Chuyên mục


Thi công 2 đơn nguyên cầu vượt Mai Dịch

04/03/2023 11:21 (GMT +7)

Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, đơn vị vừa khởi công xây dựng 2 đơn nguyên cầu đô thị (cầu kẹp) chạy dọc cầu vượt Mai Dịch hiện tại và tổ chức giao thông nút Mai Dịch.

Đây là dự án thành phần thuộc dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long – Vành đai 3 Hà Nội (do Ban Quản lý dự án Thăng Long làm chủ đầu tư). Thời gian hoàn thành trước 31/3/2024. Nhà thầu thi công là Tập đoàn TAISE (Nhật Bản).

Hiện 6 nhánh lên xuống kết nối cầu cạn với đường Phạm Văn Đồng đã hoàn thành và đưa vào khai thác khiến nút giao Mai Dịch có lưu lượng giao thông tăng rất cao.

Hiện 6 nhánh lên xuống kết nối cầu cạn với đường Phạm Văn Đồng đã hoàn thành và đưa vào khai thác khiến nút giao Mai Dịch có lưu lượng giao thông tăng rất cao.

Theo thiết kế, mỗi bên cầu vượt Mai Dịch hiện tại sẽ được xây dựng một đơn nguyên cầu đô thị rộng 7,75m gồm: 1 làn xe cơ giới rông 3,5m và 1 làn xe hỗn hợp rộng 3m, còn lại là dải an toàn và bó vỉa.

Về mặt kỹ thuật, hai đơn nguyên cầu đô thị được xây dựng là cầu vĩnh cửu kết cấu dầm thép bản mặt bê tông cốt thép liên hợp, tĩnh không dưới là 4,75m, tĩnh không đường đô thị đi trên cầu vượt là 4,5m. Tổng mức đầu tư của hạng này khoảng 342 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn dư của dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.

Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long cho hay, hiện tại đơn vị đang tích cực làm việc với các đơn vị liên quan về hạ tầng điện, bưu chính viễn thông và hạ tầng vẻ hè để hoàn thành mặt bằng thi công cho công trình.

Về tổ chức giao thông tại nút giao Mai Dịch – Xuân Thủy đã được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phê duyệt. Nhà thầu sẽ căn cứ vào phương án của Sở để rào chắn phạm vi thi công cũng như phối hợp với các lực lượng chức năng để phân luồng, đảm bảo an toàn thi công và lưu thông của người dân.

Dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc Vành đai 3 Hà Nội được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đầu tư ngày 3/9/2013 với tổng tổng mức đầu tư 5.343 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn gồm: 4.525 tỷ đồng vốn ODA và 817,9 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước. Công trình đã thông xe, đưa vào khai thác từ tháng 10/2020. Sauk hi hoàn thành dự án vẫn còn dư khoảng 2.114 tỷ đồng, gồm: 1.657 tỷ đồng vốn ODA và 457 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước.

Về lý do xây dựng 2 đơn nguyên cầu vượt Mai Dịch, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, sau khi dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long và tuyến đường Phạm Văn Đồng mở rộng ở dưới hoàn thành đưa vào khai thác từ tháng 10/2020, phạm vi cầu Mai Dịch hình thành nút giao với 4 nhánh ra, vào đường cao tốc.

Vì thế lưu lượng phương tiện giao thông qua nút rất lớn nên thường xảy ra xung đột, dẫn đến ách tắc giao thông. Hơn nữa, cầu vượt Mai Dịch hiện nay vẫn cho phương tiện mô tô, xe gắn máy lưu thông tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao, vận tốc khai thác chỉ cho phép 60km/h.Do đó, việc đầu tư cải tạo, tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch đồng bộ với dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long với việc bổ sung 2 đơn nguyên cầu vượt đô thị chạy dọc hai bên cầu vượt Mai Dịch để tách các làn xe cơ giới lưu thông trong nội đô qua nút giao với các dòng xe ô tô lưu thông theo tuyến đường cao tốc trên cao đang rất cấp thiết.

“Khi được đầu tư thêm 2 đơn nguyên cầu vượt đô thị chạy dọc hai bên cầu vượt Mai Dịch sẽ phục vụ các xe lưu thông trong nội đô, còn lại phần cầu vượt Mai Dịch sẽ được trưng dụng để khai thác tuyến cao tốc trên cao, đảm bảo cho phương tiện chạy với vận tốc 80km/h trên toàn tuyến", đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long thông tin.

Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, sau hơn 2 năm đưa vào khai thác cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long đã góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây của Thủ đô Hà Nội, bảo đảm tiết kiệm chi phí, thúc đẩy thông thương, vận tải hành khách, hàng hoá giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và vùng lân cận; qua đó tạo động lực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các khu vực này.

Trong tương lai khi khu vực đô thị trung tâm Hà Nội được phát triển mở rộng, cả tuyến đường vành đai 3 hoàn chỉnh sẽ là trục giao thông đường bộ chính yếu liên kết các cụm đô thị lớn của thành phố Hà Nội, cũng như khu vực hai bên sông Hồng tạo nên trục không gian cảnh quan của Thủ đô.

Theo TTXVN
Điện Biên: Lũ quét trong đêm, 7 người chết và mất tích
Rạng sáng nay (25/7) tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên xảy ra trận lũ quét khiến 7 người chết, mất tích. Hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp.

Sơn La: Sạt lở trên QL279, giao thông ùn tắc nhiều giờ
Khối lượng lớn đất đá từ ta luy dương sạt xuống, phủ kín mặt đường trên QL279 khiến giao thông ùn tắc nhiều giờ. Rất may thời điểm sạt lở trên tuyến đường này không có phương tiện qua lại.

CSGT dùng xe chuyên dụng đưa người dân qua điểm ngập úng
Lực lượng chức năng tỉnh Sơn La đã dùng xe chuyên dụng, đưa người dân lưu thông an toàn qua các điểm ngập úng, nước chảy xiết.

'Bì bõm' di chuyển qua tỉnh lộ 421B
Tỉnh lộ 421B, đoạn qua địa phận xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai ngập lớn khiến nhiều phương tiện chết máy, gặp nhiều khó khăn khi di chuyển.

Sơn La: 6 người chết và mất tích do sạt lở đất
Sáng sớm nay (24/7), mưa lớn và liên tục tại huyện Mai Sơn (Sơn La) đã khiến đất đá sạt lở vào 5 ngôi nhà tại xã Chiềng Nơi, Phiêng Pằn làm 6 người chết và mất tích.

Giám đốc BQL dự án giao thông TT.Huế vướng 'phốt' môi trường
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ cơ sở trang trại ở tiểu khu 113, thuộc tổ dân phố Chầm, phường Hương Hồ, TP.Huế về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Nguy cơ sạt lở dọc đường sắt Bắc - Nam
Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, trên toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam có 132 vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở, ngập úng trong mùa mưa bão, cần được kiên cố hóa.