Chuyên mục


Quy hoạch cảng cạn tầm nhìn 2050

22/08/2023 17:12 (GMT +7)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 22/8/2023 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ. Phát triển cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, các quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của các vùng và địa phương.

Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế).

Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế).

Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm 3 khu vực: Khu vực phía Bắc; Khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Khu vực phía Nam.

Theo Quyết định, Tỉnh Thừa Thiên Huế được quy hoạch vào nhóm Khu vực kinh tế Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam (thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên), phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Huế, Đà Nẵng,Quảng Nam có diện tích quy hoạch đến năm 2023 khoảng từ 21 ha đến 35 ha với năng lực thông qua khoảng từ 210 nghìn TEU/năm đến 350 nghìn TEU/năm.

Trong đó, Cụm cảng cạn Chân Mây (bao gồm Cảng cạn Chân Mây, Cảng cạn Phú Lộc thuộc huyện Phú Lộc - Tỉnh Thừa Thiên Huế) có diện tích quy hoạch 15 – 20 ha (150 ha giai đoạn 2050) với năng lực thông qua (Teu/năm) 150.000 - 200.000 trong giai đoạn 2030.

Cụm cảng cạn Chân Mây được kết nối với cảng biển Đà Nẵng, Hòn La. Ngoài ra, cảng biển Chân Mây còn được kết nối với Cảng cạn Mỹ Thủy; Cảng cạn Lao Bảo (hành lang vận tải quốc lộ 9).

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là từng bước hình thành và phát triển hệ thống cảng cạn trên phạm vi cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông qua hàng hóa của các cảng biển; tổ chức vận tải container một cách hợp lý nhằm giảm chi phí vận chuyển và thời gian lưu hàng tại cảng biển, đảm bảo an toàn hàng hóa;

Bên cạnh đó, góp phần giảm ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường, đặc biệt ở các đô thị lớn và khu vực có cảng biển lớn. Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng từ 25% đến 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải. Hình thành các cảng cạn, cụm cảng cạn với tổng công suất khoảng từ 11,9 triệu TEU/năm đến 17,1 triệu TEU/năm.

Trong đó, khu vực phía Bắc gồm các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng từ 4,29 triệu TEU/năm đến 6,2 triệu Teu/năm; khu vực miền Trung - Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng từ 0,9 triệu TEU/năm đến 1,4 triệu TEU/năm; khu vực phía Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng từ 6,8 triệu TEU/năm đến 9,5 triệu Teu/năm.

Định hướng đến năm 2050, phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics, có khả năng thông qua khoảng 30% - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải, đồng thời đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics tại các địa phương.

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng cạn đến năm 2030 khoảng từ 27,4 đến 42,38 nghìn tỷ đồng.

Hồng Nhi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam
Trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng...

Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Khi được biết thông tin rất đau buồn từ Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương về việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến đã từ trần, tôi ngồi lặng đi, buồn thương, tiếc nuối, kính trọng, xót xa.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huân chương Sao Vàng
Bộ Chính trị đã có quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hà Nội phải đi đầu trong phát triển số hoá
Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.

Quyết tâm hoàn thành khoảng 1.200 km cao tốc cho ĐBSCL
Kiểm tra công trường tuyến cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm có khoảng 1.200 km cao tốc theo quy hoạch và cơ bản giải quyết vấn đề giao thông cho vùng.