Chuyên mục


Phía Tây Hà Nội "hiện thực hóa khát vọng" đô thị thông minh

27/08/2023 13:58 (GMT +7)

Khu vực phía Tây của Thủ đô Hà Nội đang nổi lên là khu vực ghi nhận sức phát triển mạnh mẽ với những đại đô thị được quy hoạch bài bản, hệ thống dịch vụ và hạ tầng đồng bộ.

Khu vực phía Tây của Hà Nội gồm 4 huyện: Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ

Khu vực phía Tây của Hà Nội gồm 4 huyện: Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ

Phát huy ưu điểm địa hình đa dạng với nhiều cảnh quan hấp dẫn

Khu vực phía Tây của Hà Nội gồm 4 huyện: Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ với điểm nhấn là Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Đại học Quốc gia Hà Nội. Do đó, trong đề án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP. Hà Nội định hướng xây dựng thành phố phía Tây với khu đô thị Hòa Lạc là trung tâm đầu não về khoa học, giáo dục và kỹ thuật công nghệ cao.

Theo Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, 4 huyện ngoại thành (Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai và Chương Mỹ) phía Tây của TP. Hà Nội có đặc điểm tự nhiên là vùng bán sơn địa, núi đá vôi xen lẫn đồng bằng, lãnh thổ rộng lớn, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông.

Bên cạnh đó, ưu điểm địa hình đa dạng đã tạo ra nhiều vùng cảnh quan hấp dẫn để phát triển dân cư gắn với du lịch sinh thái, đặc biệt là hành lang cảnh quan sông Đáy, sông Tích và vùng núi Viên Nam. Đây cũng là vùng đất có nền văn hóa rất phong phú với nhiều làng nghề truyền thống.

Về hạ tầng giao thông khu vực phía Tây của Thủ đô, có đại lộ Thăng Long kết nối trung tâm thành phố với các huyện trên cùng các Quốc lộ 21, 32, 6 và đường Vành đai 3,5, đường Vành đai 4 đang xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Thủ đô với vùng kinh tế Tây Bắc, hành lang phát triển đường Hồ Chí Minh và cả nước.

Đặc biệt, tại khu vực này còn có những khu chức năng, dự án cấp quốc gia như: Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng nhiều khu, cụm công nghiệp thu hút được đông đảo nhà đầu tư.

Ngoài ra, nhiều bộ, ngành và doanh nghiệp cũng dịch chuyển về phía Tây, tạo thành địa điểm tập trung của hàng nghìn doanh nghiệp lớn, nhỏ trong và ngoài nước, từ đó hình thành làn sóng chuyển dịch về khu vực này để an cư.

Tại khu vực này, sự phát triển của các tuyến đường như Tố Hữu - Lê Văn Lương, Vành đai 2, Vành đai 3 và dự kiến Vành đai 3,5 và Vành đai 4, hay đại lộ Thăng Long kèm các dự án đường sắt đô thị số 2A, số 3 cũng đã tạo động lực cho việc phát triển các dự án bất động sản.

Các dự án quy mô lớn phát triển dọc theo các tuyến đường này ở khu vực phía Tây có thể kể đến: The Manor Central Park, Vinhomes Green Bay, Vinhomes Thăng Long, Mailand Ha Noi City...

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội cho biết, khu vực phía Tây nếu tính riêng các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy luôn dẫn đầu thị trường bất động sản Thủ đô về thị phần nguồn cung với khoảng 30%, tính từ năm 2011 đến nay. Đây đồng thời là khu vực có nguồn cung văn phòng lớn nhất Thủ đô, với 50% thị phần, tương đương 873.700 m2.

Theo đánh giá của bà Đỗ Thu Hằng, khu vực này vẫn sẽ là tâm điểm phát triển của Hà Nội trong thời gian sắp tới, với sự tập trung hơn về chất lượng cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, cảnh quan để giảm áp lực về dân cư và lưu lượng đi lại.

Nhận định về triển vọng, bà Hằng cho biết trong thời gian tới, nguồn cung mới tại khu vực phía Tây sẽ chiếm 40% thị phần cho căn hộ, còn đối với hạng mục thấp tầng thì tỷ trọng sẽ không lớn do quỹ đất hạn chế hơn so với các khu vực khác. Bên cạnh đó, sản phẩm bất động sản tại các khu vực này nói riêng và Hà Nội nói chung sẽ ngày càng được cải thiện.

Định hướng mô hình thành phố phía Tây là trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu

Là khu vực nổi bật với tiềm năng, lợi thế tuy nhiên khu vực phía Tây vẫn còn hạn chế là nhiều điểm nghẽn. Cụ thể, cơ sở hạ tầng chậm và không có nhiều phát triển so với quy hoạch (hiện mới có Đại lộ Thăng Long chưa được hoàn thiện mặt cắt trên toàn tuyến để đảm bảo kết nối) làm cho các kết nối kém đi, và các trục giao thông như QL6, QL 21 … bị quá tải, ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế. Hệ thống giao thông đường bộ của 4 huyện đã cũ, không đáp ứng tốt cho nhu cầu. Các tuyến đường liên xã nhỏ và chất lượng cũng đang dần xuống cấp. 

Tốc độ triển khai quy hoạch rất chậm, ảnh hưởng đến việc thực hiện đầu tư xây dựng tại khu vực các xã. Định hướng quy hoạch với nhiều chức năng di dời giảm tải trong nội đô như: giáo dục, y tế... nhưng chưa hoàn thành do nhiều bất cập. Nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế, chính sách phát triển chưa có đột phá…

Để hiện thực hóa khát vọng' đô thị thông minh khu vực phía Tây, nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét lại chủ trương di dời các cơ sở chức năng trong nội đô ra các đô thị vệ tinh và thị trấn sinh thái để phù hợp với nguồn lực đầu tư.

Sơ đồ vị trí 4 huyện phía Tây Thủ đô

Sơ đồ vị trí 4 huyện phía Tây Thủ đô

Bên cạnh đó, xem xét lại mô hình phát triển và giai đoạn đầu tư đối với các đô thị vệ tinh; phát triển các thị trấn sinh thái với trục không gian bám theo Quốc lộ 6 và Đại lộ Thăng Long, cùng với hệ thống đường sắt tạo thành hành lang đô thị dọc tuyến. Hành lang xanh để bảo tồn hệ thống di tích di sản về văn hóa, cảnh quan và làng nghề.

Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho biết, phương án phát triển khu vực phía Tây được xây dựng với định hướng chủ đạo là mô hình thành phố phía Tây là trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu, thành phố khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo chất lượng cao, đô thị sinh thái gắn với dịch vụ du lịch, làng nghề và nông nghiệp hữu cơ.

Trong đó, tập trung chủ yếu phát triển đô thị Hòa Lạc là hạt nhân chính để phát triển thành phố phía Tây bằng các cơ chế riêng và hệ thống hạ tầng kết nối hoàn chỉnh. Giữ nguyên định hướng trục Hồ Tây - Ba Vì, chỉ vi chỉnh để bảo bảo tính khả thi nhằm hình thành không gian và trung tâm văn hóa mới của Thủ đô.

Ngoài ra, vùng không gian giữa sông Tích và sông Đáy cần đề xuất mô hình chuỗi cụm làng nghề, xanh, thông minh, lưu giữ được bản sắc văn hóa xứ Đoài nhưng vẫn hội nhập với kinh tế tri thức, công nghệ và có tính bổ trợ cho hạt nhân là khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Trong khi đó, ông Lê Chính Trực, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đề nghị, đơn vị tư vấn cần rà soát lại một số chức năng của thành phố phía Tây dựa trên thực tế nhu cầu các địa phương như: y tế, giáo dục, thương mại để xác định rõ nét hơn phát triển khu vực này.

Đồng thời, làm rõ hơn những tiêu chí của mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái; quy mô phát triển đô thị với quy mô dân số được xác định đến năm 2050.

Đề xuất ý kiến, ông Nguyễn Mạnh Hồng, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất kiến nghị cần nghiên cứu, xem xét các chỉ tiêu, tiêu chí sử dụng đất, đặc biệt là với những khu vực đất cần giữ lại có tính khả thi trong quy hoạch, phù hợp với khu đô thị vệ tinh Hoà Lạc…

Đối với lĩnh vực văn hoá - giáo dục, số sinh viên sau khai giảng lên Thạch Thất rất lớn, song sự phối hợp giữa các nhà trường và huyện chưa có sự kết nối nên vi phạm về vấn đề nhà cao tầng trong dân cư (cho sinh viên thuê trọ) tăng lên rất nhiều. Do vậy, phương án phát triển cũng cần xem xét đến vấn đề về đảm bảo an ninh và an sinh xã hội.

Theo Báo Điện tử Chính phủ
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Novaland đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ
Ngày 25/04/2024, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024, Novaland đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2023, thông qua mục tiêu kinh doanh cho năm 2024 cũng như trình bày chiến lược triển khai cho những năm tiếp theo. Trong năm nay, các Dự án trọng điểm như Aqua City,

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.