Chuyên mục


6.000 tỷ đồng giúp khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa "cất cánh"

14/01/2022 16:05 (GMT +7)

Trong năm 2021, tại các Khu công nghiệp và Khu Kinh tế Nghi Sơn (CKCN&KKTNS) đã cấp mới chứng nhận đầu tư cho 33 dự án, bao gồm 27 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.864 tỷ đồng; 6 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đầu tư 84 triệu USD.

Tình hình dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN), mà còn khiến công tác thu hút đầu tư gặp không ít khó khăn do các chương trình, hội nghị xúc tiến đầu tư bị hạn chế. Tuy nhiên, với những cách triển khai linh hoạt, cùng với sự vào cuộc “dọn đường” mạnh mẽ, kết quả thu hút đầu tư tại CKCN&KKTNS trên địa bàn tỉnh vẫn đạt được kết quả đáng ghi nhận.

Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 đang được xây dựng tại KKT Nghi Sơn

Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 đang được xây dựng tại KKT Nghi Sơn

Năm 2021, tại CKCN&KKTNS đã cấp mới chứng nhận đầu tư cho 33 dự án, bao gồm 27 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.864 tỷ đồng; 6 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đầu tư 84 triệu USD. Lũy kế đến nay, tại CKCN&KKTNS đã thu hút được 602 dự án đầu tư trong nước và 63 dự án đầu tư nước ngoài. Trong đó, KKTNS có 262 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký 145.919 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 59.158 tỷ đồng; 20 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 12.794 triệu USD, vốn thực hiện đạt 11.218 triệu USD. Tại CKCN đã thu hút được 340 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 20.208 tỷ đồng; 43 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 749 triệu USD.

Nắm bắt những định hướng của tỉnh Thanh Hóa và xu thế đầu tư, mặc dù trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng Ban Quản lý CKCN&KKTNS tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để tăng tính hiệu quả trong thu hút đầu tư vào các địa bàn được giao quản lý. Trong năm, ban đã tổ chức đón tiếp, làm việc và trao đổi thông tin, cung cấp tài liệu cho nhiều nhà đầu tư tiềm năng, như: Tập đoàn Foxconn, Công ty TNHH Liên hiệp đầu tư Thâm-Việt (VCEP), Tập đoàn Milennium, Tập đoàn Xuân Thiện, ký kết Biên bản ghi nhớ với AVG Capital Partners về triển khai dự án tổ hợp chế biến thịt lợn, Công ty CP Đầu tư và quản lý tài sản Á Châu về dự án đầu tư Trung tâm Logistics Bắc Trung bộ và xây dựng hạ tầng Khu Công nghiệp số 6 tại KKTNS... Đồng thời, xúc tiến hỗ trợ các nhà đầu tư hoàn thành thủ tục để khởi công nhiều dự án quy mô lớn, như: Khu Du lịch sinh thái Anh Cường, dự án sản xuất sản phẩm trang trí công nghệ thân thiện với môi trường, Khu Du lịch sinh thái Tân Dân, Dự án Nhà máy Xi măng Đại Dương 2, Dự án Khu Du lịch Công viên biển xanh, Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa... Hiện nay, các phòng, ban của đơn vị đang tiếp tục cùng nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khởi công nhiều dự án có vốn đầu tư lớn ngay trong những tháng đầu của năm 2022, như: Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn số 2, Cảng container Long Sơn, Nhà máy Sản xuất vật liệu bảo ôn và tấm thạch cao Long Sơn, đầu tư hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Vàng, Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn, Nhà máy Sản xuất găng tay Nitrile Intco Việt Nam, Nhà máy Sản xuất lốp ô tô Radial tại Khu Công nghiệp Bỉm Sơn...

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động tại Thanh Hóa.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động tại Thanh Hóa.

Đại diện Ban Quản lý CKCN&KKTNS tỉnh Thanh Hóa cho biết: Ngoài việc xúc tiến triển khai việc gặp gỡ, đối thoại, quảng bá các tiềm năng, thế mạnh khi đầu tư vào CKCN&KKTNS, thì công tác cải cách hành chính là một trong những yếu tố quan trọng. Với mục tiêu xây dựng “cơ quan hành chính phục vụ”, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, Ban Quản lý CKCN&KKTNS tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, bám sát thực hiện tiêu chí “4 tăng, 2 giảm và 3 không”, giảm từ 30 - 60% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định. Trong năm 2021, tỷ lệ hồ sơ giải quyết sớm và đúng hạn lên tới 98%, Ban Quản lý CKCN&KKTNS tỉnh cũng đã tiếp nhận và xử lý 10.725 văn bản đến, ban hành 4.597 văn bản đi đúng quy định của pháp luật.

Công tác đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật cũng được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các DN đang triển khai thi công và đã đi vào sản xuất, kinh doanh, cũng như đón đầu các dự án mới. Trong năm, đơn vị đã tiếp tục đấu mối hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đối với dự án: Nạo vét luồng tàu vào cảng Nghi Sơn (đoạn từ phao số 0 đến đê Bắc) sử dụng nguồn vốn ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); hoàn thiện thủ tục khởi công dự án xây dựng hạ tầng thoát nước, chiếu sáng và trồng cây xanh trên đường Bắc - Nam 2 và Bắc - Nam 1B đoạn từ Quốc lộ 1A tại xã Tùng Lâm đến nút giao với đường 513; hoàn thiện hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương/điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với 4 dự án: Hệ thống mương thoát nước dọc đường 513 - KKTNS; đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi Sơn; xây dựng kéo dài kênh thoát nước làm mát của Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn; kè chống sạt lở và nạo vét tiêu thoát lũ khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc thi công, điều chỉnh bổ sung hạng mục với 8 dự án dở dang khởi công từ năm 2020 trở về trước.

Với công tác giải phóng mặt bằng, đơn vị cũng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi có khu kinh tế, khu công nghiệp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho các dự án. Đến nay, đã giải quyết vướng mắc và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho nhà thầu thi công dự án: Đường Đông Tây 4 đi cảng Nghi Sơn, với chiều dài tuyến 6,1km/6,1km; đường Đông Tây 1 kéo dài, với chiều dài tuyến 6,8km/6,8km; tuyến N2 dự án đường trục chính phía Tây, với chiều dài tuyến 1,3km/1,3km.

Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt, trong năm 2021, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng đã thực hiện nhiều chỉ đạo quyết liệt về công tác giải phóng mặt bằng cũng như tháo gỡ khó khăn cho các dự án tại CKCN&KKTNS, từ đó tạo niềm tin, khí thế và động lực cho các DN triển khai và thu hút các nhà đầu tư mới. Trong một năm với nhiều thời điểm biến động và ảnh hưởng phức tạp do dịch COVID-19, tình hình sản xuất, kinh doanh và tiến độ triển khai nhiều dự án trọng điểm tại CKCN&KKTNS, như: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy gang thép Nghi Sơn, Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, Cảng tổng hợp Long Sơn, Nhà máy Xi măng Long Sơn, Nhà máy Xi măng Đại Dương... vẫn giữ vững ổn định. Năm 2021, giá trị sản xuất của các DN đạt 176.124 tỷ đồng, bằng 101% so với cùng kỳ năm, nộp ngân sách Nhà nước 16.694 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm 2021 và bằng 111% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong Chương trình phát triển CKCN&KKTNS tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025, sẽ hướng tới mục tiêu nhằm xây dựng và phát triển KKTNS trở thành một trong những trung tâm công nghiệp - đô thị và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước. Xây dựng và phát triển CKCN với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào KKTNS&CKCN trên địa bàn tỉnh sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để thu hút các dự án đầu tư mới, sẵn sàng đón nhận các dòng vốn đầu tư dịch chuyển vào Thanh Hóa thời kỳ hậu COVID-19; trong đó, tập trung hướng vào các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường.

HỒ CHÂU
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Novaland đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ
Ngày 25/04/2024, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024, Novaland đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2023, thông qua mục tiêu kinh doanh cho năm 2024 cũng như trình bày chiến lược triển khai cho những năm tiếp theo. Trong năm nay, các Dự án trọng điểm như Aqua City,

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.