Chuyên mục


“Tiến độ rùa bò” ở dự án tiêu úng nghìn tỷ sau 14 năm

15/01/2022 17:05 (GMT +7)

Với tổng mức đầu tư hơn 978 tỷ đồng, Dự án Tiêu úng Đông Sơn (DATUĐS) được xem là giải quyết tiêu úng cho khoảng hơn 13 nghìn ha đất nông nghiệp và đô thị, kết hợp với cải tạo sinh thái, chỉnh trang đô thị. Tuy nhiên, sau hơn 14 năm thi công, nhiều gói thầu vẫn trong tình trạng nham nhở.

Dự án hệ thống tiêu úng Đông Sơn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đầu tư vào tháng 4/2007 với tổng mức đầu tư hơn 326 tỷ đồng (vốn trái phiếu Chính phủ). Đến năm 2009, dự án này được điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 978,811 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần số vốn ban đầu. UBND TP Thanh Hóa được giao làm chủ đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ quản đầu tư.

Dự án 14 năm vẫn ì ạch

Hệ thống tiêu úng Đông Sơn là dự án đa mục tiêu, có vai trò tiêu úng cho khoảng 13.356 ha của các huyện: Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương và TP. Thanh Hóa (trong đó đất nông nghiệp 5.558 ha; đất đô thị 7.798 ha), với nhiều hạng mục chính như: Nạo vét và gia cố 41,43 km hệ thống sông Quảng Châu, sông Thọ Hạc, sông Bến Ngự và sông Kênh Vinh; đầu tư 9 cầu qua sông Thọ Hạc và sông nhà Lê; sửa chữa, thay thế, cải tạo, nâng cấp cống Quảng Châu (TP. Sầm Sơn), nhà quản lý cống Quảng Châu...

Sau 14 năm triển khai thi công, Dự án Tiêu úng Đông Sơn đoạn qua địa phận TP Thanh Hóa vẫn còn nham nhở.

Sau 14 năm triển khai thi công, Dự án Tiêu úng Đông Sơn đoạn qua địa phận TP Thanh Hóa vẫn còn nham nhở.

Phóng viên trực tiếp đến địa điểm đoạn chảy qua phường Trường Thi, TP. Thanh Hóa (thuộc gói thầu 21 của Dự án), dù đang thời điểm thời tiết ít mưa nhưng lòng sông no ứ nước bởi các loại rau, cỏ dại mọc um tùm lấn ra giữa lòng sông. Hai bên bờ bị bồi lấp bởi đủ loại rác thải, khiến nước dồn ứ lại, không thể chảy về xuôi. Xa về phía thượng nguồn (thuộc phường Đông Thọ) là mấy trụ cọc bê tông chưa được sử dụng, nằm ngổn ngang, thi gan với mưa nắng.

Đưa tay chỉ đoạn sông trước nhà mình, bà Lê Thị Út, trú tại số 1, đường Tiền Phương, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa cho biết: Chuyện lụt lội đối với người dân sinh sống hai bên bờ sông mỗi khi mùa mưa lũ về đã là chuyện “thường ngày ở huyện”. Nhưng năm nay thì khác, cách đây ít hôm, trời chỉ đổ một trận mưa lớn  mà nước đã ngập quá nửa hè nhà. “Mùa mưa năm trước, không riêng gì nhà tôi mà các nhà khác cùng dãy phố liên tục bị ngập nước, nhất là khi mùa mưa bão về, nước ngập cả tuần rồi mới rút khiến bà con vô cùng khổ sở.” – bà Út cho biết thêm.

Chung cảnh ngộ như bà Út,  gia đình anh Lê Ngọc Hoàng còn lâm vào tình trạng bi đát hơn. Anh cho biết: Dự án này được triển khai đã khá lâu nhưng không hiểu sao đến nay vẫn chưa thấy chính quyền và Ban quản lý dự án giải quyết xong vấn đề đền bù để bà con di dời. Vì nhà nằm trong diện phải quy hoạch nên suốt nhiều năm nay anh Hoàng không dám xây mới hay sửa sang lại ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng.

Dự án chậm tiến độ khiến tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trong vùng đã được quy hoạch dự án đang diễn ra khá phổ biến

Dự án chậm tiến độ khiến tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trong vùng đã được quy hoạch dự án đang diễn ra khá phổ biến

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Huy Huấn, cán bộ địa chính phường cho biết: Gói thầu 21 chạy qua địa phận phường có 83 hộ và 1 tổ chức bị ảnh hưởng, trong đó 63 hộ phải di chuyển đi nơi khác. Hiện cơ bản các hộ đã đăng ký di dời nhưng do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc và một phần do cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư chưa được đảm bảo nên họ chưa di dời.

Cần phải có giải pháp mạnh mẽ hơn

Mới đây, ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng lãnh đạo các sở, ngành đi kiểm tra tiến độ dự án trên địa bàn TP. Thanh Hóa.

Đại diện từ các sở, ngành, UBND TP. Thanh Hóa và các đơn vị liên quan đã chỉ ra những yếu kém trong công tác quản lý của các bên liên quan, thảo luận nhiều giải pháp tháo gỡ vướng mắc, nhất là liên quan đến nguồn vốn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang kiểm tra tiến độ thi công dự án kè và cải tạo sông Thọ Hạc đoạn qua phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang kiểm tra tiến độ thi công dự án kè và cải tạo sông Thọ Hạc đoạn qua phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa.

Sau khi đi thị sát tình hình thực tế của dự án, nghe báo cáo và ý kiến tham mưu của các ngành tại cuộc họp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nhấn mạnh: Dự án Hệ thống tiêu úng Đông Sơn là dự án trọng điểm về tiêu úng trên địa bàn tỉnh; tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, đến nay dự án đã bị kéo dài lên đến 14 năm.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, ông Giang yêu cầu UBND TP. Thanh Hóa thực hiện dứt điểm các phần việc do Bộ NN&PTNT giao thuộc thẩm quyền của địa phương, như: Tạm dừng, không tiến hành tổ chức triển khai các gói thầu mới trong hợp phần của dự án; thực hiện thu hồi các nguồn vốn dư ứng và những khoản chi sai quy định; tiến hành thanh quyết toán các gói thầu đã hoàn tất theo Quyết định số 1257/QĐ-BNN-XD ngày 17/4/2019. Ngoài ra, TP Thanh Hóa phải tăng cường quản lý về trật tự xây dựng, đặc biệt ko để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép trên địa bàn dự án.

Dự án tiêu úng Đông Sơn có tổng mức đầu tư trên 733 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, UBND TP Thanh Hóa làm chủ đầu tư, Ban QLD Cải thiện môi trường đô thị miền Trung (CTMTDTMT) là đơn vị trực tiếp quản lý Dự án, được khởi công từ tháng 10-2009, với tổng chiều dài trên 41 km. Mục tiêu chính của Dự án tiêu úng cho khoảng 13.356 ha của các huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa, Quảng Xương và TP Thanh Hóa, dự kiến hoàn thành giai đoạn I vào tháng cuối tháng 12/2016.

HỒ CHÂU
Chưa xử lý hết vi phạm ở Dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long
Sau phản ánh của Banduong.vn về việc xe chở thải từ Dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long gây ô nhiễm, chính quyền phường Hồng Hải (Hạ Long) đã xử lý vi phạm hành chính về giao thông. Nhưng, việc khai thác khoáng sản khi chưa được gia hạn cấp phép gây thất thu nguồn ngân sách Nhà nước vẫn chưa được làm rõ.

Tập đoàn Dabaco bị tố thu phí nhà ở xã hội bất thường
Tại Bắc Ninh, cư dân sinh sống ở Khu nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm mới đây liên tục căng băng rôn khẩu hiệu trên đường trước trụ sở chủ đầu tư CTCP Tập đoàn Dabaco đề nghị cấp lại nước, đối thoại về mức phí dịch vụ 8.500 đồng/m2...

Bài 2: 'Xe đạp điện trá hình' và hiểm hoạ tai nạn giao thông ở học sinh
Tai nạn giao thông gia tăng liên quan đến học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện thời gian gần đây đã ít nhiều tạo cái nhìn không tốt trong dư luận. Tuy nhiên, thực trạng này lại mâu thuẫn với những giá trị tiện ích đem lại cho người tiêu dùng và xã hội mà nhiều nhà sản xuất xe mong muốn.

Bài 1: Xe đạp điện 'trá hình trước mặt' cơ quan chức năng!
Xe đạp điện là một trong những mặt hàng đang bị bát nháo nhiều nhất về chất lượng và nguồn gốc. Đáng ngại lên mức cảnh báo đỏ bởi những chiếc xe "râu ông nọ cắm cằm bà kia", hàng nhái hoặc là có tên lạ hoắc lạ hơ... đang được học sinh, con em điều khiển với tốc độ xe máy đến trường.

Tập đoàn Anh Vinh đẩy BIDV vào vụ kiện thế nào?
BIDV phát hành thư bảo lãnh khoản tạm ứng cho CTCP Tập đoàn Thành Vinh tại 2 dự án thầu giao thông và đảm bảo hoàn trả vô điều kiện cho chủ đầu tư Ban Giao thông TPHCM. Nhưng các cam kết đang bị phá vỡ.

Thông báo về 02 tổ chức khủng bố “Nhóm Hỗ trợ người Thượng - MSGI” và “Người Thượng vì công lý - MSFJ”
Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an thông báo 02 tổ chức dưới đây đã và đang tiến hành hoạt động khủng bố.

CSGT kịp thời đưa bệnh nhân tai biến đi cấp cứu
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên quốc lộ 91, CSGT tỉnh An Giang đã nhanh chóng dùng xe đặc chủng, kịp thời đưa người phụ nữ có biểu hiện tai biến đi cấp cứu.