Chuyên mục


Tham vọng của Đèo Cả tại Dự án đường sắt Việt - Lào

08/03/2023 17:46 (GMT +7)

Trước khi hợp tác với Tập đoàn Đèo Cả, công ty con của PTL Holding từng ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển Dự án tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng kết nối Lào - Việt Nam với Tập đoàn FLC.

Ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả và ông Chanthone Sitthixay - Chủ tịch PTL Holding đã thống nhất cùng nghiên cứu đề xuất đầu tư đường sắt Việt - Lào. Để cụ thể hoá sự hợp tác đó, hai doanh nghiệp đã ký thoả thuận liên danh dự án xây dựng tuyến đường sắt này, đoạn trên địa phận lãnh thổ Việt Nam. 

Tuyến đường sắt này sẽ kết nối Viêng Chăn tới cảng Vũng Áng, kết nối với tuyến đường sắt Lào - Trung Quốc, kỳ vọng sẽ tạo ra tuyến vận tải hàng hóa mở rộng đến Bắc Lào và Nam Trung Quốc

Tuyến đường sắt này sẽ kết nối Viêng Chăn tới cảng Vũng Áng, kết nối với tuyến đường sắt Lào - Trung Quốc, kỳ vọng sẽ tạo ra tuyến vận tải hàng hóa mở rộng đến Bắc Lào và Nam Trung Quốc

 

Trước Đèo Cả, ngày 21/3/2022, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Tập đoàn FLC và Công ty Thương mại Dầu khí Lào (PetroTrade) - công ty con của PTL Holding từng ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển dự án tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng kết nối Lào - Việt Nam. Lễ ký kết diễn ra trong Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Lào, thuộc khuôn khổ chuyến thăm, làm việc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam tại Lào từ ngày 21-23/3/2022.

Theo biên bản ghi nhớ, Tập đoàn FLC và Petro Trade Lào sẽ cùng hợp tác để tiến hành các hoạt động cần thiết cho việc đầu tư, xây dựng, phát triển Dự án đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng, đoạn từ Cảng Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) đến Cửa khẩu Cha Lo thuộc tỉnh Quảng Bình (Việt Nam). Đây là một phần quan trọng trong toàn tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng có tổng chiều dài khoảng 400 km, với tổng mức đầu tư khoảng 5 tỷ USD.

Ông Chanthone Sitthixay cho rằng: “Mong muốn của Chính phủ Lào là có sự kết nối, hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam. PTL quan tâm đến các công trình giao thông gắn với biển để phát triển logictics và các dịch vụ khác. Vũng Áng của Việt Nam là cảng biển gần Viêng Chăn nhất”. 

Theo đó, tuyến đường sắt Viêng Chăn (Lào) - Vũng Áng (Việt Nam) có tổng chiều dài 554,7 km trải dài trên địa bàn 2 nước Lào và Việt Nam. Dự án có quy mô 2 ray với khổ ray 1.435mm, vấn tốc 150km/h, tổng mức đầu tư khoảng 149.550 tỷ đồng thực hiện theo phương thức PPP.

Tuyến đường sắt này sẽ kết nối Viêng Chăn tới cảng Vũng Áng, kết nối với tuyến đường sắt Lào - Trung Quốc, kỳ vọng sẽ tạo ra tuyến vận tải hàng hóa mở rộng đến Bắc Lào và Nam Trung Quốc. Cảng Vũng Áng của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế của 2 nước thông qua trao đổi thương mại và vận tải hàng hải, hướng tới các thị trường Đông Bắc Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Riêng đoạn Mụ Giạ - cảng Vũng Áng cũng được đề xuất đầu tư theo phương thức PPP với tổng chiều dài khoảng 103 km, gồm 8 nhà ga (1 ga chính, 7 ga trung gian) với tổng mức đầu tư khoảng 27.485 tỷ đồng.

Ông Hồ Minh Hoàng cho biết: “Sau lễ ký kết hợp tác liên danh, chúng tôi sẽ sớm có một thông báo chung về hợp tác này. Phía PTL Holding sẽ báo cáo Chính phủ Lào và Đèo Cả cũng sẽ có báo cáo Chính phủ Việt Nam”.

Cảng Vũng Áng nằm tại Khu kinh tế Vũng Áng. KKT Vũng Áng là một trong 8 khu kinh tế trọng điểm ven biển quốc gia được tập trung đầu tư phát triển với thế mạnh về công nghiệp thép và cơ khí, chế tạo; năng lượng; cảng biển nước sâu và dịch vụ logistics; với vị trí nằm trên hành lang các tuyến hàng hải quốc tế, trục hành lang kinh tế Đông - Tây trong tiểu vùng sông Mekong (GMS), với hạt nhân là dự án Khu liên hợp gang thép và cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, các dự án điện,...

Khi tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng chính thức đi vào hoạt động, giao thương hàng hóa đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á được xếp dỡ nhanh hơn, thuận tiện hơn. Qua đó, giao thương thương mại giữa Việt Nam với các nước láng giềng được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, tuyến đường sắt nối Viêng Chăn (Lào) với Vũng Áng (Việt Nam) kết nối với đường sắt Lào - Trung có thể thuận lợi hơn khi hướng tới tiếp cận các thị trường châu Âu trong tương lai.

Tập đoàn Đèo Cả cần nâng cấp tình hình tài chính, tập trung mảng cốt lõi

Dù kết quả kinh doanh không như mong đợi nhưng Liên danh nhà thầu do Công ty CP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) đứng đầu tiếp tục trung nhiều gói thầu lớn như Gói thầu XL02 - Thi công xây dựng đoạn Km30+000 - Km57+200 và gói thầu XL03 - Thi công xây dựng đoạn Km57+200 - Km88+00 dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.

HHV hiện đang vận hành khai thác các dự án hầm và đường cao tốc trong nhiều năm qua như hầm Hải Vân, hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

HHV hiện đang vận hành khai thác các dự án hầm và đường cao tốc trong nhiều năm qua như hầm Hải Vân, hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Trước đó, liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu cũng được lựa chọn gói thầu XL1 thi công xây dựng đoạn Km0+000 - Km30+000 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) dự án thành phần Quảng Ngãi - Hoài Nhơn có chiều dài 30 km với giá trị gói thầu 3.800 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng là 1.020 ngày (34 tháng).

Đèo Cả cũng là 1 trong  5 nhà thầu xây dựng cao tốc Bắc - Nam bao gồm: Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex; mã: VCG), Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (DII, mã: HHV), Tổng công ty Xây dựng số 1 (mã: CC1), Tập đoàn Cienco4 (mã: C4G), Tổng công ty 36 (mã, HoSE: G36).

Năm 2022, HHV ghi nhận doanh thu thuần tăng so với những năm trước, làm tiền đề thương hiệu khi nhận hàng loạt dự án hàng chục nghìn tỷ đồng. Nguồn thu từ các trạm thu phí BOT chiếm 71% tổng doanh thu của công ty khi đạt 1.491 tỷ đồng, hoạt động xây lắp cũng chiếm tới 25% doanh thu của công ty khi đạt 530 tỷ đồng. HHV thu về khoản lãi sau thuế đạt 315 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2021. Theo kế hoạch đề ra đầu năm, doanh thu đạt 2.515 tỷ đồng và lãi sau thuế 396 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp này mới hoàn thành 83% kế hoạch doanh thu và chỉ đạt 80% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.

Tại thời điểm 31/12/2022, chi phí trả trước dài hạn của HHV cũng tăng lên mức 4.784 tỷ đồng do lãi vay chờ phân bổ tăng 59%. Nợ phải trả tăng lên gần 27.250 tỷ đồng. Vay nợ thuê của doanh nghiệp ghi nhận đạt mức 20.653 tỷ đồng. Trong đó, HHV vay Vietinbank gần 19.330 tỷ đồng và VietABank hơn 940 tỷ đồng với thời hạn trên 5 năm. Tài sản bảo đảm HHV gán cho VietinBank là quyền thu phí của các dự án BOT liên quan, hoặc phần vốn góp vào công ty liên kết.

Như vậy, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu trên 2 lần; tỷ lệ nợ vay/vốn điều lệ là 8 lần. Chi phí lãi vay cao, dự án chưa đảm bảo tiến độ theo giới chuyên gia sau này sẽ bị cõng vào chi phí dự án, phí BOT,...

Trường hợp dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ sai phạm: Một số yếu tố trong phương án tài chính đã thay đổi trong quá trình thực hiện dự án, song nhà đầu tư và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa điều chỉnh hợp đồng BOT

Trường hợp dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ sai phạm: Một số yếu tố trong phương án tài chính đã thay đổi trong quá trình thực hiện dự án, song nhà đầu tư và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa điều chỉnh hợp đồng BOT

Theo các chuyên gia, Đèo Cả cần nâng cấp tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư - thi công - kinh doanh công trình giao thông khi đảm nhận nhiều gói thầu lớn. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2020 do Tổng Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội đã thông tin về kết quả kiểm toán các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, lĩnh vực nhận được sự quan tâm lớn của dư luận tại các lần kiểm toán trước đây. Trong đó, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn do Tập đoàn Đèo Cả làm chủ đầu tư đã lộ nhiều vi phạm: Một số yếu tố trong phương án tài chính đã thay đổi trong quá trình thực hiện dự án, song nhà đầu tư và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa điều chỉnh hợp đồng BOT. 

Chi phí sửa chữa thường xuyên cũng chưa phù hợp định mức, chi phí trung tu và đại tu chưa phù hợp. Kiểm toán chỉ rõ, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn chi phí thường xuyên tăng 0,34 tỷ đồng; chi phí trung tu tăng 41 tỷ đồng; chi phí đại tu tăng 77,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn tình trạng giải ngân vốn vay và vốn góp chủ sở hữu chậm so với dự kiến trong phương án tài chính; chưa cập nhật vào phương án tài chính thu nhập từ lãi tiền gửi phát sinh. Đơn cử, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, năm 2019 và 2020 là 10,9 tỷ đồng,...

Dư luận gần đây cũng đặt dấu hỏi về việc đầu tư sang lĩnh vực rủi ro của doanh nghiệp làm đường giao thông. Mới đây, Tập đoàn Đèo Cả đã gia nhập Liên danh 5 nhà đầu tư trúng thầu Dự án Khu đô thị phía Tây Nam quy mô 49,5 ha, tổng chi phí thực hiện hơn 7.000 tỷ đồng, tại phường Mỹ Độ, xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang.

Được biết, 4 thành viên còn lại trong Liên danh (Công ty TNHH REQ - Công ty TNHH Thương mại đầu tư xây dựng Thành Lợi - Công ty CP Thương mại và Dịch vụ DLH Lan Hạ - Công ty CP Thương mại và Xây dựng Tân Thành) đều có mối quan hệ mật thiết đến Văn Phú Invest. Đơn vị bất động sản này cũng tham gia đầu tư cùng Tập đoàn Đèo Cả trong hai dự án Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng); Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang. (Người sáng lập Công ty THG Holdings - Ông Tô Như Toàn).

Trong Liên danh cùng Đèo Cả, tình hình tài chính của đối tác không mấy khả quan. Chẳng hạn như, Công ty REQ thành lập vào ngày 10/10/2018 bởi Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Hưng Phú (Công ty Hưng Phú). Ở thời điểm sáng lập, REQ có tên khai sinh là Công ty TNHH Đầu tư Hưng Phú Residence, vốn điều lệ 790 tỷ đồng, trong đó Công ty Hưng Phú nắm quyền chi phối với tỷ lệ sở hữu 90%, số cổ phần còn lại thuộc về đối tác nêu trên.

Dự án Khu nhà ở Đông Yên, tỉnh Bắc Ninh do Công ty REQ làm chủ đầu tư, sau khi trúng đấu giá theo Quyết định số 419/QĐ-UBND ngày 9/9/2020 của UBND tỉnh, với giá là 308 tỷ đồng. Chiếu theo thời gian nhận Quyết định, nghĩa là chỉ hơn 1 tháng nhận dự án, chủ đầu tư ngay lập tức đem cầm cố dự án cho Ngân hàng TNHH Indovina - Chi nhánh Thiên Long.

Bên cạnh đó, Dự án Khu nhà ở thôn Đông Yên của Công ty REQ một thời gian dài bị tố phân lô, bán nền trái quy định. Cơ quan chức năng cũng điểm mặt, yêu cầu chấm dứt hành vi sai phạm.

Còn Công ty TNHH Thương mại đầu tư xây dựng Thành Lợi (Công ty Thành Lợi) của ông Nguyễn Đình Lợi và bà Nguyễn Thị Hà, hai doanh nhân trú tại Bắc Ninh. Tính đến hết 2021, tổng tài sản của Công ty Thành Lợi đạt 837 tỷ đồng. Tuy nhiên, lượng lớn tài sản đã chảy ra khỏi doanh nghiệp khi Công ty Thành Lợi sẵn sàng cho đối tác khác vay đến 550 tỷ đồng trong năm 2022. Trong khi đó, lợi nhuận doanh nghiệp chỉ vài tỷ đồng và còn lỗ luỹ kế. 

Hai năm trước, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cũng tiếp nhận ý tưởng và bản quyền dự án đại lộ ven sông Sài Gòn và Sài Gòn New City từ ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tuần Châu. Việc đầu tư sang lĩnh vực rủi ro như bất động sản khi chủ đầu tư còn vay nợ nhiều, đối tác liên danh kinh doanh hiệu quả cũng không cao,...vô hình trung uy tín của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Thiết nghĩ khi nhận những dự án huyết mạch của cả nền kinh tế, Đèo Cả cần tập trung sức người, sức của nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng và tính kinh tế của công trình, đem lại giá trị thực sự cho xã hội.

Hồng Thơ
Chủ đầu tư xây cao tốc vướng khi khai thác mỏ cát
Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) và khai thác mỏ cát theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công gói thầu XL02 dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vũng Áng - Bùng.

Quảng Ngãi giải ngân vốn đầu tư công thấp
Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Ngãi giải ngân hơn 1.500 tỷ đồng, đạt hơn 22% kế hoạch được giao.

Vietjet mua 20 tàu bay thân rộng thế hệ mới A330neo
Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus vừa ký hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo (A330-900) với tổng trị giá 7,4 tỷ USD.

6 giải pháp ứng phó với cước vận tải biển leo thang
Trước tình trạng giá cước vận tải biển tăng mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa có công văn gửi các Hiệp hội đề xuất 6 giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh hiện nay.

Tháo gỡ khó khăn thiếu tàu bay cho các hãng hàng không
Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40 - 45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways, Pacific Airlines. Trong khi, hàng không nội địa khó tìm được tàu bay thuê do giá thuê tăng cao.

Các đơn vị điện lực, viễn thông sẽ phải trả phí thuê hạ tầng đường bộ
Luật Đường bộ mới được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định thu phí từ khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Nâng cao năng lực cảng biển Việt Nam
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 5030/VPCP-TH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc khai thác các cảng biển Việt Nam.