Chuyên mục


Thẩm định liên ngành Dự án cao tốc do Geleximco đề xuất

06/05/2024 13:25 (GMT +7)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 378/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình do Tập đoàn Geleximco đề xuất đầu tư.

Theo quyết định, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các thành viên hội đồng gồm lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải; Tư pháp; Tài chính; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Quốc phòng; Công an; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo UBND Thái Bình và lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định.

Trước đó, ngày 25/12/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1680/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức đối tác công tư.

Cụ thể, đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình với chiều dài khoảng 60,9km; trong đó, trên địa bàn tỉnh Nam Định 27,6km, trên địa bàn tỉnh Thái Bình 33,3km. Điểm đầu Dự án tại Km19+300 tại đầu cầu vượt sông Đáy phía Nam Định, thuộc địa bàn xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Điểm cuối tại khoảng Km80+200 tại nút giao giữa quốc lộ 37 mới và đường ven biển, thuộc địa bàn xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Đầu tư xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc (TCVN 5729:2012), 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 24,75m, vận tốc thiết kế 120km/h. Dự kiến thời gian thực hiện Dự án từ năm 2023 đến năm 2027. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất, mặt nước, tài nguyên khác khoảng 522,63ha; trong đó, tỉnh Nam Định là 251,15ha; tỉnh Thái Bình là 271,48ha.

Thẩm định liên ngành dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng do Geleximco đề xuất

Thẩm định liên ngành dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng do Geleximco đề xuất

Dự án này do Tập đoàn Geleximco đề xuất đầu tư, với tổng mức đầu tư sơ bộ của là 18.927,63 tỷ đồng (không bao gồm lãi vay), tổng mức đầu tư bao gồm cả lãi vay là 19.784,55 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn của dự án bao gồm: nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm 52,8% tổng vốn (10.447,56 tỷ đồng); nhà nước tham gia 47,2% tổng vốn (9.337 tỷ đồng). 

Trong tổng vốn nhà nước, vốn ngân sách Trung ương bố trí 6.200 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh Thái Bình bố trí 1.462 tỷ đồng (tương ứng với chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Thái Bình); vốn ngân sách tỉnh Nam Định bố trí 1.675 tỷ đồng (tương ứng với chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Nam Định).

Tập đoàn Geleximco, thành lập năm 1993 bởi Chủ tịch Vũ Văn Tiền, đã có bước phát triển vượt bậc từ mức vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng lên 9.600 tỷ đồng vào năm 2019. Hoạt động đa ngành từ công nghiệp, bất động sản, tài chính đến nông nghiệp công nghệ cao, Geleximco đã khẳng định vị thế trên thương trường, đặc biệt với hàng loạt dự án bất động sản lớn như Khu du lịch quốc tế Dragon Ocean Do Son (Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng) tại Đồ Sơn - Hải Phòng,Khu đô thị thành phố giao lưu trên đường Phạm Văn Đồng, Khu đô thị Gelexia Riverside, Khu đô thị Lê Trọng Tấn (Hà Nội), Khu đô thị Cái Dăm (Quảng Ninh), An Bình Plaza, khu đô thị An Bình City... Ở lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Geleximco là cổ đông sáng lập và đồng sở hữu các đơn vị như: Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBank), Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình, Công ty cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán An Bình, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính An Bình...

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lợi nhuận của Geleximco trong nửa đầu năm 2023 đã sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo mới nhất, nửa đầu năm 2023, Tập đoàn Geleximco lãi sau thuế 15,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 337 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận kỳ này của Geleximco giảm 95% so với cùng kỳ 2022. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc thẩm định kỹ lưỡng năng lực tài chính cũng như kinh nghiệm triển khai dự án quy mô lớn của tập đoàn, đặc biệt khi Geleximco đang đề xuất Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án trọng điểm này.

Lưu Trang
Chủ đầu tư xây cao tốc vướng khi khai thác mỏ cát
Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) và khai thác mỏ cát theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công gói thầu XL02 dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vũng Áng - Bùng.

Quảng Ngãi giải ngân vốn đầu tư công thấp
Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Ngãi giải ngân hơn 1.500 tỷ đồng, đạt hơn 22% kế hoạch được giao.

Nhiều điều khó hiểu ở cầu Hà Bắc 2
Mặc dù Cầu Hà Bắc 2 vượt sông Cầu nối tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh trị giá gần 400 tỷ đồng đã hoàn thành xây dựng gần 1 năm nay nhưng vẫn chưa thể đi vào sử dụng.

Vietjet mua 20 tàu bay thân rộng thế hệ mới A330neo
Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus vừa ký hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo (A330-900) với tổng trị giá 7,4 tỷ USD.

6 giải pháp ứng phó với cước vận tải biển leo thang
Trước tình trạng giá cước vận tải biển tăng mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa có công văn gửi các Hiệp hội đề xuất 6 giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh hiện nay.

Tháo gỡ khó khăn thiếu tàu bay cho các hãng hàng không
Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40 - 45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways, Pacific Airlines. Trong khi, hàng không nội địa khó tìm được tàu bay thuê do giá thuê tăng cao.

Các đơn vị điện lực, viễn thông sẽ phải trả phí thuê hạ tầng đường bộ
Luật Đường bộ mới được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định thu phí từ khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.