Chuyên mục


Chưa đủ cơ sở pháp lý giao EVN làm điện gió ngoài khơi

18/10/2023 11:59 (GMT +7)

Bộ Công Thương cho rằng chưa đủ cơ sở pháp lý giao EVN và các doanh nghiệp làm điện gió ngoài khơi do hành lang pháp lý chưa rõ ràng bởi chưa phê duyệt Quy hoạch không gian biển quốc gia, chưa có căn cứ xác định phạm vi quản lý biển,...

Tại tờ trình mới nhất về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII gửi lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công Thương cho biết việc xác định cụ thể dự án và doanh nghiệp trong nước triển khai thí điểm điện gió ngoài khơi gặp các khó khăn.

Nguyên nhân chủ yếu là do hành lang pháp lý cho phát triển điện gió ngoài khơi còn chưa rõ ràng

Nguyên nhân chủ yếu là do hành lang pháp lý cho phát triển điện gió ngoài khơi còn chưa rõ ràng

Nguyên nhân chủ yếu là do hành lang pháp lý cho phát triển điện gió ngoài khơi còn chưa rõ ràng (chưa phê duyệt Quy hoạch không gian biển quốc gia, chưa có căn cứ xác định phạm vi quản lý biển). Đồng thời, hệ thống pháp luật về đầu tư chưa quy định cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư điện gió ngoài khơi.

Do vậy, Bộ Công Thương cho rằng chưa có cơ sở pháp lý để giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các doanh nghiệp trong nước triển khai các dự án điện gió ngoài khơi.

Trước mắt, Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng giao EVN và các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, khảo sát các điều kiện phát triển điện gió ngoài khơi, sẵn sàng triển khai khi đủ cơ sở pháp lý để cấp có thẩm quyền giao chủ đầu tư. Bộ này cũng đề nghị sửa quy định tại Luật Đầu tư, theo hướng giao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi.

Từ năm 2022 đến nay, Bộ Công Thương có nhiều văn bản báo cáo về các nguồn điện mặt trời tập trung đã phê duyệt quy hoạch, được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư và giao chủ đầu tư.

Cụ thể, có 23 dự án hoặc phần dự án điện mặt trời với tổng công suất 2.330,26 MW đã phê duyệt quy hoạch và đang trong quá trình đầu tư ở các mức độ khác nhau.

Trong đó, 5 dự án hoặc phần dự án điện mặt trời với tổng công suất 343,22 MW đã đóng điện theo cơ chế chuyển tiếp, 1 dự án điện mặt trời với công suất 78,9 MW đã hoàn thành thi công, 7 dự án với tổng công suất 321,7 MW đã triển khai ở bước chuẩn bị thi công/thi công, 10 dự án còn lại với tổng công suất 1.586,4 MW đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Dự thảo Quy hoạch điện VIII cũng chưa xác định được danh mục dự án. Bộ Công Thương giải thích, theo Quyết định 500, Bộ đã đề nghị các địa phương rà soát dự án điện (gồm dự án điện mặt trời tập trung) theo 9 tiêu chí để làm cơ sở rà soát, đánh giá mức độ đáp ứng của các dự án. Nhưng tới 12/10, mới có 9/11 địa phương có dự án điện mặt trời tập trung đã giao chủ đầu tư có phản hồi, thông tin đánh giá với các dự án lại chưa đầy đủ.

Thêm nữa, kết luận của Thanh tra Chính phủ về thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh cũng đề cập việc bổ sung các dự án điện mặt trời là không có căn cứ, cơ sở pháp lý về quy hoạch. Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị giao UBND các tỉnh có dự án tiếp tục rà soát, báo cáo Thủ tướng.

Theo dự thảo kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, tổng công suất điện LNG sẽ phát triển đến 2030 là 22.400 MW, với các dự án tập trung tại Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An và Bạc Liêu. Phần lớn các dự án đều đang trong quá trình chọn nhà đầu tư, hoặc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nên thời gian đưa vào vận hành 2027-2030. Riêng dự án LNG Nhơn Trạch 3 và 4 đang thi công, dự kiến vận hành 2024-2025.

Đến 2030, công suất điện than phát triển thêm khoảng 30.127 MW, gồm các dự án như Na Dương II, An Khánh (Bắc Giang), Quảng Trạch 1, Vân Phong 1, Long Phú 1. Với 5 dự án điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thành phần cổ đông, thu xếp vốn (Quảng Trị, Công Thanh, Nam Định 1, Vĩnh Tân III và Sông Hậu II) sẽ được kéo dài tới tháng 6/2024. Sau thời gian này, các dự án không triển khai, sẽ phải chấm dứt theo quy định pháp luật. Riêng dự án nhiệt điện Công Thanh, hiện tỉnh và nhà đầu tư đề xuất chuyển đổi nhiên liệu sang sử dụng LNG.

Còn điện khí trong nước dự kiến đạt công suất 14.930 MW; nguồn từ thủy điện tích năng, các nguồn điện đồng phát khoảng 5.100 MW và pin lưu trữ là 300 MW tới 2030.

Thu Châu
VPBank chấp nhận thanh toán thẻ UnionPay trên EcomPay
Từ tháng 7, khách hàng sở hữu thẻ UnionPay đã có thể thanh toán dễ dàng tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng cổng thanh toán EcomPay của VPBank tại thị trường Việt Nam. UnionPay là tổ chức phát hành thẻ lớn nhất Trung Quốc.

SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng 6 tháng đầu năm
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.238 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, số dư CASA tăng cao, đạt 20.038 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm cổ phiếu định giá hấp dẫn để đầu tư
Các ngành chịu ảnh hưởng bởi biến động giá hàng hóa như vật liệu xây dựng, nông nghiệp và xuất khẩu, kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan nhờ sự phục hồi thương mại toàn cầu. Ngoài ra, tăng trưởng lợi nhuận của ngành điện và hàng không sẽ cải thiện vào năm 2024 nhờ triển vọng kinh tế tốt hơn.

Đường sắt Hà Nội 'bốc hơi' lãi
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội (mã: HRT) đạt 1.489 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 40 tỷ đồng.

Kiểm kê đất đai cả nước từ ngày 1/8
Thời gian thực hiện kiểm kê từ ngày 1/8 - thời điểm có hiệu lực của ba Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản. Số liệu được tính đến hết ngày 31/12/2024.

Hà Nội áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất mới từ 29/7
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024, áp dụng với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ; hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản...

Khẩn trương hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 340/TB-VPCP của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh