Chuyên mục


Tổng kho nước ngoài xây ở đường biên và bài học logistics cần suy ngẫm

22/02/2024 12:10 (GMT +7)

Không chỉ xây dựng các kho hàng kiểu này sát biên giới Việt Nam mà Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng hay các khu vực biên giới khác, doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã xây các hệ thống kho hàng tương tự.

Thế cạnh tranh của doanh nghiệp đường biên đang mạnh lên

Trung Quốc xây một loạt các tổng kho GIGA sát biên giới Việt Nam và trực tiếp cạnh tranh với hàng hóa Việt bởi chi phí vận chuyển của họ đến tay người mua là rất thấp, thậm chí chỉ bằng không và đương nhiên còn rẻ hơn cả chi phí vận chuyển của hàng nội địa tại Việt Nam.

Nhưng quan trọng hơn, việc giao hàng nhanh giúp đẩy nhanh quá trình tiêu thụ và giảm giá thành sản phẩm, giúp cho sản phẩm nông nghiệp được tươi mới khi đến tay khách hàng qua đó giúp cho khách hàng hài lòng hơn. Nó đáp ứng ngay lập tức nhu cầu của khách hàng khi họ vẫn đang còn nóng lòng muốn sở hữu mặt hàng đó.

Mục đích đầu tiên của các kho hàng này của Trung Quốc là làm tối ưu hóa hệ thống giao hàng nội địa Trung Quốc sao cho hiệu quả hơn, dự kiến thời gian rút ngắn còn 12 giờ thay vì hiện tại họ đang có mốc thời gian là 24 giờ. Không chỉ xây dựng các kho hàng kiểu này sát biên giới Việt Nam mà Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng hay các khu vực biên giới khác cũng họ cũng đã xây các hệ thống kho hàng tương tự.

Một tổng kho GIGA của Trung Quốc mới xây dựng. Ảnh: TL

Một tổng kho GIGA của Trung Quốc mới xây dựng. Ảnh: TL

Không những phát triển ở nội địa Trung Quốc hay các nước xung quanh mà logistics Trung Quốc còn mang hàng hóa của họ đi khắp nơi trên thế giới với giá thành cực kỳ rẻ. Họ có thể giao những gói hàng có trị giá vài chục USD đến thị trường các nước châu Âu, châu Mỹ miễn phí và trong thời gian kỷ lục. Một khách hàng đã từng mua những món hàng khá nhỏ từ các trang thương mại điện tử từ Trung Quốc giao đến Canada miễn phí vận chuyển và thời gian giao hàng khoảng 15 ngày. Người này cho biết, đó là do khu vực anh ta ở không thuận lợi phát triển logistics, còn ở những thành phố đông dân thì thời gian còn nhanh hơn nhiều.

Phải thừa nhận, logistics Trung Quốc quy mô khổng lồ và nhanh chóng. Trong khi, Logistics của ta còn sơ khai và ăn xổi ở thì nên khó mà theo kịp láng giềng được.

Nhìn ở góc tích cực để tìm giải pháp mới hiệu quả hơn!

Việc xây dựng các kho hàng này gây bất lợi cho hàng hóa Việt trong việc cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc tại thị trường Việt Nam là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng hệ thống kho hàng này để đưa hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc thì cũng là lợi thế lớn, giúp doanh nghiệp Việt bành trướng tại thị trường siêu lớn này là một điều rất đáng để ý.

Không những vậy, việc các kho hàng đó dù muốn dù không cũng giúp ích khá nhiều cho người tiêu dùng Việt. Bởi lâu nay thị trường Việt Nam luôn sử dụng hàng hóa Trung Quốc, có những kho hàng này sẽ giúp cho người Việt Nam mua được hàng hóa Trung Quốc với chất lượng tốt hơn và với giá thành rẻ hơn.

Điều này còn kích thích hệ thống logistics trong nội địa Việt Nam phát triển. Bởi không thể nào các nhà quản lý hay các doanh nghiệp trong nước Việt Nam vẫn cứ mãi chấp nhận chuyện cạnh tranh trong thế yếu ngay trên sân nhà một cách vô lý như vậy. Nếu có ý thức của một người Việt Nam yêu nước và có tâm với sự phát triển của đất nước thì chúng ta buộc phải thay đổi chính mình.

Phải nhìn nhận thực tế rằng, hệ thống logistics Việt Nam hãy còn khá nhiều bất cập. Đó là sự phiền hà trong các khâu hải quan cửa khẩu cũng như trên lưu thông của lực lượng bảo đảm an toàn giao thông. Cùng với đó, có quá nhiều trạm thu phí, phát sinh quá nhiều chi phí không tên, không chính thức. Rồi việc kẹt xe thường xuyên cũng gây nhiều trở ngại cho logistics Việt Nam phát triển. Các vấn đề này đang là cấp thiết cần sớm giải quyết thì mới mong có được sự phát triển kinh tế bền vững. Đó chính là một lực cản cực kỳ lớn, làm tăng cao giá thành sản phẩm. Do đó các sản phẩm Việt Nam sản xuất khó cạnh tranh trên trường quốc tế. Trừ các sản phẩm nguyên liệu thô (các nước khác không có hay ít) hoặc các sản phẩm của các doanh nghiệp FDI vì họ có nhiều ưu đãi so với các doanh nghiệp tư nhận Việt Nam.

Xin nói thêm ngoài lề, ý thức làm việc của không ít người gác cửa ở các cửa khẩu cả đường bộ và đường hàng không được phản ánh đến mức báo động trên nhiều các group của các công dân nước ngoài từng đến Việt Nam du lịch hay làm việc. Cũng như các group người Việt ở nước ngoài thường ca thán về việc họ bị mất cắp đồ, làm khó dễ khi gửi hàng về. Có cả những group chia sẻ bí quyết làm sao để lót tay cho hàng hóa đi được êm xuôi. Rất tiếc những thông tin như vậy ít được những nhà quản lý để mắt tới.

Có thể làm những so sánh khá khập khiễng nhưng nên kể ra đây mới đầy đủ cho bài viết này. Đó là mỗi đơn hàng của một doanh nghiệp Việt Nam vận chuyển từ Canada về đến kho Việt Nam chỉ mất 3-5 ngày. Trong khi đó để giao từ kho ở Việt Nam phải mất hơn 10 ngày mới đến tay người nhận hàng tại Việt Nam. Nên thường tổng thời gian giao hàng của doanh nghiệp lên đến 12-18 ngày. Trong khi đó, khi vận chuyển hàng hóa từ Canada về Singapore thì chỉ mất khoảng 7-12 ngày. Chi phí cho tuyến này thường chỉ bằng 75% so với việc vận chuyển từ Canada về Việt Nam.

Trở lại vấn đề chính, cuối cùng chúng ta nên nhìn nhận việc Trung Quốc xây các tổng kho thương mại điện tử như vậy không chỉ là đe dọa đến nền kinh tế Việt Nam, mà ở góc độ khác, nó có thể còn là cú hích giúp cho những nhà quản lý, những doanh nghiệp trong ngành nâng cao ý thức, tư duy để làm sao cho logistics Việt có thể cạnh tranh tốt hơn theo hướng có lợi cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp Việt Nam.

La Quang Trí – Tâm Vũ
Tháo gỡ khó khăn thiếu tàu bay cho các hãng hàng không
Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40 - 45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways, Pacific Airlines. Trong khi, hàng không nội địa khó tìm được tàu bay thuê do giá thuê tăng cao.

Các đơn vị điện lực, viễn thông sẽ phải trả phí thuê hạ tầng đường bộ
Luật Đường bộ mới được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định thu phí từ khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Nâng cao năng lực cảng biển Việt Nam
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 5030/VPCP-TH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc khai thác các cảng biển Việt Nam.

Thông quan lối chuyên dụng ở cửa khẩu Hữu Nghị
Từ ngày 1/8 tới đây, phương thức giao nhận hàng hóa, xuất nhập cảnh qua các lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị- Hữu Nghị Quan, Tân Thanh - Pò Chài; Cốc Nam - Lũng Nghịu.

Vietnam Airlines dẫn đầu về tỷ lệ bay đúng giờ
Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines đạt tỷ lệ chuyến bay đúng giờ cao nhất ngành hàng không nội địa trong 6 tháng đầu năm 2024, với 84,1% chuyến bay cất cánh đúng giờ.

Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn báo lãi tăng 39%
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (mã SCS) vừa công bố BCTC quý 2/2024 với doanh thu thuần 264 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. 

Hàng không tạo đà, du lịch bứt tốc
Cùng với sự mở rộng đường bay và đa dạng hóa sản phẩm của các hãng hàng không, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ với dự đoán sẽ đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, tăng 40% so với năm ngoái.