Chuyên mục


Doanh nghiệp Thanh Hóa vững vàng trong cơn sóng dữ 2021

02/01/2022 11:53 (GMT +7)

Năm 2021 đi qua với vô vàn khó khăn, thách thức, nhưg GRDP của Thanh Hóa vẫn tăng 8,85%, xếp vị trí thứ 5/63 tỉnh, thành phố. Để có được thành công đó là những đóng góp to lớn của Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Để có được những thành quả đó, có một phần đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp (DN), doanh nhân. Đội ngũ những “chiến sĩ kinh tế” đã luôn sẵn sàng “xung trận”, “gặt hái” về những “quả ngọt”, tự hào góp phần vào sự phát triển của quê hương.

Nếu như năm 2020, các DN nói chung và các DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gặp không ít khó khan, lúng túng vì tác động của chuỗi cung cầu, thì năm 2021, ngoài những khó khăn vẫn hiện hữu trên, các DN trên địa bàn tỉnh đã thực sự phải đối mặt với nguy cơ dịch COVID-19 tại DN. Kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát đến nay, đã có thời điểm một số nhà máy, xí nghiệp phải tạm dừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất trong thời gian ngắn, thực hiện các biện pháp mang tính tình thế để duy trì sản xuất như: Áp dụng “3 tại chỗ”, “một cung đường hai điểm đến”...

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Thanh Hóa có bước phát triển ổn định

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Thanh Hóa có bước phát triển ổn định

Đơn cử như tại TP. Thanh Hóa - khu vực kinh tế sôi động của tỉnh với hơn 7.000 DN hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Hoạt động tại địa bàn đông dân cư, nguy cơ bùng phát dịch cao, các DN tại TP Thanh Hóa đã luôn chủ động phòng, chống dịch; đồng thời, nỗ lực duy trì sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, tại thời điểm TP. Thanh Hóa thực hiện giãn cách, nhờ các phương án phòng, chống dịch được triển khai bài bản nên có đến 98% dự án, DN trên địa bàn vẫn duy trì hoạt động, tạo việc làm ổn định cho khoảng 60.000 lao động. Ngay sau khi trạng thái “bình thường mới” trở lại, nhiều DN đã nhanh nhạy tiếp cận thị trường, tìm kiếm đơn hàng mới. Để đáp ứng cho tình hình sản xuất trong năm 2022, các DN tại TP. Thanh Hóa đang có kế hoạch tuyển dụng tới 33.000 lao động, sẽ góp phần giải quyết việc làm cho một số lượng lớn người lao động dịch chuyển từ miền Nam về quê hương.

Trao đổi với Banduongvn, Bà Trịnh Thị Cúc, Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa (Khu Công nghiệp Lễ Môn), cho biết, “Nhờ kết nối tốt thị trường tiêu thụ, đơn hàng trong năm 2021 của công ty đều được các đối tác khách hàng ký hợp đồng khá sớm”.

“Tuy nhiên, đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch, đơn vị luôn chủ động các giải pháp tổ chức sản xuất trong mọi tình huống. Điển hình như khi TP. Thanh Hóa thực hiện giãn cách, để bảo đảm sản xuất cung ứng cho các đơn hàng xuất khẩu đã ký hết năm 2021, đơn vị đã chia ca làm việc, thực hiện phương án “3 tại chỗ”, bố trí cho gần 200 công nhân sản xuất ăn, nghỉ và làm việc ngay tại nhà máy. Do đáp ứng kịp thời các đơn hàng, tạo sự tin tưởng cho đối tác về năng lực thích nghi và điều hành sản xuất, dự ước 2022 sẽ là năm có thêm nhiều tín hiệu tăng trưởng tốt với đơn vị, nhất là khi các hiệp định FTA giảm thuế cho ngành thủy sản đang dần được thực thi” – bà Cúc cho biết thêm.

Ngoài địa bàn TP. Thanh Hóa, hàng nghìn DN trên địa bàn tỉnh cũng đã thực hiện các giải pháp để thích nghi với sự biến động của thị trường, giá nguyên vật liệu, những khó khăn trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa; đồng thời, chủ động phòng dịch để duy trì sản xuất hiệu quả. Tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, các nhà máy “đầu tàu” kinh tế của tỉnh đều hoạt động đạt và vượt công suất, đóng góp cao vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp tỉnh nhà. Một số DN đã có thành phẩm như dầu ăn, thép, bao bì... vượt kế hoạch sản lượng ở mức cao. Các dự án đang đầu tư xây dựng cũng cơ bản bảo đảm tiến độ. Ngay đầu năm 2022, một trong những dự án trọng điểm - Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 sẽ đi vào hoạt động theo đúng tiến độ cam kết, đưa Thanh Hóa bước vào lộ trình trở thành trung tâm năng lượng quốc gia.

Dịch bệnh là một tình huống bất khả kháng, chưa có tiền lệ và kinh nghiệm ứng phó mà các DN, doanh nhân phải đối mặt. Tuy nhiên, sau gần 2 năm thích ứng, nhiều DN cũng đã được tôi luyện bản lĩnh, trau dồi kỹ năng thích ứng, tạo động lực để “biến nguy thành cơ”, có cơ hội phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn sau khi dịch bệnh được kiềm chế. Đại diện Hiệp hội DN tỉnh, chia sẻ: Dịch COVID-19 diễn ra, có những tác động nhất định đến các yếu tố sản xuất, kinh doanh của mỗi DN. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn, nhiều DN đã bộc lộ những bản lĩnh mới. Có DN thực hiện đa dạng hóa thị trường, lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới, cách làm mới. Nhiều DN tăng cường liên kết, ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh marketing, bán hàng và dịch vụ sau bán hàng để đưa sản phẩm chinh phục thị trường bằng thương mại điện tử. Sau 2 năm thích ứng, nhiều DN bước đầu đã vượt qua khó khăn, đạt được kết quả sản xuất, kinh doanh đáng ghi nhận, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương, đóng góp cao vào ngân sách Nhà nước.

Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 - Một trong những biểu tượng mới về phát triển

Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 - Một trong những biểu tượng mới về phát triển

Chia sẻ về vấn đề liên quan, ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa, cho biết, “Những khó khăn, thử thách mà các DN trải qua trong thời gian dịch bệnh vừa qua, cũng chính là một “thước đo” để nhìn nhận, đánh giá thực trạng năng lực, những ưu, nhược điểm của đội ngũ DN tỉnh nhà. Từ kinh nghiệm trước những thử thách đó, các DN sẽ có phương án để điều chỉnh thị trường sản xuất, xây dựng phương án quản trị rủi ro cao hơn để “phòng vệ” với những biến cố trên thương trường. Trong năm mới, giai đoạn mới, với những cơ chế, chính sách mới, tỉnh Thanh Hóa sẽ có thêm cơ hội đón đầu xu hướng dịch chuyển chuỗi đầu tư sau COVID-19. Cùng với những nỗ lực đồng hành của lãnh đạo tỉnh, các cấp chính quyền, các sở, ngành, tin tưởng rằng cộng đồng DN Thanh Hóa sẽ chuẩn bị được tâm thế tốt nhất, đón đầu những cơ hội mới để bứt phá trong sản xuất, kinh doanh”.

Với phương châm, quyết liệt, chủ động trong thực hiện “mục tiêu kép”, hàng năm, khu vực DN chiếm gần 70% tổng thu ngân sách Nhà nước và đóng góp khoảng 60% GRDP của tỉnh. Ngoài sản xuất, kinh doanh, trong năm 2021, cộng đồng DN, doanh nhân đã ủng hộ, quyên góp khoảng 69,5 tỷ đồng, 52 máy thở, 15 hệ thống xét nghiệm Realtime-PCR, 75.000 khẩu trang và các trang thiết bị, vật tư y tế khác với giá trị hàng chục tỷ đồng, góp phần quan trọng, thiết thực vào phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

HỒ CHÂU
Lên kế hoạch triển khai Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa chủ trì cuộc họp với Ủy viên UBND Thành phố, đại diện các sở, ngành góp ý cho dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.

Bỏ 5 Thông tư lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2024/TT-BTC bãi bỏ các Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất
Trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất.

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên.

Ngân hàng đầu tiên phê duyệt khoản vay mua xe ô tô trên nền tảng đối tác
Không cần đến showroom ô tô hay chi nhánh ngân hàng, sau khi chọn được mẫu xe mong muốn, khách hàng có thể tự đăng ký vay mua xe ngay trên website của Carmudi và nhận kết quả phê duyệt của VPBank qua email ngay sau 5 phút.

Chuẩn bị xây cao tốc Nam Định - Thái Bình
Chủ tịch tỉnh Thái Bình vừa phê duyệt dự án xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, trong đó đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).