Chuyên mục


PV Trans chi tiền mua hàng loạt tàu mới

01/07/2022 11:40 (GMT +7)

6 tháng đầu năm, Tổng công ty cổ phần vận tải dầu khí (PV Trans, mã: PVT) dự kiến doanh thu đạt 4.100 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế đạt 500 tỷ đồng và thực hiện hơn 80% kế hoạch cả năm.

Tổng công ty cổ phần vận tải dầu khí (PV Trans, mã: PVT) tổ chức họp ĐHĐCĐ vào ngày 30/6. Được biết, công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh hợp nhất với tổng doanh thu 6.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 480 tỷ đồng; lần lượt giảm 15,6% và giảm 42% so với thực hiện năm 2021.

Ngoài ra, HĐQT cũng thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 10%, vốn điều lệ dự kiến tăng từ 3.236 tỷ đồng lên 3.560 tỷ đồng.

Ước tính kết quả kinh doanh cho 6 tháng đầu năm, PVT cho biết doanh thu 4.100 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ và thực hiện được 63% chỉ tiêu cả năm. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế đạt 500 tỷ đồng, tăng và thực hiện hơn 80% kế hoạch cả năm.

Tại đại hội, các cổ đông cũng thông qua việc miễn nhiệm HĐQT với ông Phạm Anh Tuấn, ông Phạm Việt Anh và ông Lê Mạnh Tuấn do hết nhiệm kỳ và bầu bổ sung ông Phạm Việt Anh, ông Nguyễn Đình Thanh, ông Hoàng Đức Chính, ông Đoàn Đình Thái và bà Nguyễn Thị Thu Hường. 

Tổng công ty cổ phần vận tải dầu khí (PV Trans, HoSE: PVT) tổ chức họp ĐHĐCĐ vào ngày 30/6

Tổng công ty cổ phần vận tải dầu khí (PV Trans, HoSE: PVT) tổ chức họp ĐHĐCĐ vào ngày 30/6

Ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch PV Trans cho biết, thị trường vận tải biển quốc tế diễn biến thuận lợi trong ngắn hạn với giá cước tăng ở hầu hết các phân khúc tàu kể từ khi xung đột Nga - Ukraine khiến đội tàu biển của Nga bị cấm vận giúp nhu cầu vận tải biển ở các khu vực khác tăng lên.

Bên cạnh đó, sự thay đổi nguồn cung làm cho nhu cầu tàu, lượng hàng luân chuyển bằng đường biển thay đổi, tạo ra các tuyến giao thương đường biển thay thế, gia tăng cơ hội tham gia vận chuyển của các đội tàu quốc gia khác.

Tuy nhiên, thị trường dự kiến sẽ biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro, phụ thuộc vào diễn biến về thỏa thuận giữa các bên trong xung đột trong thời gian tới. Đồng thời, giá nhiên liệu đầu vào tăng cao và sự lây lan của đại dịch Covid-19 làm cho hoạt động giao thương quốc tế và nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu vẫn chưa thể khôi phục trở lại mức trước thời điểm dịch bệnh cũng là những thách thức lớn cho các chủ tàu.

Năm 2022, dự kiến gia tăng khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hóa dầu từ các nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn dần hồi phục. Bên cạnh đó, nhà máy lọc dầu và các đầu mối xăng dầu trong nước có nhu cầu nhập khẩu để bù đắp sản lượng nội địa thiếu hụt, cũng kéo theo nhu cầu vận chuyển xăng dầu nhập khẩu tăng lên.

Năm nay công ty mẹ sẽ đầu tư thêm 6 tàu mới, công ty con là 17 tàu. Do lạm phát tăng cao, công ty sẽ phải đầu tư thêm tàu nhưng trên tinh thần cẩn trọng, cùng với việc lựa chọn thời điểm ra quyết định đầu tư. Công ty sẽ xét trong cả ngắn hạn và dài hạn, tránh đầu tư lúc đỉnh xong rơi vào suy thoái. 

Nửa đầu năm công ty đã đầu tư 3 tàu, trong đó, 2 tàu dầu - hóa chất và 1 tàu supramax. Còn lại công ty sẽ tập trung đầu tư tàu MR - sản phẩm dầu để tận dụng lợi thế giá cước hiện nay đang cao. Tàu hàng rời Handy cũng đang có dư địa tốt. Các tàu khác phải chờ thêm thời gian vì ngân sách đầu tư có hạn, nếu vượt số tiền thì công ty không thể tăng thêm tiền.

Hiện, đội tàu của công ty đang có 80% chạy tuyến quốc tế. Doanh thu quốc tế đóng góp khoảng 60-65% tổng doanh thu vận tải. Các đội tàu như tàu dầu thô đóng góp khoảng 35%, tàu hóa chất khoảng 35-40%, tàu gas 15%, tàu bulk là 10%.

Trước đó, công ty nhắm vào vận chuyển than cho các nhà máy điện. Tuy nhiên, Nhiệt điện Thái Bình và Sông Hậu chậm tiến độ. Sắp tới công ty kỳ vọng Sông Hậu sẽ đẩy nhanh tiến độ, tăng mua than. Công ty sẽ vận chuyển than nhập khẩu từ Indonesia và Australia. Trong kế hoạch đầu tư doanh nghiệp cũng đầu tư mua xà lan tự hành. 

Ngoài ra, PV Trans sẽ thanh lý 2 tàu Athena và Regan. Tàu Athena hết giá trị sử dụng nên công ty sẽ tiến hành bán sắt vụn khoảng trong quý III, hoặc đầu quý IV, từ đó đóng góp vào lợi nhuận của công ty trong năm nay. PV Trans cũng tiếp tục thanh lý tàu hơn 20 tuổi để trẻ hóa đội tàu trong các năm sau.

Về kết quả kinh doanh năm 2021, PVT ghi nhận doanh thu 7.716 tỷ đồng, vượt 29% kế hoạch, tăng mạnh so với năm 2020. Khấu trừ chi phí Công ty đạt 834,5 tỷ LNST, tăng mạnh và vượt đến 107% kế hoạch đề ra. Hiện, cổ phiếu PVT đang giao dịch quanh mức 20.200 đồng/cổ phiếu.

Kim Khánh
Yêu cầu đơn vị vận tải không tăng giá vé dịp lễ
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị vận tải không tăng giá cước hoặc có thì phải đáp ứng các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan,…

Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trong tháng 5/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn
Chiều ngày 21/4, tại thành phố Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Cao tốc bị ngắt điện vì ban quản lý nợ phí
Ban quản lý dự án Thăng Long chưa bố trí kinh phí trả tiền điện khiến đơn vị điện tạm ngưng cung cấp điện tại các nút giao trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận.

Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.

Quảng Nam đề xuất phương án đầu tư QL.14D
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục đầu tư và sớm triển khai đầu tư xây dựng dự án nâng cấp, cải tạo QL14D theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động lấn biển, có hiệu lực từ ngày 16/4/2024.