Chuyên mục


Tín dụng bất động sản phải trong khuôn khổ mục tiêu vĩ mô

04/11/2022 11:34 (GMT +7)

Người đứng đầu NHNN nêu quan điểm: Điều hành tín dụng, trong đó có tín dụng bất động sản phải trong khuôn khổ mục tiêu của chính sách tiền tệ. Đó là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời bảo đảm an toàn hệ thống, ổn định thị trường ngoại hối, tiền tệ.

Trao đổi tại buổi chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội chiều 3/11, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh đóng vai trò quan trọng phát triển kinh tế-xã hội, góp phần phát triển, thay đổi diện mạo đô thị, phát triển nhà ở xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phân tích lý do phải kiểm soát chặt tín dụng BĐS - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phân tích lý do phải kiểm soát chặt tín dụng BĐS - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thị trường BĐS phát triển cần nhiều nguồn lực từ các kênh đầu tư trực tiếp, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, ngân sách, vốn tự có, vốn tín dụng… Trong đó, vốn tín dụng chỉ là một trong nhiều kênh vốn phát triển thị trường BĐS.

Người đứng đầu NHNN nêu quan điểm: Điều hành tín dụng phải trong khuôn khổ mục tiêu của chính sách tiền tệ. Đó là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời bảo đảm an toàn hệ thống, ổn định thị trường ngoại hối, tiền tệ.

"Trong bối cảnh phải ưu tiên kiểm soát lạm phát, an toàn hệ thống, thì việc mở rộng tín dụng BĐS là làm khó, chưa nói là đi ngược lại mục tiêu chính sách tiền tệ. Do đó, việc điều hành tín dụng cần cân nhắc thận trọng", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.

Lãnh đạo NHNN nhấn mạnh, sự an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) rất quan trọng, trong khi đó, tín dụng đối với lĩnh vực BĐS là tiềm ẩn rủi ro. 

Rủi ro ở đây không có nghĩa là chỉ tính tới các dự án không trả được nợ, mà kể cả với dự án có hiệu quả đủ điều kiện vay vốn, vì đặc tính tín dụng với BĐS là trung, dài hạn số tiền lớn, trong khi đặc tính huy động vốn của các TCTD ngắn hạn, nên khi không được kiểm soát tốt, các TCTD sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, khi người người dân đến rút tiền thì các TCTD gặp khó khăn chi trả.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Hồng, NHNN không kiểm soát trực tiếp, mà kiểm soát bằng biện pháp gián tiếp, các văn bản NHNN quy định theo hướng kiểm soát rủi ro. 

NHNN có các chính sách tín dụng có định hướng. Ví dụ khoản cho vay với kinh doanh BĐS, ngân hàng áp dụng hệ số điều chỉnh rủi ro là 200%, cho vay mua nhà trên 4 tỷ đổng thì hệ số 150%. Trong khi đó, các khoản cho vay nhà ở xã hội, khoản vay dưới 1,5 tỷ đồng, áp dụng hệ số rủi ro dưới 50%. Như vậy, chính sách NHNN ưu tiên cấp tín dụng cho các khoản cho vay nhà ở phân khúc thấp.

Đối với tín dụng cho nhà ở xã hội, Chính phủ có Nghị định 100 ban hành năm 2015, năm 2021 sửa bằng Nghị định 49, giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay nhà ở xã hội, cũng như giao cho các TCTD được chỉ định.

Với NHCSXH, tính đến nay đã giải ngân hơn với doanh số là 10.584 tỷ đồng, dư nợ đến 30/9 đạt 9.147 tỷ đồng. Còn với các TCTD khác chưa giải ngân, vì tiền cấp bù lãi suất chưa được bố trí, nên các TCTD chưa thực hiện cho vay theo chương trình Nghị định của Chính phủ.

"Thời gian tới, chính sách tín dụng luôn phải trong khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ, kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn hệ thống. Các công cụ tín dụng sẽ được cân nhắc trong tổng thể các công cụ giải pháp khác bảo đảm ổn định mục tiêu chính sách tiền tệ", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Theo Báo điện tử Chính phủ
SeABank và Tập đoàn BRG chung tay phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.

Bỏ 5 Thông tư lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2024/TT-BTC bãi bỏ các Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất
Trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất.

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên.

Ngân hàng đầu tiên phê duyệt khoản vay mua xe ô tô trên nền tảng đối tác
Không cần đến showroom ô tô hay chi nhánh ngân hàng, sau khi chọn được mẫu xe mong muốn, khách hàng có thể tự đăng ký vay mua xe ngay trên website của Carmudi và nhận kết quả phê duyệt của VPBank qua email ngay sau 5 phút.

Chuẩn bị xây cao tốc Nam Định - Thái Bình
Chủ tịch tỉnh Thái Bình vừa phê duyệt dự án xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, trong đó đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Báo cáo giải trình về kinh tế - xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8
Chiều 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, mong đợi, chia sẻ.