Tìm động lực mạnh mẽ cho Vn-Index tháng 6
Các thách thức như Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, chiến tranh Nga- Ukraine kéo dài... được cảnh báo là phần nào đã phản ánh vào giá, gián tiếp tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam
Nhiều kịch bản trong tháng 6
Dựa theo báo cáo vĩ mô và thị trường tháng 5, kịch bản thứ nhất, BSC dự báo VN-Index tiếp tục xu hướng hồi phục sau chuỗi thời gian giảm điểm khi quay trở lại kiểm tra vùng 1.350 – 1.380 điểm với tâm lý thị trường tích cực trở lại bên cạnh diễn biến từ khối ngoại. Động lực đến từ quyết tâm của Chính phủ khi gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng bắt đầu được triển khai, đồng thời tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc có dấu hiệu được cải thiện, diễn biến biến giá cả hàng hóa vận động theo xu hướng khả quan. Thị trường sẽ phân hóa khi các cổ phiếu hưởng lợi, cơ bản có kết quả kinh doanh quý II tốt kỳ vọng sẽ đóng vai trò dẫn dắt.
Thanh khoản dự báo quay trở lại ở mức 0,8 - 1,1 tỷ USD/phiên nếu VN-Index diễn biến trong kịch bản này khi tâm lý tích cực quay trở lại và dòng tiền bắt đầu tham gia thị trường trở lại.
Kịch bản thứ hai được BSC đưa ra là giá nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục gia tăng gây áp lực lên lạm phát và chính sách điều hành vĩ mô trong nước, đồng thời tâm lý tiêu cực, thận trọng quay trở lại. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc diễn biến theo chiều hướng xấu ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặt khác, Fed sẽ bắt đầu các đợt nâng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán theo lộ trình bên cạnh các gói trừng phạt mới từ Mỹ và phương Tây áp dụng đối với Nga – gây nên tâm lý lo ngại đối với thị trường. VN-Index ở kịch bản này được dự báo dao động trong vùng 1.240 – 1.250
BSC cho biết P/E VN-Index kết thúc tháng 5 ở mức 13,89 lần, giảm 5,68% so với tháng 4, và thấp hơn mức 16,37 lần P/E bình quân 5 năm. Mức P/E của VN-Index hiện đang ở mức định giá hấp dẫn khi đứng thứ 7 châu Á. Sau những phiên giảm điểm, P/E HNX-Index ở mức 16,16 lần – đứng thứ 11 khu vực châu Á.
P/E VN-Index được BSC dự báo quay trở lại vận động trong vùng 14-14,5 khi tâm lý thị trường ổn định trở lại, nền kinh tế tiếp tục cho thấy tín hiệu hồi phục khả quan.
Theo báo cáo vĩ mô và thị trường tháng 5, Chứng khoán BIDV (BSC) đưa ra hai kịch bản trong tháng 6. Ở kịch bản thứ nhất, BSC dự báo VN-Index tiếp tục xu hướng hồi phục sau chuỗi thời gian giảm điểm khi quay trở lại kiểm tra vùng 1.350 – 1.380 điểm với tâm lý thị trường tích cực trở lại bên cạnh diễn biến từ khối ngoại. Động lực đến từ quyết tâm của Chính phủ khi gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng bắt đầu được triển khai, đồng thời tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc có dấu hiệu được cải thiện, diễn biến biến giá cả hàng hóa vận động theo xu hướng khả quan. Thị trường sẽ phân hóa khi các cổ phiếu hưởng lợi, cơ bản có kết quả kinh doanh quý II tốt kỳ vọng sẽ đóng vai trò dẫn dắt.
Thanh khoản dự báo quay trở lại ở mức 0,8-1,1 tỷ USD/phiên nếu VN-Index diễn biến trong kịch bản này khi tâm lý tích cực quay trở lại và dòng tiền bắt đầu tham gia thị trường trở lại.
Kịch bản thứ hai được BSC đưa ra là giá nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục gia tăng gây áp lực lên lạm phát và chính sách điều hành vĩ mô trong nước, đồng thời tâm lý tiêu cực, thận trọng quay trở lại. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc diễn biến theo chiều hướng xấu cũng ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặt khác, Fed có các đợt nâng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán theo lộ trình bên cạnh các gói trừng phạt mới từ Mỹ và phương Tây áp dụng đối với Nga – gây nên tâm lý lo ngại đối với thị trường. VN-Index ở kịch bản này được dự báo dao động trong vùng 1.240 – 1.250
BSC cho biết P/E VN-Index kết thúc tháng 5 ở mức 13,89 lần, giảm 5,68% so với tháng 4, và thấp hơn mức 16,37 lần P/E bình quân 5 năm. Mức P/E của VN-Index hiện đang ở mức định giá hấp dẫn khi đứng thứ 7 châu Á. Sau những phiên giảm điểm, P/E HNX-Index ở mức 16,16 lần – đứng thứ 11 khu vực châu Á.
P/E VN-Index được BSC dự báo quay trở lại vận động trong vùng 14-14,5 khi tâm lý thị trường ổn định trở lại, nền kinh tế tiếp tục cho thấy tín hiệu hồi phục khả quan.
Cần tìm thấy động lực thật sự mạnh mẽ
SSI Research nhận xét biến động mạnh sẽ mang lại cơ hội ở các ngành hồi phục sau đại dịch và không bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát tăng cao như dầu khí, cảng & vận tải biển, hóa chất, tiêu dùng không thiết yếu, công nghệ thông tin.
Tại báo cáo chiến lược thị trường tháng 6, Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cũng cho rằng, trong thời gian ngắn, thị trường chứng khoán vẫn còn gặp nhiều thách thức trong bối cảnh Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, chiến tranh Nga - Ukraine căng thẳng kéo dài, chính sách “zero Covid” của Trung Quốc đã gián tiếp tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Cả thị trường chứng khoán Mỹ và Việt Nam đều đã giảm gần 14% so với đầu năm cho thấy các thách thức này đã phần nào đã phản ánh vào giá.
Trong nước, thị trường bất động sản dự kiến cũng sẽ cũng có những khó khăn nhất định trong thời gian tới do mặt bằng giá đã ở mức cao trong bối cảnh lãi suất đảo chiều. Thị trường bất động sản là nơi có dòng tiền lớn lưu chuyển, vì vậy “sức khỏe” của thị trường này sẽ có liên quan tới thị trường tài chính nói chung, trong đó có thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bất động sản niêm yết.
Động thái của khối ngoại đã nâng đỡ cho thị trường hồi phục từ mức thấp trong trong tháng 5. Tổng dòng vốn ETF trong tháng 5 bơm ròng gần 4.900 tỷ đồng và nâng tổng giá trị dòng vốn lũy kế từ đầu năm lên 6.700 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các quỹ chủ động đảo chiều bơm ròng 272 tỷ đồng trong tháng 5. Tuy nhiên, việc tỷ trọng giao dịch của khối ngoại đang có xu hướng quay lại mức cao do thu hẹp giao dịch từ khối nhà đầu tư cá nhân có thể khiến động lực hồi phục của thị trường suy yếu trong trường hợp dòng vốn từ khối ngoại đảo chiều. Lạm phát dự kiến cũng chịu áp lực cao dần trong các quý tới.
Dù có phần thận trọng hơn về triển vọng của thị trường trước các thách thức hiện tại, nhưng SSI Reseach cho rằng vẫn có những yếu tố để kỳ vọng. Nửa cuối 2022 mức tăng trưởng của những ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh dự kiến sẽ ở mức tích cực so với cùng kỳ thấp năm ngoái, giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ được đẩy nhanh hơn. Gói hỗ trợ lãi suất 2% cũng là một động lực cho tăng trưởng nếu sớm được triển khai đúng định hướng.
Chưa nhìn thấy động lực cho thị trường đi lên mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, đơn vị này tin rằng biến động mạnh sẽ mang lại cơ hội ở các ngành hồi phục sau đại dịch và không bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát tăng cao như dầu khí, cảng & vận tải biển, hóa chất, tiêu dùng không thiết yếu, công nghệ thông tin.
SSI Research cũng đưa ra quan điểm kỹ thuật về nhịp hồi phục hiện tại, theo đó, khu vực 1.280 điểm sẽ quyết định xu hướng của VN-Index trong giai đoạn tháng 6. Nếu vẫn duy trì trên khu vực này, VN-Index nhiều khả năng sẽ mở rộng đà hồi phục kỹ thuật lên vùng 1.300 -1.330 điểm. Ngược lại, nếu xuyên thủng vùng 1.280 điểm, VN-Index khả năng sẽ điều chỉnh trở lại với vùng hỗ trợ gần là 1.261 – 1.250 điểm.