Chuyên mục


Thủ đô Hà Nội trong tương lai

12/02/2023 12:48 (GMT +7)

Một trong những kế hoạch quan trọng trong chương trình phát triển Thủ đô là nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 7/2/2023 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết nêu rõ, việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động nhằm thống nhất chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành và nhân dân Thủ đô Hà Nội về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, trung tâm đầu não chính trị - hành chính của quốc gia, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước; đến năm 2030, trở thành Thành phố có sức cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 tăng khoảng 7,5% - 8,0%; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 tăng khoảng 7,5% - 8,0%; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm

Chương trình hành động phải cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW và quán triệt định hướng phát triển và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; xác định các nhiệm vụ chủ yếu, thể hiện các giải pháp cụ thể và thiết thực, được tổ chức tốt để thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 15-NQ/TW.

Về tổ chức thực hiện, Nghị quyết nêu rõ, các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp thường xuyên với thành phố Hà Nội, có cơ chế điều hành tập trung, cụ thể để tăng cường phối hợp triển khai các nội dung Nghị quyết.

Đối với Thủ đô Hà Nội: Tập trung khẩn trương chỉ đạo các sở, ban, ngành rà soát, kiểm tra, bổ sung kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ để xây dựng các chương trình, cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị, trong đó trọng tâm xây dựng Thủ đô Hà Nội đi đầu cả nước hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành thành phố "Xanh - Văn hiến - Thông minh - Hiện đại", phát triển thông minh, năng động, hiệu quả, vì con người; trở thành trung tâm - động lực thúc đẩy và dẫn dắt phát triển vùng và cả nước; có sức cạnh tranh khu vực và thế giới, sánh vai thủ đô các nước phát triển cao trong khu vực.

Đồng thời chủ động phát triển quan hệ liên kết, trao đổi, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước và các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô, vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, đặc biệt là tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh bền vững trên các lĩnh vực, khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế của nhau cùng phát triển.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô, vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ chủ động phát triển quan hệ liên kết, hợp tác với thành phố Hà Nội trên các lĩnh vực, tạo sự gắn bó và sức mạnh chung để cùng khai thác các tiềm năng, lợi thế của nhau vì sự phát triển chung.

Theo Chương trình hành động của Chính phủ, phấn đấu đạt các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đã đề ra trong Nghị quyết.

Cụ thể, giai đoạn từ nay đến năm 2030: Thủ đô Hà Nội là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực, thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 tăng khoảng 7,5% - 8,0%; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 8.300-8.500 USD, đến năm 2030 đạt khoảng 12.000 - 13.000 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đến năm 2025 đạt khoảng 17%, đến năm 2030 đạt khoảng 20%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đến năm 2025 đạt khoảng 30%, đến năm 2030 đạt khoảng 40%; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 đạt 70%, đến năm 2030 đạt 80%; năng suất lao động tăng bình quân đến năm 2025 đạt 7,0-7,5%, đến năm 2030 đạt 7,5%; tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt khoảng 60-62%, đến năm 2030 đạt 75%; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đến năm 2025 đạt 50-55%, đến năm 2030 đạt 100%.

Tầm nhìn đến năm 2045: Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP bình quân đầu người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Để đạt được các chỉ tiêu cụ thể nêu trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW. 

2. Phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực.

3. Phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô. 

4. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.

5. Củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

6. Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô.

7. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

8. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới.

 

Theo Báo điện tử Chính phủ
Sớm gỡ vướng đất rừng dự án giao thông
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp về việc cần ưu tiên xem xét hồ sơ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc.

Dĩ An là đô thị loại II của tỉnh Bình Dương
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 296/QĐ-TTg ngày 27/3/2023 công nhận thành phố Dĩ An là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Kiên định giá trị đã tạo lập, hướng đến phát triển du lịch 'xanh'
Ngành du lịch không chỉ phát triển du lịch đơn thuần, mà xa hơn là phát triển du lịch "xanh", du lịch bền vững theo đúng chủ trương nhất quán của Đảng là phát triển kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.

Đẩy nhanh tiến độ thi công luồng vào sông Hậu
Dự án luồng tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 2 là dự án trọng điểm quốc gia, có mục tiêu thu hút, nâng cao năng lực thông qua hàng hóa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Hà Tĩnh: Doanh nghiệp Tân Sơn Thủy hủy hoại môi trường sống
Doanh nghiệp này vẫn đang tiếp tục xin mở rộng quy hoạch bãi tập kết kinh doanh vật liệu quy mô khủng; trong khi cuộc sống người dân xung quanh bị đảo lộn vì khói bụi, tiếng ồn, nguy cơ tai nạn giao thông khi xe trọng tải lớn hoạt động ngày đêm trên tuyến đường bê tông nội đồng.

Giám sát chặt chẽ xuất xứ vật liệu cao tốc
Bộ Giao thông vận tải ban hành chỉ thị về tăng cường kiểm soát chất lượng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ quản lý.

Đô thị Thanh Hóa sẽ rộng thêm 228 km2
Với quy hoạch này, đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính TP. Thanh Hóa và toàn bộ huyện Đông Sơn, có diện tích từ 147 km2 lên hơn 228 km2, đóng vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của tỉnh.