Chuyên mục


Thêm vốn hoàn thành đường Hồ Chí Minh

26/05/2022 11:12 (GMT +7)

Chiều 24/5, Quốc hội thảo luận tổ về thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, sáng 24/5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai Dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể báo cáo trước Quốc hội.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể báo cáo trước Quốc hội.

Theo Nghị quyết đến năm 2020 hoàn thành nối thông tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) quy mô tối thiểu 2 làn xe với chiều dài khoảng 2.744 km. Đến nay, đã hoàn thành 2.362 km đạt 86,1% và khoảng 258 km tuyến nhánh; đang triển khai 211 km. Còn lại khoảng 171 km chưa bố trí được vốn để triển khai thực hiện, gồm 3 đoạn: Chợ Chu-Ngã ba Trung Sơn (thuộc dự án thành phần Chợ Mới - Ngã ba Trung Sơn); Cổ Tiết - Chợ Bến (thuộc dự án thành phần Đoan Hùng - Chợ Bến); Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận.

30101152-1-duong-ho-chi-minh
Đến nay, đã phê duyệt quyết toán toàn bộ 35 dự án thành phần, đưa vào khai thác 859km bảo đảm tiến độ theo quy định; còn 5 dự án thành phần dài 153km đang hoàn thiện thủ tục để quyết toán.

Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường nhận định, trong 5 năm (2017-2021), việc triển khai dự án chỉ đạt khoảng 8% tổng khối lượng và đã chậm gần 2 năm so với yêu cầu hoàn thành các dự án thành phần, nối thông toàn tuyến với quy mô 2 làn xe theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Nghị quyết và chưa rõ thời gian kết thúc.

Về nguồn vốn thực hiện dự án, theo tờ trình của Chính phủ, tổng mức đầu tư các dự án thành phần để nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh là 99.170 tỷ đồng. Các dự án đã và đang đầu tư có tổng mức đầu tư là 88.400 tỷ đồng.

Đến năm 2020, đã bố trí 62.316 tỷ đồng (trong đó, vốn ngân sách nhà nước 43.728 tỷ đồng, vốn ngoài ngân sách 18.588 tỷ đồng).

Giai đoạn 2021 - 2025 đã cân đối bố trí 16.706 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước (4.677 tỷ đồng cho dự án chuyển tiếp, 4.686 tỷ đồng khởi công mới 2 dự án thành phần, 7.343 tỷ đồng thanh toán dự án La Sơn - Túy Loan đầu tư theo hình thức BT).

Còn lại 3 đoạn với tổng chiều dài 171 km, tổng mức đầu tư là 10.770 tỷ đồng chưa được bố trí nguồn vốn; trong đó 2 dự án thành phần đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn và Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận cần ưu tiên đầu tư để nối thông tuyến với tổng mức đầu tư lên đến 5.570 tỷ đồng.

Đối với đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến chỉ chuẩn bị đầu tư, tận dụng quốc lộ 32, quốc lộ 21 để nối thông đường Hồ Chí Minh theo quy mô 2 làn xe. Tập trung nguồn lực hoàn thành khoảng 287km thuộc dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Đông đi trùng với đường Hồ Chí Minh.

Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, tính toán kỹ lưỡng số liệu, đảm bảo thống nhất, tính chính xác trong việc cân đối bố trí nguồn vốn và chịu trách nhiệm về các số liệu báo cáo Quốc hội.

Tại phiên thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao tính chủ động, tích cực của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường trong việc tiến hành theo dõi, giám sát nội dung liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Khẳng định đường Hồ Chí Minh là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Quốc gia, Chủ tịch Quốc hội cho biết: "Việc cơ bản hoàn thành dự án đã góp phần phát triển đất nước, đặc biệt là đối với các khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ."

Quốc hội đã quyết định mục tiêu thông tuyến từ Bắc tới Nam với quy mô 2 làn xe. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn 2 năm so với Nghị quyết của Quốc hội, nhưng vẫn còn một số đoạn tuyến chưa được hoàn thành để nối thông toàn tuyến.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ tập trung bố trí vốn để hoàn thành những đoạn đường còn lại này. Đây là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện, đồng thời cần tiến hành tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng để rút kinh nghiệm, đề xuất đầu tư giai đoạn sau. Bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng những đoạn đường xuống cấp để đảm bảo thông suốt tuyến đường.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội qua thông báo kết luận, Chính phủ đã rà soát trong tổng số vốn đầu tư công trung hạn 5 năm phân bổ cho ngành Giao thông vận tải để bố trí cho các đoạn tuyến chưa hoàn thành đã nêu trên. Các đoạn tuyến này sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân ở các vùng tuyến đường đi qua.

Đại biểu Thái Thanh Quý (đoàn Nghệ An) phát biểu thảo luận tại tổ, trong đánh giá đã nêu rõ đây là tuyến đường chiến lược, quan trọng, nhất là về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Tây của tổ quốc. Không những thế, tuyến đường còn có giá trị lịch sử là con đường truyền thống.

"Từ năm 2004 đến nay là gần 20 năm chúng ta thực hiện xây dựng tuyến đường này nhưng chưa xong. Địa bàn Nghệ An thì thông tuyến đã lâu, nhưng rất tiếc chưa thông tuyến được từ Pác Bó đến Đất Mũi (Cà Mau)", ông Quý nói.

Về lý do, đại biểu Thái Thanh Quý cho rằng, chưa tập trung cao độ, chưa quyết liệt. Có những đoạn như đoạn ở Đà Nẵng 11 năm nay mới chỉ giải phóng mặt bằng 1,5 km trên 11km.

"Chúng ta xác định đây là con đường chiến lược về an ninh quốc phòng và phát triển khu vực phía Tây, có giá trị lịch sử nhưng ta chưa tập trung cao độ về cân đối bố trí nguồn lực. Nói rằng bố trí sớm trong nguồn đầu tư công của 2021 – 2025 để chúng ta quyết tâm thông tuyến năm 2025, nhưng cụ thể bố trí thế nào thì chưa được cụ thể", đại biểu đoàn Nghệ An bày tỏ băn khoăn.

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) cũng cho rằng, dự án gần 20 năm triển khai thì cần phải kết thúc, tổng kết. Sau đó còn những phần việc cần phải tiếp tục triển khai thì gộp toàn bộ các dự án của đề án này vào trong quy hoạch đường bộ quốc gia để triển khai đồng bộ thống nhất. Khi đưa vào tổng thể thì chúng ta mới có đánh giá, so sánh, đối chiếu, xem xét, bố trí các nguồn lực ưu tiên.

Nguyên Ý
Giá xăng lại tăng
Kể từ 15 giờ hôm nay (28/3), giá xăng E5 tăng 410 đồng/lít, giá bán là 23.620 đồng/lít. Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít.

Yêu cầu báo cáo về thực hiện thu phí gửi xe thông minh tại Hà Nội
40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố vừa được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.

Hàng không thiếu máy bay
Ngày 26/3, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết số máy bay hoạt động thương mại của 6 hãng hàng không đến cuối tháng 3 khoảng 170 chiếc, giảm 40-45 chiếc so với cùng kỳ năm 2023.

Bác bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho CSGT
Dự thảo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất đã bỏ đề xuất lực lượng cảnh sát giao thông được trích tối thiểu 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Tăng thêm tàu khách tuyến Bắc - Nam
Giá vé chặng Hà Nội - Sài Gòn suốt một chiều loại chỗ ghế ngồi từ 958.000 đồng/vé, giường nằm từ 1.170.000 đồng/vé trở lên, phụ thuộc ngày đi, loại chỗ.

Từ 1/4, dừng hoạt động 5 tuyến xe buýt ở Hà Nội
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội vừa phát đi thông báo về việc dừng hoạt động các tuyến buýt số 10, 14, 18, 44, 145. Việc dừng các tuyến xe buýt này sẽ bắt đầu từ ngày 1/4/2024.

Quảng Trị: Tái khởi động dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy sau nhiều năm 'đắp chiếu'
Sau nhiều năm "đắp chiếu", dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (tại xã Hải An, huyện Hải Lăng - thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị) khởi động lại vào 25/3/2024.