Chuyên mục


EVN đề xuất tăng tiếp giá điện

29/07/2023 15:13 (GMT +7)

Tập đoàn Điện lực (EVN) kiến nghị tiếp tục được sớm điều chỉnh giá bán lẻ điện thời gian tới, theo những biến động đầu vào để đảm bảo cân đối tài chính.

Trong tham luận tại hội thảo “Cơ chế, chính sách, giải pháp đảm bảo phát triển năng lượng bền vững tầm nhìn 2050” do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức ngày 28/7, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành cho phép tập đoàn tiếp tục được điều chỉnh giá bán lẻ điện trong thời gian tới để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh.

EVN kiến nghị tiếp tục được sớm điều chỉnh giá bán lẻ điện trong thời gian tới

EVN kiến nghị tiếp tục được sớm điều chỉnh giá bán lẻ điện trong thời gian tới

 
Được biết, từ ngày 4/5, giá điện bán lẻ bình quân đã tăng 3%, lên 1.920 đồng/kWh. Tuy nhiên, theo EVN, mức tăng này vẫn là quá thấp so với mức tăng 9,27% của giá thành sản xuất điện năm 2022.

Cụ thể, EVN kiến nghị tiếp tục được sớm điều chỉnh giá bán lẻ điện trong thời gian tới, theo biến động các thông số đầu vào. Về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, EVN kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành cho phép EVN tiếp tục được sớm điều chỉnh giá bán lẻ điện trong thời gian tới để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh.

Để có cơ sở xem xét việc điều chỉnh giá điện các lần tiếp theo trong năm 2023 không giật cục, có lộ trình, EVN kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg.

EVN cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cho EVN vay không lãi suất để thanh toán tiền điện cho các đơn vị phát điện, đàm bảo kịp thời mua nguyên liệu phục vụ phát điện. Kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành cho phép EVN thực hiện tạm thanh toán tiền mua điện ở mức phù hợp khả năng tài chính của EVN cho các đơn vị phát điện đến khi giá bán lẻ điện được điều chỉnh kịp thời và phản ánh đầy đủ các chi phí.

Ngoài ra, EVN mong muốn Chính phủ và các Bộ chấp thuận khoản lỗ sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 và 2023 của EVN là “do thực hiện chính sách”.

Thời gian tới, EVN có khả năng không cân đối đủ tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó ảnh hưởng đến việc cung cấp đủ điện. Giai đoạn 2020 - 2022, EVN đã cắt giảm chi phí sửa chữa lớn theo định mức từ 10-50% do không cân đối được nguồn vốn. Năm 2023, do không cân đối được tài chính, EVN tiếp tục cắt giảm.

Việc sửa chữa tài sản tiếp tục bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an toàn vận hành hệ thống điện. EVN cũng cho biết gặp khó khăn trong việc huy động vốn, cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án điện nhằm đảm bảo vận hành an toàn, cung ứng điện cho các năm tiếp theo.

Theo đó, việc không cân bằng được kết quả sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến các chỉ số tài chính của EVN và các đơn vị thành viên dẫn đến khó duy trì được kết quả đánh giá hệ số tín nhiệm hàng năm của EVN và các Tổng công ty như: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), 5 Tổng công ty Điện lực ngang bằng với hệ số tín nhiệm quốc gia. Năm 2023 kế hoạch đầu tư xây dựng của EVN là 94.860 tỷ đồng.

“Với kết quả sản xuất kinh doanh lỗ, EVN không thể trả nợ đúng hạn, đồng thời các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ khó khăn hơn trong việc phê duyệt các khoản vay, hạn mức vay cho EVN. Ngoài ra chi phí, lãi suất các khoản vay tăng lên do đánh giá mức độ rủi ro tăng thêm đối với bên cho vay” – đại diện EVN cho biết tại hội nghị. 

Thu Châu
Tiếp tục đấu thầu vàng, giá tham chiếu 88 triệu đồng/lượng
Phiên đấu thầu vàng miếng SJC thứ 6 trong năm nay sẽ diễn ra vào sáng mai 14/5, với giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 88 triệu đồng/lượng.

Triển khai các biện pháp quản lý, điều hành chặt chẽ thị trường vàng
Ngày 12/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có buổi làm việc với UBND TPHCM triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phối hợp quản lý thị trường vàng.

Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiết kiệm
Hàng loạt nhà băng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm với mức tăng lên tới 0,5%/năm trong tuần này.

Công thức chốt lời mùa 'bão giá vàng'
Những ngày qua, giá vàng liên tục phá đỉnh lịch sử, hiện đã chạm mốc 92 triệu đồng/lượng. Liệu đây có phải là thời điểm thích hợp để đổ xô đi mua "tài sản tích lũy"?

Giá vàng SJC cao chưa từng có
Vàng miếng SJC tăng giá 2,5 triệu đồng mỗi lượng trong buổi sáng nay (10/5/2024), lên đỉnh cao kỷ lục chưa từng có 92 triệu đồng/lượng.

SHB dành hơn 11 tỷ đồng hoạt động xã hội ở Điện Biên
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên, SHB đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa.

Đề xuất Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025 như hiện nay.