Chuyên mục


Tăng đầu tư dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ lên hơn 3.000 tỷ đồng

18/04/2022 10:58 (GMT +7)

Dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ hơn 2.535 tỷ đồng lên thành 3.248 tỷ đồng với Vành đai 3 bằng nguồn vốn từ ngân sách TP. Hà Nội, các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 141 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường vành đai 3.

Dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ được kỳ vọng sẽ hình thành tuyến đường theo quy hoạch giao thông vận tải, giải quyết tình trạng ùn tắc cho khu vực nội thành Hà Nội. Ảnh minh hoạ

Dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ được kỳ vọng sẽ hình thành tuyến đường theo quy hoạch giao thông vận tải, giải quyết tình trạng ùn tắc cho khu vực nội thành Hà Nội. Ảnh minh hoạ

Phó thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện đối với kết quả thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Còn UBND TP. Hà Nội chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về thông tin số liệu báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án; chịu trách nhiệm bố trí vốn đầy đủ và kịp thời theo đúng quy định hiện hành, triển khai thực hiện và hoàn thành dự án đúng theo tiến độ được phê duyệt; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và tránh thất thoát, lãng phí.

Theo đó, dự án sẽ được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ hơn 2.535 tỷ đồng lên thành 3.248 tỷ đồng với nguồn vốn từ ngân sách TP. Hà Nội. Cũng theo quyết định này, thời gian thực hiện dự án sẽ được điều chỉnh từ năm 2022 đến năm 2025. Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 141 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ được kỳ vọng sẽ hình thành tuyến đường theo quy hoạch giao thông vận tải, giải quyết tình trạng ùn tắc, đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho khu vực nội thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì và khu vực phía Nam, Đông Nam trung tâm TP. Hà Nội.

Theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường vành đai 3 vào năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, dự án có chiều dài khoảng 3,4km (tính cả chiều dài các nút giao); bề rộng mặt cắt ngang đường chính 60m (bao gồm 6 làn xe cơ giới 3,5m, 2 làn xe hỗn hợp tại 2 đường đô thị song hành 7m, giải phân cách giữa, phân cách bên, vỉa hè hai bên).

Địa điểm thực hiện dự án tại quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội với tổng mức đầu tư hơn 2.535 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2020 - 2022.

Điểm đầu của dự án nằm tại điểm cuối nhánh rẽ phải từ đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vào đường 70 thuộc nút giao Tứ Hiệp (nhánh N1A) và điểm cuối là nút giao với đường vành đai 3.

Các hạng mục chính của dự án bao gồm xây dựng nút giao bán hoa thị Tứ Hiệp; xây dựng đoạn tuyến từ nút giao Tứ Hiệp đến nút vành đai 3; xây dựng nút giao với đường vành đai 3; xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, tổ chức giao thông trên tuyến đường chính, các nhánh kết nối và hệ thống đường gom... đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

Vân Vũ
Năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.

Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.