Chuyên mục


OCB 'tính cách' lấy nợ FLC và Đại Nam

24/04/2022 11:34 (GMT +7)

Khẳng định với cổ đông Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cũng tiết lộ ngay trong tháng này OCB sẽ thu hồi nợ của FLC khoảng 1.200 - 1.500 tỷ đồng.

Sáng ngày 23/4, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, thông qua kế hoạch kinh doanh và một số vấn đề khác.

Năm 2022, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 7.110 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến sẽ giữ ở mức dưới 1%. Tổng tài sản cũng tăng 25% lên 230.112 tỷ đồng. Tổng huy động và dư nợ thị trường 1 lần lượt ở mức 155.003 tỷ đồng và 129.493 tỷ đồng, tăng 23% và 25% so với năm 2021. 

Bên cạnh đó, OCB trình cổ đông tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.186 tỷ đồng. Trong đó, tiếp tục thực hiện tăng vốn do phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động 50 tỷ đồng và phát hành cổ phiếu riêng lẻ hơn 8,8 tỷ (đang thực hiện, đã nộp hồ sơ cho NHNN); do phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu hơn 4.127 tỷ đồng. Dự kiến vốn điều lệ sau khi tăng là gần 17.885 tỷ đồng.

ĐHĐCĐ Ngân hàng OCB ngày 23/4/2022

ĐHĐCĐ Ngân hàng OCB ngày 23/4/2022

Về phương án sử dụng vốn từ việc phát hành, OCB dành hơn 908 tỷ cho việc mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất và hơn 3.277 tỷ bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư và cho vay. 

Năm 2021, ngân hàng ghi nhận tổng tài sản tăng 21%, đạt 184,5 nghìn tỷ; huy động thị trường 1 tăng 17%, đạt 126,4 tỷ; dư nợ tín dụng thị trường 1 tăng 15% đạt 103,6 tỷ; lợi nhuận trước thuế tăng 25%, đạt 5.519 tỷ; vốn chủ sở hữu đạt 21.805 tỷ, trong đó vốn điều lệ đạt 13.699 tỷ, tăng 25%; tỷ lệ nợ xấu 0,97%, giảm từ mức 1,42% của 2020; EPS là 3.188 đồng.

OCB đã hoàn tất chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25% cho cổ đông để nâng vốn điều lệ từ hơn 10.959 tỷ lên gần 13.699 tỷ.

ĐHĐCĐ năm 2021 đã thông qua việc phát hành riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu với tổng mệnh giá 700 tỷ. Tuy nhiên, do tình hình thị trường không thuận lợi, đến nay ngân hàng chưa hoàn tất nội dung này. Ngân hàng đã niêm yết cổ phiếu OCB trên HOSE vào ngày 28/1. Kết thúc năm, giá trị vốn hóa của OCB đạt 37.398 tỷ, tăng trưởng 86% so với khi niêm yết.

Chia sẻ về kết quả kinh doanh quý I, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết lợi nhuận đạt 1.115 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng 2%, dư nợ tín dụng tăng 6%, cơ cấu dự nợ tín dụng của OCB trong 3 tháng đầu năm cũng có sự thay đổi từ dư nợ doanh nghiệp sang dư nợ bán lẻ.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu OCB tại thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 22/4 hiện đạt 24.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2021.

Trả lời về khoản vay của FLC, ông Nguyễn Đình Tùng, cho biết, ngân hàng cho vay 1.500 tỷ tập trung cho 2 dự án ở Quảng Ninh. Tài sản đảm bảo bằng bất động sản là đất đai chứ không phải sản phẩm hình thành trong tương lai, có giá trị trên 2.000 tỷ. Trên dư nợ 1.500 tỷ, số hàng hóa tập đoàn đã bán, khách hàng đang chuyển tiền về 2.400 tỷ, đủ khả năng trả nợ cho OCB chưa nói tới tài sản đảm bảo.

Tổng Giám đốc OCB cũng tiết lộ ngay trong tháng này thì OCB sẽ thu hồi nợ của FLC khoảng 1.200 - 1.500 tỷ đồng.

Ngoài dư nợ cho vay FLC, còn Bamboo Airways 1.000 tỷ, thế chấp bằng bất động sản. Hiện đang thương thảo thu hồi nợ sớm. Tuy nhiên, ngân hàng tạo điều kiện cho tập đoàn FLC triển khai kinh doanh. Tương dự, Bamboo nếu hoạt động tốt thì tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động bình thường.

Với Công ty Đại Nam, công ty đã trả 450 tỷ/tổng dư nợ hơn 1.000 tỷ. Công ty đang tiến hành bán tài sản cho các chủ đầu tư khác, số tiền có thể thu được 2 tháng tới là 4.500 tỷ, dư khả năng trả nợ cho các ngân hàng. Theo lãnh đạo OCB, Đại Nam không phải là vấn đề lớn của ngân hàng.

Về dự nợ bất động sản, ông Tùng cho biết đến cuối năm 2021, tỷ trọng lĩnh vực này (bao gồm hai nhóm bất động sản kinh doanh và bất động sản tiêu dùng) chiếm 32% dư nợ, trong đó 72% là cho vay mua nhà ở, 9% là cho vay các dự án bất động sản. Các dự án bất động sản được cho vay phần lớn từ đối tác mà ngân hàng muốn tạo nguồn hàng để tiếp tục cho vay bán lẻ. Năm 2022, OCB sẽ giảm tín dụng bất động sản, đưa về mức dưới 8% đối với bất động sản kinh doanh.

Kim Khánh
Đề xuất nâng cấp 3 tuyến quốc lộ kết nối với Lào, Trung Quốc
Theo đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam, tổng mức đầu tư dự án nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ kết nối Việt Nam với Bắc Lào và Trung Quốc dự kiến khoảng 9.419 tỷ đồng.

Hải Phòng sẽ có thêm cảng nước sâu Nam Đồ Sơn
UBND thành phố Hải Phòng và các doanh nghiệp Việt Nam gồm: Saigontel, Kinh Bắc, ECV vừa ký kết ghi nhớ hợp tác với cảng Quốc tế Los Angelesc, Hoa Kỳ về việc nghiên cứu phát triển dự án Cảng tổng hợp Nam Đồ Sơn.

Đề xuất làm cao tốc Nha Trang - Liên Khương
Cao tốc sẽ có 4 làn xe, rộng 17 m, bố trí làn khẩn cấp, tốc độ 80 - 100 km/h. Trong đó, 48 km trên tuyến thuộc tỉnh Khánh Hoà, 55km còn lại đi qua Lâm Đồng.

Đầu tư 65.000 tỷ đồng làm thêm đường sắt đô thị
Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi khổ 1.435mm, dài 38,43 km với 21 nhà ga.

Xây dựng cầu Bến Thủy 3 nối hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh
Dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Thủy 3 là một trong những dự án được ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trong thời gian tới theo Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt.

Đầu tư thêm cho cầu Rạch Miễu 2
Theo điều chỉnh, cầu Rạch Miễu 2 có tổng chiều dài tuyến khoảng 17,6 km, thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 - 2026; tổng mức đầu tư dự án là 6.810,11 tỷ đồng, tăng 1.600 tỷ đồng so với hồi cuối năm 2020.

37.000 tỷ đồng làm 5 dự án BOT
Trong đó, có 4 dự án sẽ được triển khai theo hợp đồng BOT với phương án doanh nghiệp tham gia 46-50% vốn, phần còn lại ngân sách đầu tư. Riêng dự án xây cầu đường Bình Tiên sẽ được bố trí ngân sách với tỷ lệ 54%, phần còn lại là vốn doanh nghiệp.