Tái cơ cấu sản phẩm, doanh nghiệp du lịch sẵn sàng đón du khách quốc tế
Sau đại dịch, du khách mong muốn phục hồi sức khỏe hậu Covid. Vì thế, Crystal Bay đã thành lập công ty CP Crystal Bay Healthcare chăm sóc sức khỏe cho du khách từng resort, từng khu du lịch.
Ngay sau khi mở cửa du lịch trở lại từ ngày 15/3, ngành du lịch đặt mục tiêu khoảng 6 triệu du khách trong năm 2022. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp du lịch lữ hành cần chuyển mình, tái cơ cấu sản phẩm, gia tăng trải nghiệm cho du khách bằng việc ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh du lịch chăm sóc sức khỏe và gia tăng các điểm đến mới mẻ, hấp dẫn. Ông Lương Hoài Nam, Phó TGĐ Tập đoàn du lịch Crystal Bay đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.
Nhanh chóng phục hồi đầy đủ các dịch vụ
Việt Nam cần ưu tiên những gì trong ngắn hạn để việc mở cửa lại thị trường du lịch đạt hiệu quả tốt nhất, thưa ông?
Trong thời đại công nghệ, các sản phẩm du lịch rất cần tăng ứng dụng công nghệ, từ xây dựng sản phẩm cho đến tiếp thị, bán và thanh toán. Đặc biệt, trong đại dịch Covid, xu hướng tìm kiếm và mua các dịch vụ qua các kênhonline tăng mạnh, thay cho các kênh offline.
Ông Lương Hoài Nam, Phó TGĐ Tập đoàn du lịch Crystal Bay
Chúng ta muốn đón khách vào nhà mình thì cái cửa phải mở thật rộng, thật thoáng. Tôi rất mừng là chính sách visa đã được phục hồi như trước khi có dịch Covid-19. Ngoài ASEAN, 13 nước được đơn phương miễn thị thực. Đây là một quyết định quan trọng và có trách nhiệm. Tuy nhiên, tôi nghĩ Chính phủ nên tiếp tục mở rộng hơn nữa chính sách visa để Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt du khách nước ngoài. Rất nên miễn visa cho tất cả các nước thành viên EU thay vì chỉ một số nước EU.
Đối với một số thị trường lớn như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc chưa miễn visa đơn phương ngay được thì Chính phủ nên xem xét cấp visa dài hạn 5-10 năm như công dân Việt Nam đã và đang được một số quốc gia (ví dụ, Canada, Hàn Quốc…) cấp visa dài hạn.
Thời hạn visa nên kéo dài lên 30 hoặc 45 ngày và cho phép nhập cảnh nhiều lần thay vì chỉ 15 ngày và nhập cảnh chỉ 1 lần như hiện tại. Chúng ta nên khuyến khích du khách quốc tế quay trở lại Việt Nam sau khi đi du lịch các nước lân cận, rồi từ Việt Nam bay về nước. Như thế mới có thể biến Việt Nam thành trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế như Singapore, Thái Lan.
Ngoài cải thiện chính sách visa, việc xét nghiệm Covid đối với du khách quốc tế cũng nên xem xét lại. Trong tình hình mới, Covid được coi là bệnh đặc hữu, nhiều nước đã bỏ yêu cầu xét nghiệm, ví dụ các nước châu Âu. Việt Nam nên bỏ yêu cầu có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi bay đến Việt Nam để thuận lợi hơn cho du khách. Ở nước ta xét nghiệm Covid khá dễ dàng và không đắt, nhưng ở nhiều nước việc xét nghiệm rất phiền toái và tốn 100-200 USD.
Khi đến Việt Nam, du khách quốc tế cần được chào đón với những thủ tục hành chính đơn giản, tiện lợi nhất, được đối xử như đối với khách du lịch nội địa, không nên có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Các địa phương cầng quán triệt điều này để tránh những phiền hà không đáng có cho khách du lịch nước ngoài trong thời gian họ ở Việt Nam.
Mở cửa lại cũng là cơ hội tái cơ cấu ngành du lịch theo hướng bền vững, hiệu quả hơn trong tương lai. Theo ông, Chính phủ cần ưu tiên gì để thúc đẩy thị trường du lịch phát triển theo hướng này và các công ty du lịch lữ hành cần thay đổi gì để thích ứng, hồi phục và phát triển sau đại dịch?
Việt Nam cần đẩy thật mạnh quảng bá, truyền thông tiếp thị du lịch ra các thị trường nước ngoài thông qua nhiều kênh, cũng như tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn ở Đức, Anh, Pháp, Ý, Hàn Quốc, Nhật Bản... để đưa sản phẩm du lịch Việt Nam tới các thị trường nguồn.
Các doanh nghiệp du lịch Việt cần nhanh chóng phục hồi đầy đủ các dịch vụ với chất lượng bằng hoặc cao hơn trước Covid và đưa ra mức giá cạnh tranh để hấp dẫn du khách nước ngoài.
Thêm vào đó, trong thời đại công nghệ, các sản phẩm du lịch rất cần tăng ứng dụng công nghệ, từ xây dựng sản phẩm cho đến tiếp thị, bán và thanh toán. Đặc biệt, trong đại dịch Covid, xu hướng tìm kiếm và mua các dịch vụ qua các kênhonline tăng mạnh, thay cho các kênh offline.
Tôi đặc biệt nhấn mạnh nhu cầu hợp tác giữa các hãng hàng không và các doanh nghiệp trong việc xây dựng, tiếp thị và bán các sản phẩm du lịch combo, bao gồm vé máy bay, khách sạn, bảo hiểm, tham quan, vui chơi giải trí… theo tùy chọn của du khách và với giá combo hấp dẫn. Chúng tôi nhận định xu hướng khách đoàn lớn đi theo các tour cố định sẽ giảm so với trước Covid, các nhóm khách nhỏ và khách lẻ đi theo chương trình linh hoạt sẽ tăng. Nếu thiếu sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và thiếu ứng dụng công nghệ thì rất khó thu hút được các đối tượng du khách này.
Nếu làm tốt những việc trên, trong năm 2022 nước ta có thể thu hút được 6 triệu du khách quốc tế. Thái Lan đang đặt mục tiêu 8 triệu khách cho năm nay. Biết đâu “trong rủi có may”, năm nay Việt Nam có thể lần đầu tiên vượt Thái Lan về dukhách quốc tế và doanh thu du lịch quốc tế.
Thúc đẩy du lịch Việt bắt nhịp xu hướng du lịch thế giới
Là một đơn vị có hơn 20 năm kinh nghiệm trên thị trường, Tập đoàn du lịch Crystal Bay đã và đang có những kế hoạch gì để đón đầu thị trường du lịch trong giai đoạn mới?
Tập đoàn du lịch Crystal Bay đã nhanh chóng tái cơ cấu sản phẩm du lịch, triển khai đồng loạt các dịch vụ bắt nhịp với xu hướng du lịch của thế giới sau đại dịch.
Chúng tôi nhận ra rằng: Sau đại dịch, du khách quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe, mong muốn phục hồi sức khỏe hậu Covid, nâng cao khả năng đề kháng bằng thảo dược, tế bào gốc,... Thấu hiểu nhu cầu này, Crystal Bay đã thành lập công ty CP Crystal Bay Healthcare tận tình chăm sóc sức khỏe cho du khách thông qua việc cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngay trong từng resort, từng khu du lịch.
Cũng vì quan tâm tới sức khỏe, du khách có xu hướng tìm kiếm các điểm đến mới xanh, sạch, đẹp, càng xa trung tâm đô thị càng tốt. Lấy mong muốn của khách hàng làm trung tâm, Crystal Bay sẽ kiến tạo khu nghỉ dưỡng cao cấp thứ 10 quy mô hơn 3.000 ha tại Khánh Sơn - Cam Lâm (Khánh Hòa). Cùng với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, khí hậu 4 mùa trong 1 ngày và được ví như Đà Lạt thứ 2, Khánh Sơn còn mang trong mình những nét đẹp về văn hóa của đồng bào nơi đây với cồng chiêng, đàn đá, đàn Chapi… đắm say lòng người.
Tại đây, ngoài spa, dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe gắn với du lịch canh nông, những hoạt động độc đáo, thú vị như: dù bay, hệ thống bay trượt zipline từ đỉnh đồi, chơi golf 72 lỗ với các tiện ích vui chơi giải trí ven hồ và mặt nước đa dạng...sẽ làm đầy thêm trải nghiệm của du khách trong suốt kỳ nghỉ.
Khi đi vào hoạt động, các tổ hợp nghỉ dưỡng du lịch biển All – in – one đẳng cấp quốc tế của Crystal Bay sẽ thu hút đông đảo du khách.
Việc kiến tạo các tổ hợp nghỉ dưỡng All – in – one đã được Crystal Bay bền bỉ thực hiện trong suốt 20 năm qua, nhằm bắt kịp xu hướng du lịch nghỉ dưỡng trọn gói, kết hợp nghỉ dưỡng với phong phú các loại hình du lịch trải nghiệm thiên nhiên, văn hoá, ẩm thực, mua sắm, thể thao...
Crsytal Bay đa dạng các loại hình du lịch, gia tăng trải nghiệm cho du khách với 1001 tiện ích tiêu chuẩn 5 sao quốc tế.
Việc Crystal Bay ứng dụng công nghệ blockchain số hóa dịch vụ du lịch có ý nghĩa thế nào trong việc thúc đẩy thị trường du lịch Việt, thưa ông?
Để tiện lợi hơn cho du khách cũng như bắt kịp xu hướng số hóa trong du lịch, chúng tôi đã ra mắt nền tảng giao dịch dịch vụ du lịch trực tuyến NFT thế hệ mới dựa trên công nghệ Blockchain có tên gọi Crystabaya. Với nền tảng trực tuyến này, du khách có thể tự tay đóng gói sản phẩm, chủ động linh hoạt trong việc đặt phòng khách sạn cũng như chia sẻ, tặng hoặc bán lại phòng/dịch vụ của mình. Các công ty du lịch hay các nhà đầu tư nhỏ lẽ cũng dễ dàng quản lý khách hàng, khách sạn, nhà hàng trên nền tảng Crystabaya.
Để phục hồi du lịch sau đại dịch, các doanh nghiệp lữ hành cần đưa công nghệ vào tái cơ cấu sản phẩm du lịch.
Với việc ngày càng hoạn thiện hệ sinh thái du lịch và ra mắt Crystabaya, chúng tôi tự hào là doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số trong du lịch, đưa ra giải pháp kinh doanh sáng tạo, tăng thanh khoản, mở rộng thị trường, đưa du lịch Việt vươn tầm và phát triển bền vững sau đại dịch Covid 19.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm, Tập đoàn Du lịch Crystal Bay phát triển bền vững với 3 trụ cột: Lữ hành quốc tế và nội địa; quản trị, vận hành - khai thác khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí - chăm sóc sức khỏe và đầu tư hệ sinh thái bất động sản du lịch, giải trí, trải nghiệm.
Giai đoạn trước Covid-19, Crystal Bay khai thác 4,3 triệu phòng/đêm của gần 500 khách sạn. Thông qua 1.800 chuyến bay thuê chuyến trọn gói mỗi năm về Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Crystal Bay và các công ty thành viên đã phục vụ gần nửa triệu du khách mỗi năm, đặc biệt là khách Nga. Thời gian tới, Crystal Bay tiếp tục mở rộng thị trường lữ hành ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, vươn tới Ấn Độ, Thái Lan, đóng góp vào sự tăng trưởng của lượt du khách quốc tế tới Việt Nam.