Chuyên mục


Tập đoàn Đèo Cả vẫn thu phí vô lý

24/03/2022 19:00 (GMT +7)

Sau áp lực của dư luận và doanh nghiệp, cuối cùng Tập đoàn Đèo Cả cũng làm biển xin lỗi lái xe trước hầm đường bộ Phước Tượng – Phú Gia; đồng thời vẫn cử nhân viên ra điều tiết xe để kiên quyết giữ quan điểm "phí phải đủ".

Gần 1 tuần Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả (chủ đầu tư dự án BOT hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia) thông báo về việc tạm dừng lưu thông một làn qua hầm Phước Tượng - Phú Gia để cải tạo, sửa chữa; thì từng đó thời gian tài xế phải "dài cổ" chờ đợi ùn tắc kéo dài hàng trăm mét mới được qua hầm. 

Theo ghi nhận mới nhất vào chiều ngày 23/3, phía Bắc và Nam hầm Phước Tượng vẫn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ. Có thời điểm, phương tiện dồn ứ ở cửa hầm kéo dài hàng trăm mét, nhiều tài xế không chờ nổi buộc phải quay xe chạy đường đèo.

Phía trước 2 cửa hầm, chủ đầu tư điều phối nhân viên chạy đôn chạy đáo, điều tiết, phân làn xe. Đặc biệt, ngay từ phía xa cửa hầm, đơn vị thi công đặt vội tấm biển đề nội dung 'Công trình đang thi công – Thành thật xin lỗi vì lưu thông bất tiện này'.

Nhân viên hầm đứng phân luồng bên cạnh lời xin lỗi được đặt đầu đường dẫn vào hầm. Ảnh lái xe cung cấp

Nhân viên hầm đứng phân luồng bên cạnh lời xin lỗi được đặt đầu đường dẫn vào hầm. Ảnh lái xe cung cấp

 

Hầm không đi, tiền phí không giảm mà bày vẽ đặt bảng xin lỗi!

Nếu mỗi ngày có 10.000 lượt xe thông qua hầm thì chủ đầu tư phải thu từ 1 - 2,8 tỷ đồng, nên không giảm phí cũng phải.

Một tài xế ngao ngán

Trao đổi với báo chí, đại diện Công ty quản lý hầm Phước Tượng – Phú Gia cho rằng, đơn vị đang thực hiện tốt chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ vì đã có phương án tổ chức giao thông khi thi công trên đường bộ đang khai thác theo đúng quy định, tạo điều kiện để các phương tiện lưu thông qua hầm nhanh chóng, an toàn.

Nói về việc không giảm phí cho tài xế, ông Hùng cho rằng, hiện nay mỗi ngày có khoảng 10.000 lượt xe lưu thông qua hầm, không có phương tiện phải đi đường đèo nên không giảm phí. Còn về việc lái xe đi đèo là doanh nghiệp không quản lý được, đi đường đèo là do lái xe thích hoặc là người đi du lịch trải nghiệm. 

Theo ghi nhận, ngày 16/3, Tập đoàn Đèo Cả thông báo về việc tạm dừng lưu thông một làn qua hầm Phước Tượng - Phú Gia để cải tạo, sửa chữa. Theo kế hoạch, từ ngày 16/3 đến 9/4, các phương tiện lưu thông theo chiều từ Nam ra Bắc phải lưu thông theo tuyến đường đèo Phước Tượng. Từ ngày 9/4 đến 29/4, các phương tiện lưu thông theo chiều từ Nam ra Bắc phải lưu thông theo tuyến đường đèo Phú Gia.

Điều khiến dư luận bức xúc là mặc dù xe phải đi đường đèo nhưng khi qua Trạm thu phí Bắc Hải Vân (do Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả làm chủ đầu tư), các phương tiện vẫn phải đóng phí như đi qua đường hầm.

Cụ thể, các tài xế vẫn phải đóng phí gộp sử dụng 3 hầm đường bộ Phước Tượng, Phú Gia và Hải Vân với mức phí từ 108.000 - 278.000 đồng/xe tại Trạm thu phí Bắc Hải Vân như trước đây.

Điều đáng nói, sau khi nhận được chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ, chủ đầu tư nhất quyết không trừ tiền thu phí cho các phương tiện mà sử dụng phương thức "lòng vòng", cố gắng thu tiền của tài xế.

Hầm đường bộ Hải Vân nằm trên huyết mạch giao thông Bắc – Nam là cầu nối giao thương quan trọng.  Lợi dụng về vị trí địa hình và đặc điểm kinh tế, các chuyến xe  Bắc - Nam bắt buộc phải qua hầm là lối đi nhanh và an toàn nhất. Từ năm 2019 đến nay, Tập đoàn Đèo Cả đã 2 lần tăng phí, số tiền mỗi xe con tăng lên hơn 3 lần, từ 35.000 đồng lên 70.000 đồng và bây giờ là 110.000 đồng/lượt.

Sau khi hầm tăng mức phí, nhiều chủ phương tiện, các tài xế điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường thiên lý Bắc – Nam  từ chối đi đường hầm để đi đường đèo, chấp nhận những bất trắc đang rình rập. Nguyên nhân chủ yếu là vì mức giá thu phí quá cao.

Việc các phương tiện từ chối đi hầm, bằng cách đi đường đèo Hải Vân để tránh Trạm thu phí BOT rõ ràng sẽ tạo ra nguy cơ mất an toàn cho lái xe, tạo thêm áp lực cho lực lượng CSGT làm nhiệm vụ trên tuyến đường đèo Hải Vân, tốn kém chi phí và thời gian cho ngành vận tải.

Hoài Linh
Sân bay Tân Sơn Nhất vào mùa cao điểm
Cao điểm mùa hè của sân bay Tân Sơn Nhất trùng với mùa mưa, do đó đơn vị vận hành tại Cảng đã lên phương án nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hành khách.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định, đề xuất giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ (LPTB) đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhằm kích cầu tiêu dùng.

Từ 1/8/2023, tăng phí sát hạch lái xe
Mức phí sát hạch lái xe đối với thi sát hạch lái xe các hạng xe A1, A2, A3, A4 gồm: Sát hạch lý thuyết là 60.000 đồng/lần, tăng 20.000 đồng so với mức cũ là 40.000 đồng/lần; sát hạch thực hành là 70.000 đồng/lần, tăng 20.000 đồng so mức cũ 50.000 đồng/lần.

Khai trương tuyến đường sắt Yên Viên - Sóng Thần
Ngày 6/6 tại Ga Đường sắt Yên Viên, Công ty Cổ phần Đường sắt Việt Nam (TRV) chính thức khai trương tuyến tàu hàng lộ trình Yên Viên -Sóng Thần.

Sửa quy định dịch vụ kiểm định xe cơ giới
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 8/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Nghị định có hiệu lực từ ngày 8/6/2023.

Khắc phục bất cập xây dựng công trình giao thông
UBND tỉnh Bắc Giang ban hành văn bản về việc lập lại trật tự, kỷ cương, khắc phục những bất cập đối với công tác tư vấn đầu tư xây dựng các công trình, dự án ngành giao thông vận tải.

'Cú hích' từ du lịch quốc tế
Việt Nam đã đón tổng cộng 4,6 triệu du khách quốc tế từ đầu năm tới nay, đạt 60% mục tiêu của năm 2023. Với mùa du lịch hè sắp tới và khả năng nới lỏng các hạn chế về thị thực, vốn đang được Quốc hội cân nhắc, Việt Nam sẽ chứng kiến một cú hích mạnh hơn từ du lịch quốc tế.