Chuyên mục


Thiếu mặt bằng, tuyến đường 15 tỷ ngổn ngang ở Quảng Bình

14/04/2023 13:31 (GMT +7)

Người dân sống bên Dự án Tuyến nối từ phía Nam hồ Bàu Mây kết nối với đường liên xã Quảng Phương (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) muốn sang khu vực khác cần phải đi vòng. Nếu cố lên tuyến đường chưa hoàn thiện rất dễ bị tai nạn, bởi giáp nối ở các đoạn trơn trượt, cột tiêu để bừa bãi,...

Theo phản ánh của người dân về việc Dự án Tuyến đường nối từ phía Nam hồ Bàu Mây kết nối với tuyến đường liên xã Quảng Phương đã chậm tiến độ trong thời gian dài vì không giải phóng được mặt bằng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. PV Banduong.vn đã có mặt tại công trình này để ghi nhận sự việc.

Dự án có tổng mức đầu tư 14,9 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng 7,8 tỷ đồng

Dự án có tổng mức đầu tư 14,9 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng 7,8 tỷ đồng

Qua tìm hiểu, dự án trên có tổng mức đầu tư 14,9 tỷ đồng. Trong đó chi phí giải phóng mặt bằng 7,8 tỷ, xây lắp 5,9 tỷ và một số chi phí khác. Dự án do UBND huyện Quảng Trạch làm chủ đầu tư giao cho Ban Quản lý dự án ODA Quảng Trạch trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc Ngân sách tỉnh, nguồn vốn thu ngân sách tỉnh qua các năm và các nguồn vốn hợp pháp khác, thời gian thực hiện từ năm 2020-2022. Công ty TNHH Xây dựng Minh Hà đã trúng thầu xây lắp công trình, thời gian thực hiện hợp đồng 12 tháng.

Sau khi dự án hoàn thiện sẽ kết nối với tuyến đường liên xã Quảng Phương với các địa phương lân cận giúp phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện, dự án trên vẫn đang còn dang dở, một số hạng mục có dấu hiệu xuống cấp, cột trụ tập kết bừa bãi, dù đã quá thời gian thực hiện dự án nhưng công trình trên vẫn chưa được hoàn thiện gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Dù đã quá thời hạn hoàn thành nhưng công trình vẫn chưa được đưa vào sử dụng gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Dù đã quá thời hạn hoàn thành nhưng công trình vẫn chưa được đưa vào sử dụng gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Nhiều người dân sinh sống gần tuyến đường trên cho rằng, họ rất kỳ vọng khi con đường này thi công xong sẽ giúp di chuyển, kết nối các khu vực trên địa bàn một cách nhanh chóng. Nhưng đến nay công trình vẫn đang còn dang dở, muốn đi lại qua các khu vực khác cần phải tìm đường vòng, thời gian di chuyển sẽ lâu hơn. Mặt khác, nếu bất chấp việc đi lại qua tuyến đường chưa hoàn thiện sẽ rất dễ bị tai nạn bởi giáp nối ở các đoạn đường rất dễ bị trơn trượt, nhiều cột tiêu để bừa bãi ngay trên cả tuyến đường.

Nguyên nhân chính khiến dự án chậm tiến độ trong nhiều tháng qua vì công tác đền bù, hỗ trợ di dời gặp khó khăn. Các hộ dân cho rằng mức áp giá đền bù, hỗ trợ của chủ đầu tư quá thấp so với giá thị trường nên người dân không chấp thuận; mặc dù trong thời gian qua, các cơ quan liên quan tích cực  tuyên truyền, vận động giải thích về tầm quan trọng của dự án.

Đoạn đường chưa giải phóng được mặt bằng.

Đoạn đường chưa giải phóng được mặt bằng.

Bà Phạm Thị Mai (ở xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch) cho biết: “Nhà cửa đất đai thì rộng trong khi chủ đầu tư đền bù quá rẻ, chỉ được 1,1 tỷ thì chúng tôi không đủ để mua lại nơi để ở mới. Nếu đền bù với mức rẻ như thế này thì chúng tôi sẽ không đồng ý chấp thuận được bởi dù có được cầm ngay số tiền này thì cũng không thể tìm được nơi ở khác được bởi đất đai tăng cao không đủ để mua và xây nhà”.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Tâm - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án ODA Quảng Trạch cho biết hiện nay cuối tuyến còn 3 hộ dân chưa chấp nhận đền bù bởi lúc lên kế hoạch đền bù thì đúng vào thời điểm sốt đất, giá đất đẩy lên cao, trong khi giá đất của nhà nước lại chênh lệch quá nhiều nên các họ dân này vẫn chưa đồng ý khiến cho quá trình thực hiện dự án bị chậm lại.

"Hiện nay có khoảng 100m chưa hoàn thiện xong bởi chưa đền bù xong, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục cùng chính quyền địa phương đến vận động các hộ dân bàn giao đất để tiếp tục thực hiện dự án”, ông Tâm thông tin thêm.

Lê Ngọc - Linh Giang
Tags:
Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.

Bắc Ninh: Lập 6 chốt kiểm tra ở làng nghề, Cụm công nghiệp Mẫn Xá
Ngày 19/11, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh triển khai 6 Tổ chốt kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm về môi trường, nhất là việc vận chuyển nguyên vật liệu, xỉ thải, chất thải, rác thải công nghiệp… ra, vào thôn và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.

Cận cảnh cầu nối Bắc Giang - Thái Nguyên sắp thông xe
Sau thời gian dài “đắp chiếu” không thể đi vào sử dụng, cuối cùng cầu Hòa Sơn có kinh phí hơn 540 tỷ đồng, nối tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên sắp chính thức thông xe kỹ thuật.

Thêm vốn để xây cầu Phong Châu mới
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1389 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.