghiệp dầu khí đều được tính theo đồng USD, doanh thu của các doanh nghiệp này sẽ tăng cùng chiều với đồng USD. Các công ty có tỷ trọng nợ vay USD cao như PVT cũng sẽ gặp rủi ro lỗ tỷ giá cao hơn các doanh nghiệp khác khi đồng USD tăng giá.

PVTrans (mã PVT), tiền thân là Công ty vận tải Dầu Khí được thành lập năm 2002 với nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ vận tải dầu khí, đặc biệt là vận tải dầu thô. Công ty đã tiến hành cổ phần hóa nghiệp và chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ tháng 5/2007 với tên Công ty cổ phần vận tải Dầu Khí.

PVTrans đã phát triển được đội tàu gồm 39 chiếc với tổng tải trọng hơn 1 triệu DWT, phục vụ an toàn và hiệu quả cho thị trường trong nước và quốc tếNgay sau đó, tháng 7/2007, Công ty cổ phần vận tải Dầu khí chính thức đổi tên thành Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí để phù hợp với quy mô ngày càng phát triển. Hiện, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 51% vốn điều lệ của Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí.  

Sang năm 2023, VNDirect dự báo biên lợi nhuận lọc dầu sẽ giảm nhưng vẫn sẽ duy trì ở mức cao so với trước khủng hoảng Nga - Ukraine do nhu cầu phục hồi sau đại dịch; thị trường dầu thô và xăng dầu thành phẩm tiếp tục thắt chặt và việc cắt giảm phát thải carbon sẽ làm hạn chế sự gia tăng công suất lọc dầu trong dài hạn.PVTrans đã phát triển được đội tàu gồm 39 chiếc với tổng tải trọng hơn 1 triệu DWT, phục vụ an toàn và hiệu quả cho thị trường trong nước và quốc tế. Cụ thể, gồm 3 tàu chở dầu thô, tổng trọng tải hơn 300.000 DWT; 16 tàu chở dầu/hóa chất, tổng trọng tải gần 300.000 DWT; 14 tàu chở khí hóa lỏng, tổng trọng tải gần 100.000 DWT; 4 tàu chở hàng rời, tổng trọng tải gần 150.000 DWT; 2 tàu FSO/FPSO, tổng trọng tải gần 200.000 DWT.

Dịch vụ của PVTrans bao gồm vận chuyển dầu thô, vận chuyển dầu sản phẩm/hóa chất; vận tải khí hóa lỏng; vận tải hàng rời (than); dịch vụ kỹ thuật dầu khí; dịch vụ hàng hải và logistics. Trong đó, vận tải dầu thô là một trong những hoạt động kinh doanh cốt lõi của PVTrans. PVTrans khai thác an toàn đội tàu vận tải dầu thô với 90 chuyến dầu thô đầu vào cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất và các khách hàng khác, tổng khối lượng vận chuyển là 7 triệu tấn mỗi năm.

PVTrans có 9 công ty thành viên, 2 chi nhánh, 1 công ty liên kếtPVTrans cũng là đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng lỏng lớn nhất Việt Nam với 100% thị phần vận tải dầu thô tại thị trường nội địa. Được biết, PVTrans đang sở hữu đội tàu chở dầu thô có tổng trọng tải 314.555 DWT, gồm những con tàu lớn nhất Việt Nam, với size tàu Aframax.

Về vận chuyển dầu sản phẩm/hóa chất, với đội tàu gồm 8 chiếc, PVTrans đã vận chuyển an toàn dầu sản phẩm/hóa chất cho cả thị trường nội địa và quốc tế. Đối với thị trường trong nước, doanh nghiệp này đã cung cấp dịch vụ vận chuyển ổn định cho PVOil và chi nhánh của PVN với tổng khối lượng trung bình từ 1,8 đến 2 triệu m3 mỗi năm. Đối với thị trường quốc tế, PVTrans thường xuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển cho các nước từ Trung Đông đến Đông Bắc Á

Vận tải khí hóa lỏng cũng là mảng kinh doanh mũi nhọn của PVTrans. PVTrans khai thác hiệu quả đội tàu chở khí hóa lỏng LPG với 10 con tàu, khối lượng LPG khoảng 1 triệu tấn và hàng trăm ngàn tấn propylene, đạm ...mỗi năm. PVTrans tự hào đã duy trì 100% thị phần về dịch vụ vận chuyển LPG tại thị trường nội địa. Khách hàng lớn trong mảng hoạt động kinh doanh này gồm Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas), Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Nhà máy xử lý Khí - GPP Cà Mau.

Hiện nay, PVTrans đang tham gia vận chuyển than cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 với sản lượng khoảng 500.000 tấn mỗi năm. PVTrans cũng đang làm việc với các bên liên quan để xây dựng các phương án đón đầu các tuyến vận chuyển cho Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 và 2, Long Phú và Sông Hậu, Duyên Hải 1 và 3. PVTrans sở hữu đội tàu chở hàng rời với size Supramax để khai thác thị trường nội địa và quốc tế.

Đối với dịch vụ kỹ thuật dầu khí, PVTrans vận hành tàu FSO PVN Đại Hùng Queen tại mỏ Đại Hùng, góp phần vào hoạt động khai thác an toàn và ổn định của mỏ với sản lượng khai thác tại mỏ này khoảng gần 11.000 thùng/ngày với tỷ lệ uptime 100%.

Đối với việc quản lý vận hành tàu FPSO Lewek Emas tại Mỏ Chim Sáo, PVTrans tiếp tục duy trì số lượng nhân sự vận hành trên tàu, cũng như quản lý trên bờ với 99% người Việt Nam do PVTrans cung cấp, điều hành. Hiện tàu đang khai thác sản lượng dầu khá lớn khoảng 22.700 thùng/ngày. Dịch vụ O&M tàu FPSO Lewek Emas luôn được khách hàng đánh giá cao đối với năng lực quản lý vận hành O&M của PVTrans.

PVTrans đã xây dựng phát triển và mở rộng các dịch vụ hàng hải, kinh doanh thương mại, cung cấp vật tư thiết bị hàng hải, dầu khí, các hợp đồng kinh doanh cung cấp LPG, xăng dầu, phân đạm để tạo nguồn thu và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

PVTrans hiện đang đảm nhận phần lớn công tác đại lý hàng hải cho các tàu dầu thô và sản phẩm dầu cho đội tàu PVTrans và tàu ngoài tại Dung Quất và Vũng Tàu. PVTrans cũng đã và đang cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng rời, đạm, propylene, các hóa phẩm cho các đơn vị trong ngành.

Kim Khánh
Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.

LPBank sẽ đổi tên, mở rộng bán lẻ ở nông thôn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã: LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 10.500 tỷ đồng.

NHNN hoãn đấu thầu vàng miếng sang 23/4
Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng thứ Ba ngày 23/4.