Chuyên mục


"Sơ đồ" cảng cạn Việt Nam năm 2023

17/03/2023 05:38 (GMT +7)

Có 6 ICD đã được quy hoạch thành cảng cạn nhưng chưa thực hiện công bố. Miền Bắc có ICD Lào Cai, ICD Tiên Sơn, ICD Hải Dương; miền Nam có ICD Tân Cảng Long Bình (Đồng Nai), Tân Cảng Sóng Thần (Bình Dương), TBS Tân Vạn.

Phát triển hệ thống cảng cạn để hoàn chỉnh hạ tầng cơ sở hạ tầng vận tải. Nói như ông Nhữ Đình Thiện, Phó tổng thư ký Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải, cảng cạn là “cánh tay nối dài” cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho các khu công nghiệp, nhà máy trong việc gom hàng, đóng rút hàng hóa và thực hiện thủ tục thông quan hải quan, đảm bảo chuỗi cung ứng được vận hành thông suốt. 

Hiện dự thảo Quy hoạch cảng cạn đặt ra một số mục tiêu, đến năm 2025: Phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng 20% - 30% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu với tổng công suất khoảng 6 - 8,7 triệu TEU/năm. Trong đó, miền Bắc gồm các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 2,2 - 3,0 triệu TEU/năm; miền Trung - Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 0,24 - 0,37 triệu TEU/năm; miền Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 3,5 - 5,3 triệu TEU/năm.

Đến năm 2030, Chính phủ định hướng phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng 25% - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải. Hình thành các cảng cạn, cụm cảng cạn với tổng công suất khoảng 11,6 - 15,7 triệu TEU/năm. Trong đó, miền Bắc gồm các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 4,2 - 5,5 triệu TEU/năm; miền Trung - Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 0,66 - 0,95 triệu TEU/năm; miền Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 6,8 - 9,3 triệu TEU/năm.

Kế hoạch là thế, tính đến năm 2023, ngành vận tải vẫn khát cảng cạn, cũng như còn nhiều khó khăn bất cập. Ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng cho biết, trên địa phận TP Hải Phòng có 3 ICD được Bộ GTVT công bố là: ICD Đình Vũ - Quảng Bình; Tân Cảng Hải Phòng và ICD Hoàng Thành. Do các cảng cạn này nằm ngay sau bến cảng biển trong KCN Đình Vũ nên việc kết nối ICD với cảng biển 100% bằng đường bộ. Tuy nhiên, vị trí liền kề cảng biển khiến các ICD kém sức cạnh tranh do hàng hóa từ KCN đều xuất nhập trực tiếp qua cảng biển, không dùng đến cảng trung gian để hạn chế phát sinh chi phí do phải xếp dỡ nhiều lần, cộng với phương thức kết nối chưa đa dạng nên việc thu hút hàng của các ICD trên địa bàn chưa thực sự hiệu quả.

Theo ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) - đơn vị đầu tư Cảng Container Cái Lân, Quảng Ninh phải có những kế hoạch triển khai cụ thể để các ICD (cảng cạn, cảng nội địa) đủ tâm, đủ tầm cho hãng tàu đưa vỏ container rỗng của mình vào, điều này hiện nay Quảng Ninh chưa có. 

Có 6 ICD đã được quy hoạch thành cảng cạn nhưng chưa thực hiện công bố

Có 6 ICD đã được quy hoạch thành cảng cạn nhưng chưa thực hiện công bố

 
Việc lựa chọn phương án quy hoạch phát triển cảng cạn từng giai đoạn đến năm 2025, năm 2030, năm 2050 xác định vị trí, quy mô, số lượng, diện tích sử dụng đất, dự án ưu tiên, khả năng kết nối phải có cơ sở khoa học, phù hợp thực tiễn qua kết quả triển khai quy hoạch thời gian qua, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng của từng vùng, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực”

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà

Theo Báo cáo logistics Việt Nam năm 2022 của Bộ Công Thương, hệ thống cảng cạn Việt Nam hiện nay, bao gồm các cảng cạn đã được công bố theo quy chế hoạt động cảng cạn ban hành theo Quyết định số 47/2014/QĐ-TTg ngày 27/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ và các điểm thông quan nội địa thành lập trước khi có quy chế, hoạt động theo các chức năng như cảng cạn. Theo thống kê trên toàn quốc hiện có 10 cảng cạn đã công bố, 4 cảng cạn đang được triển khai xây dựng và 15 địa điểm thông quan nội địa (Chi tiết tại Phụ lục 02), tập trung tại miền Bắc và miền Nam, miền Trung chưa có. Tổng lượng hàng thông qua các cảng cạn hiện có khoảng 35.000 - 40.000 TEU/tháng. Riêng Tân Cảng Nhơn Trạch 12.000 -15.000 TEU/tháng.

Sau 4 năm thực hiện quy hoạch chi tiết cảng cạn giai đoạn 2020, tầm nhìn đến 2030 (Quyết định số 1201/QĐ-BGTVT), kết quả thực hiện như sau:

Tổng số 69 cảng cạn đã được quy hoạch chi tiết, trong đó 63 cảng cạn được quy hoạch theo Quyết định số 1201/QĐ-BGTVT ngày 11/8/2018; 06 cảng cạn được chấp thuận bổ sung vào quy hoạch từ 2018 đến nay: Tuyên Quang, Tân Cảng Hà Nam (Hà Nam, đã công bố), Long Biên (Hà Nội, đã công bố), Văn Lâm (Hưng Yên), Cam Ranh (Khánh Hòa), Trảng Bàng (Tây Ninh).

Trong đó 10 cảng cạn được công bố đều là những cảng cạn hình thành mới và đi vào hoạt động từ 2015 trở lại đây. Về vị trí, 9/10 cảng nằm ở miền Bắc, 01 cảng ở Miền Nam; miền Trung chưa có cảng cạn. Về kết nối, 5/10 cảng cạn có kết nối vận tải thủy nội địa đến cảng biển: Quế Võ, Hải Linh, Phúc Lộc, Móng Cái, Nhơn Trạch. Các cảng còn lại chỉ kết nối bằng đường bộ; Có 3/10 cảng cạn nằm sát cảng biển, đều nằm trong KCN Đình Vũ.

Tổng diện tích các cảng cạn/ICD trên cả nước là 744,83 ha (năm 2018 là 229 ha), với tổng công suất thiết kế khoảng 4 triệu TEU/năm. Quy mô diện tích của các cảng cạn dao động lớn, cảng cạn có diện tích nhỏ nhất là cảng cạn Hải Linh (4,7 ha) cảng lớn nhất là ICD TBS Tân Vạn 115 ha, thông thường diện tích các cảng cạn, ICD khoảng từ 15 - 30 ha.

Có 6 ICD đã được quy hoạch thành cảng cạn nhưng chưa thực hiện công bố. Miền Bắc có ICD Lào Cai, ICD Tiên Sơn, ICD Hải Dương; miền Nam có ICD Tân Cảng Long Bình (Đồng Nai), Tân Cảng Sóng Thần (Bình Dương); TBS Tân Vạn. Cụm ICD Trường Thọ di dời về cảng cạn Long Bình (Quận 9, TP. Hồ Chí Minh).

Cảng cạn đã được đầu tư và công bố khai thác

Khu vực phía Bắc gồm 09 cảng cạn là: Cảng cạn Hải Linh, Cảng cạn Móng Cái, Cảng cạn Tân Cảng Đình Vũ, Cảng cạn Đình Vũ - Quảng Bình, Cảng cạn Hoàng Thành, Cảng cạn Tân cảng Hà Nam, Cảng cạn Tân cảng Quế Võ, Cảng cạn Phúc Lộc, Cảng cạn Long Biên; Khu vực miền Trung chưa có cảng cạn được công bố đưa vào khai thác; Khu vực miền Nam công bố và đưa vào khai thác 01 cảng cạn là cảng cạn Tân cảng Nhơn Trạch. 

Screenshot 2023-03-14 at 17.11.02

Ngoài các cảng cạn đã được công bố đưa vào khai thác nêu trên, hiện nay còn có các ICD đã được hình thành và đang hoạt động, một số ICD thuộc quy hoạch phát triển cảng cạn nhưng chưa được các chủ đầu tư thực hiện các thủ tục chuyển đổi điểm thông quan thành cảng cạn theo quy định.

Screenshot 2023-03-14 at 17.11.50
Screenshot 2023-03-14 at 17.12.30

Nhóm cảng cạn, ICD (được quy hoạch cảng cạn nhưng chưa, chuyển đổi, công bố) đã hình thành và đi vào hoạt động bao gồm 16 cảng cạn, ICD (chiếm 23,9% số cảng cạn được quy hoạch), trong đó, 10 cảng cạn đã được công bố chính thức và 6 ICD đã được quy hoạch thành cảng cạn.

Nhóm cảng cạn đang trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng hoặc chuẩn bị triển khai đầu tư xây dựng bao gồm 25 cảng (chiếm 37,3% số cảng cạn được quy hoạch), chủ yếu là các cảng cạn đã được quy hoạch trên địa bàn các địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Hà Nội,...

Nhóm các cảng cạn chưa triển khai đầu tư gồm 26 cảng (chiếm 38,8% số cảng cạn được quy hoạch). Đối với các cảng cạn khu vực miền Trung, việc chậm triển khai đầu tư theo quy hoạch chủ yếu là do nhu cầu còn thấp, chưa hấp dẫn nhà đầu tư. Các cảng cạn quy hoạch gắn với đường sắt phụ thuộc hoàn toàn vào tiến độ các dự án đường sắt mới theo quy hoạch chuyên ngành.

Sản lượng hàng hóa và hiệu quả hoạt động khai thác cảng cạn

Tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container thông qua các cảng cạn và ICD đang hoạt động hiện nay khoảng 4,2 triệu TEU/năm (cảng cạn, ICD ở miền Bắc thông qua khoảng 0,45 triệu TEU/năm, miền Nam khoảng 3,65 triệu TEU/năm), trong đó 90% hàng hóa thông qua các ICD, bao gồm 6 ICD đã quy hoạch thành cảng cạn và cả cụm cảng ICD Trường Thọ, TP. Hồ Chí Minh.

icd-la-gi

Khối lượng hàng thông qua 10 cảng cạn đã công bố chỉ chiếm khoảng 10% do hầu hết trong số này đều mới được hình thành và đều nằm ở miền Bắc, ngoại trừ cảng cạn Tân cảng Nhơn Trạch ở Đồng Nai.

Với 35 - 40% hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container làm thủ tục hải quan tại cảng cạn, các cảng tại miền Nam phát huy được ưu thế vận tải thủy nội địa (chiếm 35 -40%), hỗ trợ tốt cho các cảng biển trong việc trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container, giảm sự ùn tắc tại cảng biển và giao thông đô thị khu vực TP. Hồ Chí Minh. Thực trạng vận chuyển trực tiếp đến cảng biển gặp nhiều khó khăn do ùn tắc, kết nối chưa thuận lợi cũng khiến việc sử dụng cảng cạn cao hơn so với miền Bắc.

Các cảng cạn miền Bắc chưa kết nối với cảng biển rõ rệt như đối với cảng cạn khu vực miền Nam do thị trường vận tải container đường biển chỉ bằng khoảng 30% so với miền Nam; bên cạnh đó, cảng biển khu vực miền Bắc không xảy ra ùn tắc thường xuyên, vì vậy, hàng hóa không bắt buộc phải trung chuyển qua cảng cạn để đến cảng biển như miền Nam; dẫn đến tỷ lệ sử dụng cảng cạn, ICD phía Bắc còn thấp.

Riêng cụm cảng ICD Trường Thọ (Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) bao gồm 5 cảng ICD Phước Long, ICD Transimex, ICD Sotrans, ICD Phúc Long và ICD Tanamexco có tổng diện tích 63,12 ha, hiện nay có sản lượng thông qua lớn nhất cả nước - trên 2 triệu TEU/năm, tương đương khoảng 24% tổng sản lượng container thông qua cảng biển TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động cho các cảng biển này.

Tuy nhiên, lượng hàng hóa container thông qua hệ thống cảng biển nhóm 4 tăng nhanh kéo theo sự tăng cao sản lượng hàng container thông qua cụm ICD Trường Thọ trong thời gian qua tiềm ẩn nguy cơ rất cao về an toàn giao thông trên trục cửa ngõ phía Đông thành phố. Sự phát triển của cụm ICD Trường Thọ cũng ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển thành phố, đặc biệt là ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ khu vực nên vị trí hiện tại không được đưa vào quy hoạch cảng cạn.

Cảng cạn, ICD khu vực miền Nam (mặc dù các ICD còn một số hạn chế như nêu ở trên) thực sự đã góp phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa về tổ chức vận tải đến cảng biển, giảm thời gian, chi phí, đồng thời hỗ trợ tốt cho hoạt động khai thác cảng biển.

Hồng Thơ
Vận hành thương mại đoạn trên cao đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội
UBND TP Hà Nội vừa tổ chức lễ vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, cam kết phát triển hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô vì mục tiêu Net Zero năm 2050.

'Đắp chiếu' gần 10 năm, dự án logistics nghìn tỷ ở Bắc Giang sắp hồi sinh?
Sau khi tỉnh Bắc Giang ra “tối hậu thư” đối với dự án hạ tầng, kho bãi Trung tâm Logistics quốc tế thành phố Bắc Giang gần 10 năm đắp chiếu. Hiện dự án đang có dấu hiệu được tái khởi động.

Quy định quản lý chất lượng đối với vật liệu xây dựng
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 10/2024/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Bắc Ninh: Rà soát dự án dừng thi công, gây lãng phí
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn về việc rà soát, báo cáo các công trình sử dụng vốn đầu tư công, đầu tư tư trên địa bàn tỉnh.

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng
Từ 15h chiều nay (7/11), giá mỗi lít xăng RON 95-III tăng 351 đồng, E5 RON 92 tăng 336 đồng so với giá cơ sở hiện hành.

Siết chặt kiểm soát thị trường, ngăn đầu cơ tăng giá cuối năm
Theo Thông báo số 511/TB-VPCP, Chính phủ yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp ổn định lực lượng vận tải hàng không, đảm bảo cân đối tải trên các đường bay nội địa và quốc tế, đáp ứng nhu cầu di chuyển trong dịp cao điểm cuối năm 2024.

Hàng không tăng thêm máy bay phục vụ cao điểm Tết
Trước nhu cầu di chuyển gia tăng dịp Tết Nguyên đán 2025, nhiều hãng hàng không trong nước đang gấp rút bổ sung máy bay và mở rộng đường bay nội địa lẫn quốc tế.