Chuyên mục


Quảng Ninh: Có chính sách riêng hỗ trợ người nuôi trồng thủy sản sau bão

13/09/2024 11:27 (GMT +7)

Quảng Ninh sẽ có chính sách riêng, bao trùm để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão số 3, trong đó tập trung vào các lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản, nông, lâm nghiệp, các hộ kinh doanh dịch vụ, du lịch thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đảm bảo các quy định hiện hành.

Siêu bão Yagi càn quét qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh không chỉ gây thiệt hại nặng nề về tài sản, hoa màu, người nuôi trồng thủy sản ven biển thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh cũng đang điêu đứng do mất trắng vì siêu bão.

Không giấu được sự đau xót, ông Vũ Đình Bẩy (60 tuổi , trú tại thôn 3, xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) cho biết: “Gia đình tôi có thâm niên từ đời này qua đời khác làm nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản ở quanh Hòn Dáu, là người đầu tiên chuyển mô hình nuôi bè lồng trên địa bàn, chủ yếu là nuôi cá song, cá vượt, cá sủ. Nghe tin bão đổ bộ vào trực tiếp Quảng Ninh, cùng các hộ dân nuôi trồng thuỷ sản quanh khu vực vận động chằng, buộc, chống chèn. Chính quyền địa phương vận động tuyên truyền chống bão số 3. Dù đã biết trước bão đổ bộ và được chẳng buộc rất cẩn thận nhưng với sức gió siêu bão mạnh, chỉ sau một đêm gia đình tôi và các hộ dân xung quanh đã mất trắng toàn bộ thuỷ sản. Gia đình tôi đã đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc vào bè gần chục tỷ đồng đều là tiền vay mượn”, ông Bẩy nghẹn ngào.

Theo anh Lê Văn Hà, 38 tuổi, trú tại phường Hà An, thị xã Quảng Yên, cơn bão số 3 đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh với cường độ mạnh nên hầu như người nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Quảng Yên mất trắng, gia đình nào ít thì thiệt hại 1 đến 2 tỷ, nhiều thì hàng chục tỷ đồng. “Tôi nuôi hàu từ 2018 đến nay, những năm được mùa lại bị dịch Covid lên không bán được hàu. Sau khi hết dịch thấy nuôi con hà, hàu cũng dễ nuôi chỉ đầu tư một lần đầu và không phải cho thức ăn. Nếu thuận lợi hàu, hà không chết, bỏ vốn ra 1 tỷ đồng, chỉ trong một năm cũng thu hoạch lãi được 300 triệu", anh Hà kể lại.

Là người có kinh nghiệm làm dịch vụ trên vịnh Hạ Long, ông Bùi Long (trú tại phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long) chia sẻ, có tới 30 năm kinh doanh trên biển, gặp nhiều cơn bão, song chứng kiến cơn bão số 3 càn quét trên vịnh Hạ Long mà lòng xót xa.

Mặc dù các tàu du lịch và cả bè nuôi trên vịnh Hạ Long được đầu tư bài bản, độ an toàn cao, nhưng trước bão tất cả chỉ là nhỏ nhoi. Thiệt hại là khá lớn, song những người kinh doanh trên biển tự an ủi rằng “còn người là còn của” sẽ tiếp tục công việc của mình, tiếp tục gắn bó với biển để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Khu nuôi trồng thủy sản, trên đại bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh sau cơn bão Yagi nhiều vị trí bè nuôi cá, hàu…chỉ còn lại mênh mông nước.

Khu nuôi trồng thủy sản, trên đại bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh sau cơn bão Yagi nhiều vị trí bè nuôi cá, hàu…chỉ còn lại mênh mông nước.

Theo thống kê sơ bộ đến ngày 9/9, toàn tỉnh Quảng Ninh có hơn 2.400 hộ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. Trong số đó, nhiều hộ dân sống nhờ biển, bám biển, làm giàu từ biển, tuy nhiên chỉ sau cơn bão số 3, nhiều hộ đã trắng tay mất toàn bộ con giống, vật nuôi và hạ tầng nuôi. Số ít thì giữ lại được bè nuôi nhưng hải sản bị chết hoàn toàn.

Mới đây, những người nuôi biển ở Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi vật liệu sử dụng làm lồng bè nuôi từ bằng phao xốp sang vật liệu quy chuẩn nhựa HDPE thân thiện với môi trường với chi phí đầu tư khá lớn.

Tuy nhiên, cơn bão số 3 đã tàn phá nghề nuôi biển của địa phương này. Hầu hết các lồng bè nuôi này đều bị sóng, gió đánh cuộn thành từng mảng trôi dạt trên biển vào các gành núi đá.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh Phan Thanh Nghị cho biết, qua kiểm tra thiệt hại hậu quả sau bão số 3 đối với các hộ nuôi biển, nhìn chung hầu hết gần 3.000 hộ nuôi biển trên địa bàn tỉnh ít nhiều đều bị thiệt hại. Nếu tính quy mô nuôi mỗi hộ đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đồng, cá biệt có hộ đầu tư cả chục tỷ đồng thì thiệt hại riêng nghề nuôi biển cũng hàng nghìn tỷ đồng.

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì buổi làm việc.

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì buổi làm việc.

Tối 11/9, ông Cao Tường Huy - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã chủ trì buổi làm việc với các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn để thảo luận, thống nhất phương án tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng đang vay vốn bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Theo thống kê sơ bộ đến hết ngày 10/9 của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ninh, có tổng số trên 11.000 khách hàng, với tổng dư nợ 10.654 tỷ đồng đã bị ảnh hưởng nặng nề do hậu quả cơn bão số 3, trong đó có nhiều khách hàng đang tham gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Để kịp thời ổn định hoạt động ngân hàng, đồng thời hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục lại sản xuất kinh doanh, theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.

Ông Cao Tường Huy đề nghị các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh chia sẻ khó khăn, mất mát đối với tỉnh Quảng Ninh; có những chính sách hỗ trợ phù hợp đối với khách hàng đang gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi bão số 3; thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão số 3.

Cùng với đó, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại; nghiên cứu việc tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành; thực hiện xử lý nợ, xử lý rủi ro theo các quy định hiện hành đối với khách hàng thiệt hại nặng, mất khả năng chi trả…

Văn phòng UBND tỉnh tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng, Thống đốc NHNN và Chủ tịch các ngân hàng thương mại để hỗ trợ các khách hàng chịu thiệt hại của cơn bão số 3. Sở NN&PTNT tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản hướng dẫn người dân giãn, hoãn lại các khoản nợ. Các địa phương phối hợp với các ngân hàng để thực hiện thống kê, rà soát cụ thể, đầy đủ, chi tiết các hộ dân ảnh hưởng; trực tiếp mời các hộ dân đến để chia sẻ và tổ chức hỗ trợ ngay.

Tỉnh Quảng Ninh sẽ có chính sách riêng, bao trùm để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão, tập trung vào các lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản; nông, lâm nghiệp; các hộ kinh doanh dịch vụ, du lịch thương mại; các hộ liên quan đến sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đảm bảo các quy định hiện hành.

Trong quá trình thực hiện, có vướng mắc, khó khăn cần báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo trên tinh thần, trách nhiệm vì nhân dân, vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Lê Dũng
Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ
Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển cùng Trung tâm Phát triển doanh nghiệp nông thôn Việt (VietED) vừa phối hợp tổ chức Tọa đàm "Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ".

Hành trình kết nối nhịp đập trái tim từ Thủ đô đến Huế
Được sự điều phối của Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, sự hỗ trợ của Bệnh viện Quân Y 103 và Trung ương Quân đội 108, đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế chạy đua với thời gian, vượt qua trở ngại về không gian, đưa trái tim an toàn về ghép cho bệnh nhân.

Nghỉ 9 ngày liên tục dịp Tết Nguyên đán
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.

Hải Phòng: Tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT
Hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” (TNGT), chiều ngày 28/11 tại thành phố Hải Phòng, Ban An toàn giao thông thành phố phối hợp cùng Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp mang tên “Tưởng nhớ người đi, vì người ở lại.

Công viên Lễ hội: Tâm điểm đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam
Mùa xuân năm 987, Vua Lê Đại Hành đã khai mở Lễ hội Tịch điền cầu mùa màng tốt tươi tại chân núi Đọi (Duy Tiên, Hà Nam). Hơn một thiên niên kỷ sau, tại vùng đất này, một cuộc khai mở khác cũng bắt đầu.

Cảnh giác lừa đảo mạo danh công an yêu cầu cài ứng dụng VNeID giả mạo
Gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận hơn 21.800 phản ánh của người dân về cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo, trong đó, nhiều nhất mạo danh công an yêu cầu tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo.

Vĩnh Phúc sắp xếp đơn vị hành chính thuộc 6 huyện
Theo Nghị quyết số 1287/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 6 huyện, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc gồm: Thành phố Phúc Yên, các huyện: Vĩnh Tường, Sông Lô, Yên Lạc, Lập Thạch và Tam Dương sẽ sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.