Chuyên mục


Thủ tướng khảo sát một số dự án trọng điểm tại Bạc Liêu

04/12/2022 21:24 (GMT +7)

Sáng 4/12, trong chương trình công tác tại Bạc Liêu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi khảo sát một số dự án hạ tầng trọng điểm.

Thủ tướng và đoàn công tác đã khảo sát công tác giải phóng mặt bằng đường cao tốc Bắc Nam phía đông, tuyến Cần Thơ - Cà Mau đoạn qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Thủ tướng khảo sát công tác giải phóng mặt bằng tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, điểm đầu cao tốc Bắc -Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng khảo sát công tác giải phóng mặt bằng tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, điểm đầu cao tốc Bắc -Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tuyến Cần Thơ - Cà Mau dài khoảng 110 km, 11 nút giao liên thông với tổng vốn đầu tư khoảng 27.500 tỷ đồng. Có khoảng 3.800 hộ bị ảnh hưởng, hiện nay các cơ quan đã đền bù đạt khoảng 85% kinh phí để sẵn sàng giải phóng mặt bằng, vượt tiến độ nên cần bố trí thêm kinh phí cho giải phóng mặt bằng.

Dự án trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đi qua 2 xã Vĩnh Lộc và Vĩnh Lộc A (huyện Hồng Dân) với chiều dài 7,7 km. Giai đoạn hoàn chỉnh là đường cao tốc vận tốc thiết kế 100 km/h. Tổng giá trị thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu khoảng 184,51 tỷ đồng.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT thẩm định phê duyệt dự án thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT thẩm định phê duyệt dự án thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT thẩm định phê duyệt dự án thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư; chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thiết kế và bàn giao hồ sơ và cọc mốc GPMB cho địa phương để thực thực hiện GPMB; đảm bảo bố trí đủ vốn cho địa phương để tổ chức thực hiện bồi thường GPMB theo quy định; phối hợp với địa phương trong quá trình triển khai GPMB và tiếp nhận mặt bằng sạch để tổ chức thi công dự án.

Bộ GTVT, Ban Quản lý Dự án chuẩn bị đầu tư tốt, thẩm định khách quan, phê duyệt kịp thời, lựa chọn nhà thầu chính xác, không chia nhiều gói thầu và phải có tổng thầu; đôn đốc, hỗ trợ các địa phương, giám sát, kiểm tra, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.

Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục triển khai các tuyến đường kết nối ngang với tuyến đường chính, bố trí các nút giao phù hợp để tạo không gian phát triển mới, bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật của tuyến đường. 

Thủ tướng trao đổi và động viên người dân đã nhường mặt bằng cho dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng trao đổi và động viên người dân đã nhường mặt bằng cho dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các bộ ngành căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình, chủ động phối hợp Bộ GTVT và các địa phương có tuyến cao tốc đi qua xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (nếu có), chủ yếu là về thủ tục đầu tư, về bố trí vốn, về xử lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, về hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành…

Các địa phương phối hợp chặt chẽ trong triển khai nhiệm vụ; rà soát, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo đủ cơ sở để thực hiện bồi thường GPMB; tiếp nhận hồ sơ, cọc mốc GPMB từ chủ đầu tư; chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện bồi thường GPMB cho các tổ chức, hộ gia đình bị ảnh hưởng, bố trí tái định cư và di dời các công trình hạ tầng trong phạm vi dự án theo quy định hiện hành.

Tổ chức bàn giao mặt bằng sạch đã được bồi thường GPMB cho Bộ GTVT đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tổ chức thi công dự án; chỉ đạo các sở ngành thông báo giá vật liệu xây dựng và chỉ số giá kịp thời, phù hợp với thực tế; phối hợp với Bộ GTVT trong suốt quá trình triển khai dự án và kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan đến công tác GPMB và các nội dung khác theo trách nhiệm của địa phương.

Thủ tướng nêu rõ, tuyến đường này đang được nhân dân trông đợi. Vì vậy, các cơ quan phải làm việc hết sức khẩn trương, tích cực, trách nhiệm để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Thủ tướng động viên Ban Quản lý dự án xây dựng cao tốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng động viên Ban Quản lý dự án xây dựng cao tốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hiện Ban Quản lý Dự án đang đặt tại TPHCM, Thủ tướng yêu cầu chuyển về khu vực ĐBSCL theo tinh thần "bám thắt lưng địch mà đánh, bám sát hiện trường mà làm, công việc ở đâu thì Ban Quan lý ở đấy, không để công việc 1 nơi người một nơi, Ban Quản lý phải xuống miền Tây, các tỉnh phải lên TPHCM mất thời gian và công sức".

Về nguồn vật liệu, Thủ tướng đề nghị Bộ TN&MT tiếp tục thúc đẩy việc thử nghiệm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp, các địa phương không cục bộ về nguồn vật liệu.

Thủ tướng đề nghị nếu các cơ quan, địa phương không phối hợp tích cực, hiệu quả, Ban Quản lý dự án tổng hợp để báo cáo Bộ trưởng Bộ GTVT giải quyết, nếu Bộ trưởng không giải quyết được thì Ban Quản lý dự án có thể gửi trực tiếp cho Thủ tướng để chỉ đạo xử lý.

Thủ tướng cũng đã tới khảo sát dự án đầu tư công tuyến đê biển Bạc Liêu.Hệ thống công trình tuyến đê biển Đông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có tổng chiều dài 52,426 km và có 24 cống kết hợp cầu giao thông trên đê, đi qua 03 địa bàn thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải.

Chiều dài tuyến đê đã được thực hiện đầu tư nâng cấp là 41,46 km, 24 cống qua đê với tổng mức đầu tư 2.662 tỷ đồng từ các nguồn vốn, tổng vốn đã bố trí 2.134 tỷ đồng, tổng vốn còn lại 463 tỷ đồng.

Đoạn đê biển Đông còn lại từ Huyện Kệ đến Gành Hào dài khoảng 11 km chưa được đầu tư nâng cấp do khó khăn chưa cân đối được nguồn vốn đầu tư; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng.

Theo Báo điện tử Chính phủ
Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.

Bắc Ninh: Lập 6 chốt kiểm tra ở làng nghề, Cụm công nghiệp Mẫn Xá
Ngày 19/11, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh triển khai 6 Tổ chốt kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm về môi trường, nhất là việc vận chuyển nguyên vật liệu, xỉ thải, chất thải, rác thải công nghiệp… ra, vào thôn và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.

Cận cảnh cầu nối Bắc Giang - Thái Nguyên sắp thông xe
Sau thời gian dài “đắp chiếu” không thể đi vào sử dụng, cuối cùng cầu Hòa Sơn có kinh phí hơn 540 tỷ đồng, nối tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên sắp chính thức thông xe kỹ thuật.

Thêm vốn để xây cầu Phong Châu mới
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1389 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.