Chuyên mục


Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ

29/11/2024 15:50 (GMT +7)

Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển cùng Trung tâm Phát triển doanh nghiệp nông thôn Việt (VietED) vừa phối hợp tổ chức Tọa đàm "Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ".

Tọa đàm Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ nhằm tạo ra một diễn đàn mở để các bên cùng chia sẻ, thảo luận về các chính sách thiết yếu nhằm thúc đẩy thị trường tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ, phù hợp với Chiến lược phát triển tài chính toàn diện Quốc gia và những điều chỉnh mới trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi, tháng 1/2024).

Đồng thời, buổi tọa đàm cũng tập trung làm rõ những thách thức trong quản lý và vận hành của các chương trình, tổ chức tài chính vi mô hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện dựa trên nền tảng pháp lý của các nghị định, quyết định và thông tư hiện hành.

Sáng ngày 29/11/2024, được sự chỉ đạo của Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế, Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển cùng Trung tâm Phát triển doanh nghiệp nông thôn Việt (VietED) phối hợp tổ chức Tọa đàm 'Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ

Sáng ngày 29/11/2024, được sự chỉ đạo của Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế, Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển cùng Trung tâm Phát triển doanh nghiệp nông thôn Việt (VietED) phối hợp tổ chức Tọa đàm "Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ

Tại toa đàm, PGS.TS Lê Văn Luyện - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng, Thành viên Hội đồng HVNH nhiệm kỳ 2020-2025 chia sẻ, mỗi người sinh ra và lớn lên trong những hoàn cảnh gia đình khác nhau, có người xuất phát từ nền tảng gia đình khá giả, được học hành đầy đủ, trong khi có những người không có điều kiện như vậy. Tuy nhiên, dù hoàn cảnh thế nào, cha mẹ luôn hy sinh để mang lại điều tốt nhất cho con cái. Chúng ta không thể lựa chọn cha mẹ nhưng có quyền chọn lựa cuộc sống của chính mình. Thành công không chỉ phụ thuộc vào gia đình mà còn vào mục tiêu, sự kiên trì và khả năng tận dụng cơ hội. Nhiều tỷ phú, triệu phú xuất phát từ số 0, tự tạo dựng tài sản cho mình.

Để phát triển, mỗi người cần đặt ra mục tiêu rõ ràng và kiên trì theo đuổi, từ ngắn hạn đến dài hạn. Họ cũng cần tận dụng sự giúp đỡ từ các tổ chức tài chính vi mô, đòn bẩy tài chính và trí tuệ để thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững. Các chương trình tài chính vi mô không chỉ hỗ trợ người nghèo bằng cách cung cấp tiền mà còn dạy họ cách sử dụng tiền và cách làm kinh tế, từ đó tự cải thiện cuộc sống. Chúng ta không nên chỉ nhìn vào kết quả trước mắt, mà cần chú ý đến cách thức, công cụ làm ra kết quả bền vững, giống như việc có cái cần câu thay vì chỉ câu cá.

Các tổ chức tài chính vi mô giúp người nghèo không chỉ bằng tiền mà còn giúp họ phát triển kinh tế thông qua việc hỗ trợ kỹ năng, tạo mối quan hệ với doanh nghiệp, đưa sản phẩm ra thị trường, thậm chí xuất khẩu. VietED là một ví dụ điển hình, giúp người nghèo làm kinh tế bền vững và đóng góp vào phát triển đất nước.

Ngoài ra, việc xây dựng tài sản và tạo thu nhập thụ động rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định trong tương lai. Đặc biệt, đối với những người còn nghèo, họ càng cần phải học cách làm kinh tế và giáo dục con cái về cách thức tạo dựng tài sản lâu dài, thay vì chỉ chạy đua theo nhu cầu trước mắt. Các chương trình tài chính vi mô giúp họ học hỏi và áp dụng những bài học thực tế để thay đổi cuộc sống.

Phụ nữ, đặc biệt là ở các gia đình nghèo, thường là người chịu nhiều thiệt thòi, vừa phải làm việc ngoài xã hội, vừa phải lo toan công việc gia đình. Trong những hoàn cảnh khó khăn, họ thường nhường cơm, sẻ áo cho chồng con, hi sinh bản thân để mang lại điều tốt nhất cho gia đình. Tuy nhiên, họ cũng cần được trang bị các kỹ năng làm kinh tế để vươn lên, giúp gia đình thoát nghèo. Chương trình tài chính vi mô gắn với Hội Phụ nữ (Quỹ TYM) đã giúp đỡ phụ nữ rất hiệu quả, hỗ trợ tài chính và đào tạo họ làm kinh tế, nâng cao kiến thức và vị thế của phụ nữ trong xã hội.

Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, mọi thay đổi đều tác động mạnh mẽ đến các ngành nghề và cuộc sống của người dân. Nhiều công việc thủ công đã bị máy móc thay thế, và xu hướng trả lương theo năng suất, KPI đang thay đổi cách thức làm việc. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, việc mất việc làm đang trở nên phổ biến, đặc biệt đối với những người không thích nghi với thay đổi. Tình trạng thất nghiệp và đói nghèo ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, nơi người dân khó tiếp cận giáo dục và cơ hội việc làm.

Các tổ chức tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người dân, đặc biệt là những hộ gia đình yếu thế, phát triển kinh tế bền vững. Chúng không chỉ cung cấp vốn mà còn giáo dục và hỗ trợ người dân khai thác tiềm năng của địa phương, tạo công ăn việc làm, giữ gìn môi trường và giảm di cư tự phát. Các chương trình tài chính vi mô còn giúp kết nối các sản phẩm từ các địa phương ra thị trường rộng lớn hơn, góp phần phát triển đất nước bền vững.

Để các tổ chức tài chính vi mô có thể phát huy tác dụng tối đa, cần có một hành lang pháp lý hoàn thiện và đáng tin cậy. Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành cần tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước. Khi các quy định pháp lý được bổ sung và hoàn thiện, các tổ chức tài chính vi mô sẽ có điều kiện thuận lợi để tiếp cận các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Nhìn chung, để giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững, ngoài vấn đề vốn, người dân cần được trang bị kiến thức và kỹ năng làm kinh tế, biết cách sử dụng đòn bẩy tài chính, trí tuệ và thời gian để khai thác tiềm năng địa phương. 

TS. Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế; Nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội nhấn mạnh, tài chính vi mô không chỉ là công cụ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế mà còn đóng vai trò then chốt trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đồng thời tạo ra những cơ hội phát triển kinh tế bền vững cho các cộng đồng nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ. Bằng cách cung cấp các nguồn lực tài chính thiết yếu cho những đối tượng khó tiếp cận các kênh tài chính truyền thống, tài chính vi mô không chỉ giúp họ vượt qua khó khăn mà còn mở ra những cơ hội mới để họ vươn lên, cải thiện cuộc sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Khó khăn và Thách thức khi triển khai Thông tư 33/2024-NHNN đối với TC-TCVM

Ông Hoàng Văn Thành, Bí Thư Đảng ủy Bộ phận Tổ chức TCVM CEP, Chủ tịch Hội đồng thành viên tổ chức TCVM CEP cho biết, với sự ra đời của Thông tư 33/2024/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024), các quy định về hoạt động của TCVM đã được hoàn thiện, nhằm thúc đẩy sự phát triển ổn định và lành mạnh của các tổ chức này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Thông tư 33, Tổ chức Tài chính Vi mô CEP (thuộc Liên đoàn Lao động Việt Nam) đang gặp phải một số thách thức đáng kể trong việc thực hiện các quy định mới.

6749363a85759

1. Nhiều khách hàng, đặc biệt là công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp không thể tiếp cận nguồn vốn CEP do vướng quy định về mức thu nhập thấp 

Trước khi Thông tư 33 ra đời, không có quy định cụ thể về mức thu nhập tối thiểu để được vay vốn tại các TCVM. Trong 33 năm hoạt động, CEP tập trung vào việc cung cấp tín dụng cho công nhân và đoàn viên công đoàn, với mục tiêu hỗ trợ cải thiện điều kiện sống và bảo vệ quyền lợi của người lao động. 

Tuy nhiên, theo điểm a, b, Khoản 4, Điều 3 Thông tư 33 quy định khách hàng cá nhân muốn vay vốn CEP phải thỏa các điều kiện: Là cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; hoặc cá nhân có thu nhập thấp: 

(i) bình quân tối đa 09 triệu đồng/tháng tại thành thị; 

(ii) thu nhập bình quân tối đa 07 triệu đồng/tháng tại nông thôn; 

(iii) Người lao động tự do làm việc không trên cơ sở thuê mướn theo thỏa thuận lao động có mức thu nhập tương ứng mức thu nhập bình quân của đối tượng khách hàng quy định tại điểm (i) và (ii).

Với quy định này, sẽ có hơn 147.000 công nhân, người lao động đang vay vốn CEP (42% tổng số khách hàng) có mức thu nhập từ 9 triệu đồng/tháng trở lên, trong đó phần lớn là công nhân nhập cư, làm việc trực tiếp tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, tương ứng với dư nợ cho vay 2.928 tỷ đồng (chiếm 52% tổng dư nợ cho vay). 

Bên cạnh đó, với quy định khách hàng tài chính vi mô phải là “người lao động theo hợp đồng lao động”, CEP sẽ phải ngừng phục vụ cho tất cả đoàn viên công đoàn là công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (hiện CEP đang phục vụ gần 32.000 công chức, viên chức, lực lượng vũ trang với dư nợ cho vay 655 tỷ đồng).  

Điều này sẽ làm giảm phạm vi phục vụ của CEP đối với những đối tượng công nhân đang gặp khó khăn. 

2. CEP gặp khó khăn trong xác định khu vực đô thị, nông thôn:

Điểm b(i), b(ii) và c khoản 4 Điều 3 Thông tư 33 quy định đối với khách hàng tài chính vi mô là người lao động ở “khu vực đô thị”, “khu vực nông thôn”. 

(i) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở khu vực đô thị có mức thu nhập bình quân tối đa 09 triệu đồng/tháng tại thời điểm đề nghị vay vốn;

(ii) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân tối đa 07 triệu đồng/tháng tại thời điểm đề nghị vay vốn;

Tuy nhiên, CEP gặp khó khăn trong việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để xác định “khu vực đô thị”, “khu vực nông thôn”. Có nhiều nghị định phân chia  “khu vực đô thị”, “khu vực nông thôn” không thống nhất và chưa có quy chuẩn cụ thể.

Vì vậy, các công nhân tại khu vực đô thị như Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi không thể vay vốn vì thu nhập của họ thường trên 7 triệu đồng/tháng, trong khi Thông tư quy định mức thu nhập tối đa cho khách hàng vay tại khu vực nông thôn là 7 triệu đồng/tháng.

Việc phân chia không rõ ràng giữa khu vực đô thị và nông thôn khiến nhiều công nhân ở các khu công nghiệp không thể tiếp cận nguồn vốn, mặc dù thu nhập của họ chỉ vừa đủ đáp ứng điều kiện vay vốn.

3. Khách hàng CEP khó tiếp cận nguồn vốn uy tín từ CEP do không đáp ứng thủ tục vay vốn, tăng khả năng người nghèo phải tiếp cận “tín dụng đen”:

Khoản 6, Điều 24 Thông tư 33 quy định hộ gia đình có thu nhập thấp chỉ được vay vốn khi thỏa đầy đủ các điều kiện: 

(i) Phải có người đại diện của hộ gia đình được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định pháp luật để đứng tên vay vốn; 

(ii) Phải vay thông qua Tổ vay vốn (một tổ vay vốn tối thiểu là 05 tổ viên và tối đa là 60 tổ viên, cư trú hợp pháp theo địa bàn dân cư thuộc đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn); 

(iii) Phải có phê duyệt hoặc giới thiệu của tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các cấp.  

Tuy nhiên, nhiều công nhân nhập cư không thể đáp ứng yêu cầu về giấy ủy quyền, khiến họ có nguy cơ phải vay từ "tín dụng đen" với lãi suất cao. Trong TCVM, người nghèo mong muốn thủ tục càng đơn giản càng tốt.

CEP gặp khó khăn khi áp dụng quy định về tổ vay vốn đối với công nhân lao động, đặc biệt là khi các phường xã từ chối phê duyệt hoặc giới thiệu khách hàng vay vốn cho CEP. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân và thách thức hoạt động của CEP, làm giảm khả năng thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn. 

Tháo bỏ được chính sách thông thoáng, thủ tục dễ dàng cho người nghèo tiếp cận là cơ hội để TCVM phát triển. Chính vì vậy, CEP mong muốn Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam.

Đức Khôi
Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN 2024
Sáng 2/12, PC Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Huyết học truyền máu - Bệnh viện TW Huế tổ chức hiến máu tình nguyện trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ hồng EVN lần thứ X (02/12/2024 - 08/12/2024) với thông điệp “Trách nhiệm – Nghĩa tình”.

Chủ tịch Bắc Ninh: Không để ô nhiễm môi trường trở thành nỗi đau kéo dài
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn nhấn mạnh: "Trong công tác xử lý môi trường tại thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn (Yên Phong), khẳng định quan điểm của tỉnh Bắc Ninh là “không để ô nhiễm môi trường trở thành nỗi đau kéo dài”".

Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ
Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển cùng Trung tâm Phát triển doanh nghiệp nông thôn Việt (VietED) vừa phối hợp tổ chức Tọa đàm "Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ".

Hành trình kết nối nhịp đập trái tim từ Thủ đô đến Huế
Được sự điều phối của Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, sự hỗ trợ của Bệnh viện Quân Y 103 và Trung ương Quân đội 108, đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế chạy đua với thời gian, vượt qua trở ngại về không gian, đưa trái tim an toàn về ghép cho bệnh nhân.

Nghỉ 9 ngày liên tục dịp Tết Nguyên đán
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.

Hải Phòng: Tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT
Hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” (TNGT), chiều ngày 28/11 tại thành phố Hải Phòng, Ban An toàn giao thông thành phố phối hợp cùng Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp mang tên “Tưởng nhớ người đi, vì người ở lại.

Công viên Lễ hội: Tâm điểm đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam
Mùa xuân năm 987, Vua Lê Đại Hành đã khai mở Lễ hội Tịch điền cầu mùa màng tốt tươi tại chân núi Đọi (Duy Tiên, Hà Nam). Hơn một thiên niên kỷ sau, tại vùng đất này, một cuộc khai mở khác cũng bắt đầu.