Chuyên mục


Thương mại điện tử "khát" nhân sự

29/08/2022 09:54 (GMT +7)

Hiện nay Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế.

Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 đã đặt ra 2 mục tiêu về đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu thứ nhất là 50% cơ sở giáo dục Đại học và giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo TMĐT; Mục tiêu thứ hai là 1 triệu lượt DN, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khoá đào tạo về kỹ năng ứng dụng TMĐT. 

Kết quả khảo sát tình hình đào tạo TMĐT tại 132 trường Đại học trong cả nước năm 2022 đã chỉ ra nhu cầu nhân lực của ngành TMĐT rất lớn, dẫn đến xu hướng các trường Đại học đào tạo ngành này tăng nhanh

Kết quả khảo sát tình hình đào tạo TMĐT tại 132 trường Đại học trong cả nước năm 2022 đã chỉ ra nhu cầu nhân lực của ngành TMĐT rất lớn, dẫn đến xu hướng các trường Đại học đào tạo ngành này tăng nhanh

 
TS Nguyễn Trần Hưng, Trưởng khoa hệ thống thông tin kinh tế và thương mại điện tử, Đại học Thương mại, cho rằng thương mại điện tử là lĩnh vực thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo. Các sinh viên sau thời gian đi làm thường tự tạo viêc làm, mở doanh nghiệp, tuyển dụng nhân sự. Điều này khiến nhu cầu nhân lực sẽ tiếp tục “khát”.

Trong hai năm 2020- 2021, mặc dù dịch Covid-19 nhưng lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh. Ước tính, năm 2021 lĩnh vực này đạt tốc độ tăng trưởng vượt 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD. Tốc độ này sẽ cao hơn nhiều trong bốn năm 2022 - 2025 nhờ kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và những động lực tăng trưởng từ Làn sóng thứ hai của thương mại điện tử.

Thực tế này cũng khá tương đồng với báo cáo kinh tế số của Google khi khẳng định thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2020-2025 tăng trên 30%. Đến năm 2025, giá trị của nền kinh tế số Việt Nam 57 tỷ USD trong đó thương mại điện tử chiếm 39 tỷ USD. Đến năm 2030 nền kinh tế số Việt Nam có thể đạt 220 tỷ USD, trong đó thương mại điện tử chiếm khoảng 150 tỷ USD.

Từ góc độ doanh nghiệp, đại diện Lazada cũng khẳng định thực tế gia tăng nhu tuyển dụng nhân lực thương mại điện tử. Không chỉ các sàn thương mại điện tử có nhu cầu mà ngay cả các doanh nghiệp bán lẻ đang chuyển đổi số, chuyển dịch kinh doanh lên thương mại điện tử cũng cần nhân lực chuyên ngành để triển khai. Đây là lý do nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong thương mại điện tử liên tục tăng nhanh.

Mặt khác, ngành vận tải hỗ trợ thương mại điện tử như logistics cũng đang thiếu nhân lực trầm trọng. Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam cho biết theo nghiên cứu của Hiệp hội doanh nghiệp logistics, hiện nay Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế.

Ngành vận tải hỗ trợ thương mại điện tử như logistics cũng đang thiếu nhân lực trầm trọng

Ngành vận tải hỗ trợ thương mại điện tử như logistics cũng đang thiếu nhân lực trầm trọng

Các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, trong đó có 1% doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 10% doanh nghiệp là liên doanh, còn lại 89% doanh nghiệp Việt Nam thuần túy. Tuy nhiên, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp hiện rất thiếu. Theo ông Hiệp, hiện ngành logistics còn thiếu khoảng 2 triệu nhân lực.

Trao đổi tại buổi công bố báo cáo đào tạo thương mại điện tử năm 2022 ngày 24/8, đại diện Hiệp Hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) đánh giá nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực thương mại điện tử chất lượng cao giai đoạn 2016-2020 tăng nhanh và dự đoán nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn nữa trong giai đoạn 2021-2025.

Ông Nguyễn Thành Hưng, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, nhấn mạnh  từ thực tế cho thấy, thời gian qua các doanh nghiệp thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ. Ngành thương mại điện tử đang rất khát nhân lực. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự thương mại điện tử của các doanh nghiệp là rất lớn. Các doanh nghiệp, hội viên của Hiệp hội liên tục tuyển nhân sự và việc tuyển dụng rất khắt khe. “Nhu cầu nguồn nhân lực cho thương mại điện tử ở Việt Nam đang tăng rất nhanh và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh hơn nữa”, ông Hưng dự báo.

Theo Báo cáo Đào tạo TMĐT tại các trường Đại học 2022 (bao gồm các lĩnh vực như công tác giảng dạy, giáo trình, trang thiết bị, việc kết hợp với các DN để đảm bảo “đầu ra” có việc làm…), được Hiệp hội Thương mại Điện tử (VECOM) công bố ngày 24/8 cho thấy, kết quả khảo sát tình hình đào tạo TMĐT tại 132 trường Đại học trong cả nước năm 2022 đã chỉ ra nhu cầu nhân lực của ngành TMĐT rất lớn, dẫn đến xu hướng các trường Đại học đào tạo ngành này tăng nhanh.

Cụ thể, nếu như trước năm 2016 mới có khoảng 23% các trường có đào tạo TMĐT, sang năm 2020 đã tăng lên 49% và chỉ tính riêng từ năm 2021 đến nay, tỷ lệ này đã tăng tới 28%. Nội dung các học phần được các trường Đại học đào tạo chủ yếu về Marketing số, thanh toán điện tử, thanh toán trực tuyến, chuỗi cung ứng logisics… Trong số 132 trường được khảo sát, đã có 36 trường đào tạo TMĐT trình độ Đại học, 36 trường đào tạo chuyên ngành TMĐT và 53 trường đào tạo môn TMĐT.

Khảo sát cho thấy việc tuyển sinh TMĐT tại các trường Đại học hoàn toàn thuận lợi, thu hút được sinh viên đầu vào chất lượng khá với điểm chuẩn tuyển sinh tương đối cao. “Nhiều sinh viên tìm được việc làm khi chưa tốt nghiệp và phần lớn sinh viên làm việc đúng ngành đào tạo sau khi ra trường với mức lương hấp dẫn.

Mặc dù nhu cầu đào tạo tăng trưởng nhanh, khả năng đáp ứng của các trường Đại học đã đáp ứng được một phần nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này. Song một trong những thách thức lớn nhất của vấn đề đào tạo TMĐT tại các trường Đại học hiện nay chính là đội ngũ giảng viên “vừa thiếu, vừa yếu”.

Điều này rất dễ lý giải bởi do tốc độ phát triển của ngành TMĐT quá nhanh, dẫn tới quy mô và quy trình đào tạo cũng phải bắt kịp để đáp ứng yêu cầu. Nhưng hiện số lượng giảng viên chỉ đủ đáp ứng quy định ở mức tối thiểu, có nhiều trường còn chưa đủ giáo viên, hoặc đủ nhưng so với nhu cầu đào tạo vẫn chưa đáp ứng được.

Hồng Thơ
Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê
Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm.

Hai cảng hàng không Việt Nam lọt top 100 sân bay tốt nhất thế giới
Tổ chức quốc tế Skytrax vừa công bố kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024, trong đó Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) có 2 đơn vị được vinh danh đó là Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Đà Nẵng.

Ra mắt mô hình Camera đảm bảo an ninh trật tự tại Phù Chẩn, Bắc Ninh
Ngày 19/4, UBND thành phố Từ Sơn tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Camera khép kín địa bàn phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT)” tại phường Phù Chẩn. Đây là đơn vị được thành phố Từ Sơn chọn làm mô hình điểm để nhân rộng ra các phường trên địa bàn thành phố.

Thủ tướng yêu cầu triển khai nhiệm vụ tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng
Theo Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 7/4/2024 vừa được ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Thừa Thiên Huế đứng đầu PAPI 2023
Với 46,0415 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu cả nước về Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023, tăng 5 bậc so với năm 2022.

Công an vào cuộc vụ tấn công trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM
Sở Y tế TPHCM vừa cho biết đã phối hợp với Công an TPHCM cùng nhiều cơ quan chức năng khác làm rõ nguyên nhân và có giải pháp hỗ trợ Viện Tim TPHCM, sau khi nơi này bị tấn công trang web lấy số khám bệnh.

Vietnam Airlines khai mở trạm văn hóa đầu tiên trong chương trình One S
Vietnam Airlines tổ chức sự kiện chính thức ra mắt game tương tác One S, khai mở trạm văn hóa đầu tiên với điểm đến là thủ đô Hà Nội.