Chuyên mục


Những công trình đường bộ khánh thành dịp Quốc khánh 2/9

03/09/2023 11:25 (GMT +7)

Chào mừng 78 năm Quốc khánh 2/9, nhiều công trình, dự án giao thông đường bộ trọng điểm được đưa vào hoạt động nhằm phục vụ người dân.

Sáng 30/8, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2023) và 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023).

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nằm phía hạ lưu sông Hồng, song song với cầu giai đoạn 1, quy mô 4 làn xe, với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng. Dự án nhằm hoàn thiện toàn bộ đường vành đai 2 của thành phố Hà Nội, tăng cường khả năng lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố.

Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 3.473 m. Cầu Vĩnh Tuy 2 khởi công tháng 1/2021, có điểm đầu cầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên). Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy có chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất trong số các cây cầu bắc qua sông Hồng ở Hà Nội với 8 làn ô tô.

Dự án thành phần Quốc lộ 45 - Nghi Sơn thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Thanh Hóa thông xe kỹ thuật vào đúng dịp 2/9. Tuyến cao tốc này đã cơ bản hoàn thiện, đảm bảo đúng tiến độ thông xe.

Cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn dài 43 km, trong đó có hai nút giao liên thông gồm Vạn Thiện kết nối với Quốc lộ 45 và đường Nghi Sơn - Thọ Xuân. Nút giao Nghi Sơn kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Nghi Sơn - Bãi Trành và đường vào nhà máy xi măng Công Thanh. Dự án với tổng mức đầu tư hơn 5.530 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án 2 làm chủ đầu tư, dự án được khởi công từ tháng 7/2021.

Cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn (Thanh Hóa)

Cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn (Thanh Hóa)

Giai đoạn 1 của dự án xây dựng mặt đường 4 làn xe không có làn dừng khẩn cấp, nền đường rộng 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/h; giai đoạn hoàn chỉnh xây dựng theo quy mô 6 làn xe, nền đường rộng 32,25 m, vận tốc thiết kế 120 km/h. Trên tuyến có cầu vượt hồ Yên Mỹ dài 995 m, là cây cầu lớn nhất của dự án.

Dự án này sẽ kết nối với cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (Ninh Bình - Thanh Hóa) tại nút giao Tân Phúc (Nông Cống).

Cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu có chiều dài 50 km, trong đó có ba nút giao liên thông gồm: Quỳnh Vinh kết nối với Quốc lộ 48D; Quỳnh Mỹ kết nối với Quốc lộ 48B; Diễn Cát kết nối với Quốc lộ 7 (cách điểm cuối tuyến khoảng 300 m).

Cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

Cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

Điểm đầu dự án trùng với điểm cuối dự án quốc lộ 45 - Nghi Sơn, thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Điểm cuối dự án trùng với điểm đầu dự án Diễn Châu - Bãi Vọt, thuộc địa phận huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 7.293 tỷ đồng.

Cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu được xây dựng 4 làn xe, nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/h, không có làn dừng khẩn cấp. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ có 6 làn xe, nền đường 32,25 m, vận tốc thiết kế 100-120 km/h.

Khi hoàn thành, hai đoạn cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu sẽ rút ngắn thời gian tuyến Thanh Hóa - Nghệ An từ 3 giờ (đi Quốc lộ 1) còn 1,5 giờ. Đi từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An) sẽ chỉ mất 3,5 giờ, thay vì khoảng 5 giờ như hiện nay.

Ngày 31/8, cầu Vĩnh Phú bắc qua sông Lô nối 2 tỉnh Vĩnh Phúc - Phú Thọ đã được thông xe đúng dịp chào mừng Quốc khánh 2/9. Công trình được hoàn thành sau 20 tháng thi công, vượt tiến độ so với dự kiến hơn 4 tháng.

Cầu Vĩnh Phú bắc qua sông Lô nối 2 tỉnh Vĩnh Phúc - Phú Thọ

Cầu Vĩnh Phú bắc qua sông Lô nối 2 tỉnh Vĩnh Phúc - Phú Thọ

Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, với tổng mức đầu tư hơn 540 tỷ đồng. Dự án có điểm đầu cầu phía thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ kết nối với đường Trần Phú, giao với đê hữu sông Lô và kết thúc tại điểm giao với đê tả sông Lô, xã Đức Bác, huyện Sông Lô, có tổng chiều dài hơn 509m. Trong đó, cầu chính dài 290m, cầu dẫn phía tỉnh Phú Thọ dài 70,75m, cầu dẫn phía tỉnh Vĩnh Phúc dài 148,8m. Cầu được thiết kế đảm bảo 4 làn xe cơ giới, bề rộng mặt cầu chính 19m, bề rộng đường dẫn 16,5m.

Dự án khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân bên bờ sông, rút ngắn thời gian lưu thông, đảm bảo an toàn giao thông, kết nối giao thương, phát triển kinh tế của vùng.

Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc là một trong 3 dự án thành phần của tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (cùng với Dầu Giây - Tân Phú và Bảo Lộc - Liên Khương).

Quốc lộ 20 đoạn qua tỉnh Lâm Đồng, nơi có dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc đi qua

Quốc lộ 20 đoạn qua tỉnh Lâm Đồng, nơi có dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc đi qua

Dự án có chiều dài 67km, đi qua 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng (trong đó qua địa bàn Đồng Nai dài 11km). Điểm đầu nối với cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, điểm cuối tại Km 216, Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, với tổng mức đầu tư của dự án là 17.200 tỷ đồng.

Hiện tại, UBND các huyện, thành phố có tuyến đường đi qua đã chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục, chuẩn bị các điều kiện cần thiết có liên quan để động thổ dự án dự kiến vào ngày 2/9/2023.

Giai đoạn 1, cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có nền đường rộng 17 m, với 4 làn xe, bố trí các điểm dừng xe khẩn cấp không liên tục, với khoảng cách 4 - 5 km/vị trí, dự kiến hoàn thành năm 2026. Giai đoạn 2 sẽ đầu tư hoàn thiện cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc rộng 22 m, gồm 4 làn xe và 2 làn dừng xe khẩn cấp liên tục, dự kiến thực hiện sau năm 2035.

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Từ ngày 2-11/10, đề phòng thời tiết khắc nghiệt
Từ ngày 2-11/10, các khu vực đều có mưa và dông; riêng khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có mưa vừa, mưa to (mưa chủ yếu vào chiều tối và đêm) cần đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Thêm ý kiến về điều chỉnh Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho biết Chính phủ đề nghị điều chỉnh 4 nội dung theo tờ trình về tổng mức đầu tư dự án, diện tích đất thu hồi, thời gian thực hiện dự án, bổ sung nội dung bố trí tái định cư.

Hòa Bình thiệt hại nặng vì mưa lũ
Mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong những ngày qua khiến 1 người chết, hàng nghìn ha hoa màu bị ngập úng, nhiều tuyến đường trên địa bàn bị sạt lở, ùn tắc giao thông trên nhiều tuyến đường.

Vị trí sạt lở trên QL6 đã được khắc phục, giao thông trở lại bình thường
Điểm sạt lở tại Km Km78+420 - Km85+100 QL6 (sáng 28/9) đã được cơ quan chức năng khẩn trương khắc phục. Đến sáng nay (29/9) giao thông đã trở lại bình thường.

Sơn La: Mưa lũ khiến 3 người mất tích tại huyện Phù Yên
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 26/9 đến ngày 28/9, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa to gây thiệt hại về người và ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, nhà cửa của nhân dân, đặc biệt tại huyện Phù Yên.

Sạt lở trên quốc lộ 6, giao thông ùn tắc
Do ảnh hưởng của mưa lớn, quốc lộ 6 đoạn qua dốc Cun (Hoà Bình) bất ngờ xảy ra sạt lở khiến giao thông ùn tắc cục bộ.

Công ty đường bộ Bình Định khẳng định chất lượng thảm nhựa đường trời mưa
Đây là một quan điểm rất khác với Tiêu chuẩn ngành về Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa của một đơn vị đã thi công 42 gói thầu ở Bình Định, Quảng Ngãi, Gia Lai...