Chuyên mục


'Nhận chuyển giao OceanBank là một việc khó'

25/04/2022 15:08 (GMT +7)

Lãnh đạo Ngân hàng Quân đội (MB Bank) cho rằng, dù nhận chuyển giao bắt buộc nhưng MB và tổ chức tín dụng bị chuyển giao vẫn sẽ là hai pháp nhân độc lập, hạch toán riêng và không ảnh hưởng tới chính sách cổ tức của ngân hàng.

Sáng ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã: MBB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Năm 2022, MB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 23% so với năm 2021, đạt 20.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp kinh tế vĩ mô diễn biến khó khăn, lợi nhuận trước thuế theo kịch bản dự kiến tăng 19.000 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với 2021.

Tổng tài sản dự kiến đạt 700.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2021. Vốn điều lệ tăng 24% lên 46.882 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng 16% lên 472.600 tỷ đồng và theo giới hạn room mà Ngân hàng Nhà nước giao cho. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1,5%.

Trong 5 năm sau, ngân hàng kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2021. Trong giai đoạn 2020 - 2026, MB đặt mục tiêu đạt 20 triệu khách hàng, tăng trưởng lợi nhuận kép tối thiểu 23%/năm.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã: MBB) đặt mục tiêu đạt 20 triệu khách hàng, tăng trưởng lợi nhuận kép tối thiểu 23%/năm trong giai đoạn 2020 - 2026.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã: MBB) đặt mục tiêu đạt 20 triệu khách hàng, tăng trưởng lợi nhuận kép tối thiểu 23%/năm trong giai đoạn 2020 - 2026.

Được biết, trong quý I, MB đã có thêm 1,6 triệu khách hàng mới, năm nay số lượng khách hàng dự kiến đạt khoảng 5-6 triệu khách hàng.

Theo Tổng Giám đốc Lưu Trung Thái, trong giai đoạn 5 năm 2017 - 2021, MB đã hoàn thành trước hạn 100% các kế hoạch đề ra với quy mô khách hàng đạt 12,9 triệu, lợi nhuận trước thuế đạt 16.527 tỷ đồng, gấp 4,53 lần so với năm 20216, ROE đạt 22% ở mức cao so với thị trường, nợ xấu xấp xỉ 0,68%.

MB ghi nhận doanh thu tăng trưởng 35% trong đó riêng ngân hàng tăng 33% và các công ty thành viên tăng 43%. Lợi nhuận các công ty thành viên đóng góp 14% lợi nhuận cho tập đoàn. Thị phần của một số công ty con tăng trưởng mạnh, Bảo hiểm MIC đạt Top 5 mảng phi nhân thọ; MCredit đạt Top 3.

 
Việc nhận chuyển giao bắt buộc là một việc khó nhưng khi nhận nhiệm vụ này ngân hàng có sự ủng hộ của Nhà nước và có được không gian phát triển".

Tổng Giám đốc MB nhận định

Tại đại hội, Ban lãnh đạo ngân hàng cũng trình phương án MB sẽ nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng. Thông tin rò rỉ trước đó cho thấy, TCTD đó là OceanBank. Từ đó, mở ra cơ hội để MB tăng tốc từ 1,5 - 2 lần tốc độ phát triển quy mô tài sản, tín dụng, mạng lưới, góp phần sớm hoàn thành mục tiêu chiến lược phục vụ trên 20 triệu khách hàng.

Lãnh đạo ngân hàng này cũng cho biết có 3 phương án xử lý sau khi nhận chuyển giao mà không nhất thiết phải hợp nhất. Cụ thể, sau khi tái cơ cấu, ngân hàng yếu kém sẽ sáp nhập vào MB để tăng quy mô của MB, hoặc có thể bán đi như một khoản đầu tư; ngoài ra cũng có thể IPO (phát hành lần đầu ra công chúng) để chuyển thành ngân hàng cổ phần.

Mặc dù nhận chuyển giao bắt buộc nhưng MB và TCTD bị chuyển giao vẫn sẽ là hai pháp nhân độc lập, hạch toán riêng và không ảnh hưởng tới chính sách cổ tức của ngân hàng. Báo cáo tài chính của ngân hàng sẽ không phải hợp nhất cho tới khi MB quyết định sáp nhập với tổ chức tín dụng này. Về dài hạn việc nhận sáp nhập có ý nghĩa quan trọng với chiến lược dài hạn của MB.

Bên cạnh đó, ngân hàng lên kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 37.783 tỷ đồng lên hơn 46.882 tỷ đồng. Trong đó, MB sẽ tiếp tục thực hiện phương án tăng vốn thêm 892,4 tỷ đồng bằng việc chào bán 70 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho Viettel và 19,24 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), đã được thông qua tại ĐHĐCĐ năm 2021.

Đồng thời, ngân hàng sẽ phát hành 755,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 (tương đương với tỷ lệ 20%). Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2022.

Ngoài ra, ngân hàng chào bán 65 triệu cổ phiếu riêng lẻ mới. Giá thỏa thuận không thấp hơn giá trị sổ sách theo báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm gần nhất. Thời gian thực hiện chào bán trong năm 2022 và 2023. Vốn điều lệ tăng thêm dự kiến là hơn 9.099 tỷ đồng, được sử dụng bổ sung vốn đầu tư tăng năng lực và đầu tư bổ sung vốn kinh doanh cho MB. Hiện, cổ phiếu MBB giao dịch quanh mức 29.900 đồng/cổ phiếu.

Đáng chú ý, tất cả các cổ đông tham dự đại hội đều được ngân hàng tặng quà là "tiền ăn trưa" trị giá 500.000 đồng/cổ đông.

Kim Khánh
Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.

LPBank sẽ đổi tên, mở rộng bán lẻ ở nông thôn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã: LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 10.500 tỷ đồng.

NHNN hoãn đấu thầu vàng miếng sang 23/4
Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng thứ Ba ngày 23/4.