Chuyên mục


Thiên Minh Group gặp khó khăn tài chính

01/12/2023 14:10 (GMT +7)

Thiên Minh Group đã không thể trả đủ gốc, lãi trái phiếu đúng hạn như cam kết với lô trái phiếu hơn 100 tỷ đồng. Số tiền thu về từ đợt phát hành đó, chủ tịch Trần Trọng Kiên đầu tư sửa chữa khách sạn, trong thời điểm xây dự án hàng không nhưng đến nay đã phá sản kế hoạch.

Lô trái phiếu mang rủi ro từ khi phát hành 

Theo công bố mới nhất, TMG201902 chính là lô trái phiếu mà Du lịch Thiên Minh không thanh toán đủ gốc, lãi. Lô trái phiếu này trị giá 100 tỷ đồng, đến hạn thanh toán gốc, lãi vào 12/6/2023 là hơn 110 tỷ đồng. Doanh nghiệp của ông Kiên chỉ thanh toán được gần 317 triệu đồng tiền lãi và thanh toán được hơn 3,2 tỷ đồng tiền gốc. Công ty này đang thỏa thuận với trái chủ để gia hạn thanh toán.

Với lô trái phiếu TMG201903 trị giá 50 tỷ đồng, phát hành năm 2019, kỳ hạn 5 năm, Thiên Minh đã thanh toán lãi gần 5 tỷ đồng vào ngày 12/6/2023. Công ty không phát sinh nghĩa vụ thanh toán gốc cho lô trái phiếu này trong kỳ báo cáo.

Việc thương hiệu du lịch lớn không giữ được lời hứa với trái chủ có vẻ như đã được giới chuyên gia dự báo trước đó. Chủ tịch Thiên Minh Group Trần Trọng Kiên đã phát hành 150.000 tỷ đồng trái phiếu để phục vụ cho việc nâng cấp và cải tạo, sửa chữa khách sạn Flower Garden 46 Nguyễn Trường Tộ, Ba Đình, Hà Nội. Mục đích sử dụng số tiền phát hành không được hợp lý, với một đơn vị kinh doanh khách sạn nhiều năm, chi phí sửa chữa nâng cấp phát sinh mà không đủ dòng tiền, thì đó là một vấn đề cần lưu tâm.

Thời điểm phát hành hai lô trái phiếu cũng là lúc Thiên Minh thành lập dự án hàng không.

Thời điểm phát hành hai lô trái phiếu cũng là lúc Thiên Minh thành lập dự án hàng không.

Ông Trần Trọng Kiên đã đem hết tài sản để đảm bảo cho lô trái phiếu này, thậm chí cổ phần góp vào công ty con cũng được kê khai. Cụ thể, tài sản bảo đảm của hai đợt trái phiếu doanh nghiệp của Thiên Minh Group bao gồm: Tài sản gắn liền với đất là công trình khách sạn trên Khu đất tại địa chỉ số 46 Nguyễn Trường Tộ, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội; hai công trình nhà ở cùng ở số 2 ngõ Yên Ninh, phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội. Quyền sử dụng hai thửa đất cùng ở ngõ Yên Ninh, phường Trúc Bạch; Toàn bộ cổ phần của CTCP Du lịch Thiên Minh Hòa Bình trong CTCP Đầu tư Du lịch Hoa Mai; Toàn bộ phần vốn góp của Thiên Minh Group trong Công ty TNHH MTV du lịch Đống Đa; Toàn bộ phần vốn góp của CTCP Du lịch Thiên Minh Hòa Bình trong công ty TNHH MTV Du thuyền Victoria.

Thời điểm phát hành hai lô trái phiếu cũng là lúc Thiên Minh thành lập dự án hàng không. Tháng 6/2019, CTCP Hàng không Thiên Minh (TMAV) đã được thành lập tại Hội An với mức vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng. Trong đó ông Trần Trọng Kiên là cổ đông lớn nhất với 60%, CTCP Du lịch Thiên Minh góp 30% và cá nhân Trần Hằng Thu có 10%.

Thiên Minh Group gặt hái được rất nhiều giải thưởng trong 5 lĩnh vực

Thiên Minh Group gặt hái được rất nhiều giải thưởng trong 5 lĩnh vực

Tháng 8/2019, Hàng không Thiên Minh đã gửi hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam đề xuất thành lập Hãng hàng không Cánh Diều (KiteAir) tại Cảng hàng không Chu Lai (Quảng Nam) trong thời gian 50 năm, với quy mô 30 máy bay vào năm 2024.

Về quy mô, Công ty Cổ phần Hàng không Thiên Minh đề xuất đầu tư tổng cộng 30 máy bay tới năm 2024. Trong đó, có 15 máy bay ATR 72 và 15 máy bay A320/A321 hoặc dòng máy bay có năng lực tương đương. Kế hoạch phát triển của hãng hàng không KiteAir, trong năm đầu tiên hoạt động, công ty này sẽ đầu tư 6 máy bay ATR 72 và sẽ tăng gấp đôi ngay trong năm thứ 2.

Đến năm thứ 3, Thiên Minh dự kiến khai thác 15 tàu ATR 72 và 5 tàu bay A320/A321. Sau đó, trong các năm thứ 4 và thứ 5, mỗi năm công ty này sẽ đưa thêm 5 tàu bay A320/A321 hoặc tương đương vào khai thác.

Theo kế hoạch, KiteAir dự kiến khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên vào quý I/2020. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành hàng không dân dụng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, cộng thêm quy định mới của Chính phủ quyết định không xem xét thành lập thêm các hãng hàng không mới đến năm 2022 nên dự án KiteAir chưa được cấp phép.

Thiên Minh sau đó đã tạm ngừng dự án hàng không Kite Air. Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CTCP Hàng không Thiên Minh do ông Trần Trọng Kiên làm người đại diện pháp luật đã tạm ngừng kinh doanh.

Hệ sinh thái của Thiên Minh Group tính tới thời điểm hiện tại.

Hệ sinh thái của Thiên Minh Group tính tới thời điểm hiện tại.

Tuy vậy, nếu theo giới thiệu của Tập đoàn du lịch này, thì công ty khó có thể để vỡ trận với lô trái phiếu 100 tỷ đồng. Dự án hàng không đã dừng ngay từ khi mới manh nha, tức là không phát sinh nhiều chi phí đầu tư. Thị trường du lịch đã khởi sắc mạnh mẽ ngay sau khi covid-19 lắng xuống... Trong khi Tập đoàn tiếp tục mở rộng quy mô phát triển du lịch thì việc để mất uy tín trên thị trường tài chính cho thấy khả năng quản lý tài chính của ban lãnh đạo còn bất cập. 

Trước khi Đến năm 2018 Thiên Minh đã bán Buffalo Tours để có đủ nguồn lực phát triển, mở rộng mảng quản lý điểm đến, du lịch, lữ hành.

Ảnh chụp Màn hình 2023-10-26 lúc 15.41.50

Thiên Minh Group cũng được biết đến với thương hiệu chuỗi khách sạn và khu nghỉ dưỡng thương hiệu Victoria ở nhiều địa phương có du lịch phát triển như: Sapa, Hội An, Phan Thiết, Cần Thơ… Trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến của TMG cung cấp trang đặt phòng trực tuyến iVivu.com. Doanh nghiệp của ông Trần Trọng Kiên còn nắm cổ phần lớn Hãng hàng không Hải Âu, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thủy phi cơ bay trên Vịnh Hạ Long. 

Tài chính eo hẹp cản trở khát vọng của Chủ tịch Thiên Minh Group

Trước khi công bố không thể trả trái phiếu cho trái chủ, thì công ty đã rơi vào khủng hoảng. Năm 2020, công ty phải hoãn các dự án lớn gồm hãng hàng không Cánh diều (Kite Air) và phải bán hai khách sạn ở Sa Pa và Phan Thiết, song song với đó phải tìm cách gia tăng dòng tiền, tăng vốn, giảm mọi chi phí không cần thiết. Thiên Minh đã mất khoảng 800 nhân viên, chiếm khoảng 40% nhân sự của tập đoàn. Ông Kiên chia sẻ Thiên Minh đã tích cực tìm kiếm, mua bán và sát nhập các công ty có tiềm năng.

Đầu năm 2022, ông Trần Trọng Kiên tiết lộ với truyền thông đã bán hai khu nghỉ dưỡng Victoria Phan Thiết và Victoria Sapa. Từ ngày 1/1/2022, 2 khu nghỉ dưỡng này không còn trực thuộc và chịu sự quản lý, vận hành của tập đoàn TMG, tức đơn vị sở hữu thương hiệu Victoria Hotels & Resorts. Đồng thời, TNG cũng có đề xuất với tỉnh Hòa Bình về dự án thí điểm bay thủy phi cơ - phát triển du lịch tại hồ Hòa Bình; mở rộng khách sạn Mai Châu Lodge thành khách sạn 4 sao Victoria Mai Châu Lodge, xây dựng trung tâm chào đón du lịch Mai Châu...

Sau 3 năm dịch, khi mà du lịch phục hồi trở lại, lãnh đạo Thiên Minh đã đổi hướng đào tạo nhân sự chiều sâu nhưng khó phủ nhận được thực tế tài chính công ty vẫn trượt dốc. Dấu hỏi đặt ra, khoản tiền trái phiếu hơn 100 tỷ đồng công ty đã không khai thác hiệu quả. Thực tế đã chứng minh 9 tháng năm 2023, khách du lịch nội địa ước đạt 15,7 triệu lượt; khách quốc tế quay lại Việt Nam tăng trưởng tốt đạt 8,9 triệu lượt khách, vượt kế hoạch cả năm. Năm nay dự báo khách quốc tế đến Việt Nam có thể đạt 12 triệu lượt khách.

Chủ tịch Trần Trọng Kiên là người thuyền trưởng nhiều khát vọng đưa Thiên Minh Group lớn mạnh vượt  phạm vi biên giới Việt Nam. Trong đó, để hoàn thiện chuỗi cung ứng du lịch khép kín, ông Kiên có tham vọng lấn sân sang lĩnh vực vận tải hành khách, trong đó có vận tải hàng không. 

Chủ tịch Thiên Minh đề xuất nghiên cứu phát triển các cụm du lịch như Huế – Đà Nẵng, Huế – Quảng bình, Quảng Trị kết nối với nhau bằng 3 sân bay khu vực, 6 di sản văn hóa được UNESCO công nhận từ hang Sơn Đoòng đến Cố đô Huế, phố cổ Hội An. “Nếu làm tốt, cụm du lịch này hoàn toàn có thể vượt xa các điểm du lịch như Bali và Phuket”, ông Kiên nói.

Tuy nhiên, làm hàng không không phải là câu chuyện dễ khi đã có những bài học nhãn tiền. Ở Việt Nam, một người cũng đã có tham vọng phát triển hàng không phụ vụ khách du lịch của công ty cũng đã chật vật nhiều năm thua lỗ là ông Nguyễn Quốc Kỳ với Vietravel Airlines. Ông Kỳ không dồn nhiều vốn mua hệ thống khách sạn mà chủ yếu đầu tư chiều sâu dịch vụ. 

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Thiên Minh Group (sinh năm 1973) tốt nghiệp với tấm bằng Đại học Y Hà Nội năm 1994 nhưng ra trường lại bắt đầu sự nghiệp bằng con đường kinh doanh du lịch với khát khao "không muốn chứng kiến gia đình sống trong sự thiếu thốn".

Ông khởi nghiệp bằng 2.000 USD để thành lập Buffalo Tours vào năm 1994 - tiền thân của Tập đoàn Thiên Minh sau này với định hướng cụ thể là phục vụ đối tượng khách nước ngoài có khả năng chi trả cao. Năm 2004, Thiên Minh bắt đầu tham gia vào các hoạt động kinh doanh khách sạn bằng việc mua lại cổ phần của Khách sạn Festival Huế. Năm 2005, Công ty hợp tác với Intrepid Travel Pty Ltd – một công ty điều hành tour du lịch của Úc để thành lập Công ty TNHH Du Lịch Intrepid Indochina (nay là Intrepid Vietnam) với mục tiêu mở rộng hoạt động du lịch tại khu vực Đông Nam Á cũng như tại các thị trường du lịch khác ở Châu Á.

Năm 2008, ông Trần Trọng Kiên chính thức thành lập CTCP Du lịch Thiên Minh (Thiên Minh Group) có trụ sở chính tại tầng 12, số 70-72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý với vốn điều lệ hơn 600 tỷ đồng.

Năm 2011, Thiên Minh hoàn thành việc mua lại chuỗi 5 khách sạn Victoria tại Việt Nam và khai trương khách sạn Xiengthong Palace tại Luang Prabang, Lào. Đây là thương vụ lớn nhất tính tới thời điểm đó trong lĩnh vực du lịch, khách sạn ở Việt Nam.

Cũng năm 2011, Thiên Minh bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực hàng không, khi cùng một đơn vị khác trong ngành lữ hành thành lập Công ty cổ phần hàng không Hải Âu, cung cấp dịch vụ du lịch bằng thuỷ phi cơ, bay dịch vụ (Air taxi)… Hiện Thiên Minh là cổ đông đa số của Hải Âu sau thương vụ mua lại 89% cổ phần công ty này (trị giá 54 tỷ đồng) hồi năm 2013.

Ông Kiên sau đó đã tuyên bố rót 3,2 triệu USD để mua thêm 2 chiếc thuỷ phi cơ hiện đại, nâng tổng số máy bay sở hữu lên 3 chiếc, nhằm khai phá mảng du lịch biển bằng hàng không.

Ông chủ Thiên Minh tỏ ra là người khá tham vọng và nhiều hoài bão lớn khi vào khoảng những năm 2017-2020 liên tục có những thông tin nổi bật về hoạt động của Thiên Minh liên quan tới lĩnh vực vận tải hàng không - một ngành tăng trưởng đặc biệt tốt ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Cụ thể, cuối năm 2017, đầu năm 2018 liên tục có những thông tin đáng mong đợi về một hãng hàng không thứ 6 của Việt Nam sẽ chính thức xuất hiện dưới sự hợp tác của Công ty cổ phần hàng không Hải Âu của ông Trần Trọng Kiên và AirAsia của Malaysia. Tuy nhiên đến giữa năm 2019, hãng hàng không giá rẻ AirAsia đã tuyên bố chấm dứt hợp tác với Thiên Minh Group sau hơn 1 năm đàm phán.

Về tầm nhìn ngành du lịch, ông Kiên là một trong những người nhiệt huyết. Nếu như việc đầu tư không dàn trải, ôm đồm, khủng hoảng tài chính sẽ không rơi vào Thiên Minh! Chia sẻ về tiềm năng phát triển ngành du lịch Việt Nam, ông Kiên cho hay định hướng chung của Đảng, Chính phủ muốn đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đến 2030 đóng góp 17% GDP, năng lực cạnh tranh của ngành nằm trong top 30 thế giới và top 3 Đông Nam Á, tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có 3 triệu việc làm trực tiếp và phấn đấu đón ít nhất 50 triệu khách quốc tế và 160 triệu khách nội địa.

Nếu chúng ta có những chính sách tốt, những lộ trình rõ ràng làm bệ đỡ cho ngành du lịch, những mục tiêu trên là hoàn toàn trong tầm tay. Du lịch có thể chiếm 15-17 GDP của Việt Nam, năm nay doanh thu của ngành có thể quay lại mức 9% trong GDP, đến năm 2030 đạt 17% GDP, đóng góp khoảng 100 tỷ USD, ngang với mức đóng góp của ngành du lịch Thái Lan trước dịch, tạo 5-6 triệu việc làm thường xuyên cho người dân.

Thu Châu
Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng - Lạng Sơn trong năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025.