Chuyên mục


Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất "trễ hẹn"

15/09/2022 11:37 (GMT +7)

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và UBND TP.HCM khởi công Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất trong quý III/2022, hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng trong tháng 9/2024.

Cử tri TP.HCM vừa kiến nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm sớm đầu tư, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó, xây dựng nhiều nhà ga, bãi đậu xe cho mỗi nhà ga, xây dựng hệ thống đường ống đưa đón khách ra vào máy bay cũng như xây dựng thêm xưởng bảo dưỡng máy bay để đạt độ an toàn cho các chuyến bay.

Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn hợp pháp của ACV, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn hợp pháp của ACV, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Theo Bộ GTVT, dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ (nhà để xe cao tầng, hệ thống cầu ống lồng…) của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất hiện đang được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức triển khai thực hiện với quy mô 20 triệu hành khách/năm. Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 được kỳ vọng sẽ giảm tải cho hai nhà ga T1 và T2 tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo trình tự, đất Bộ Quốc phòng giao cho TP. Hồ Chí Minh, sau đó thành phố giao cho Cảng vụ Hàng không và cơ quan này mới giao lại cho ACV để thực hiện dự án. Các khâu chuẩn bị cho kế hoạch khởi công nhà ga T3 đã được ACV chuẩn bị theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, ACV vẫn phải chờ mặt bằng.

Dự án dự kiến khởi công trong quý IV/2022 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2024. Cùng với các nhà ga T1 và T2, sau khi hoàn thành nhà ga T3 sẽ nâng tổng công suất thiết kế của sân bay Tân Sơn Nhất lên khoảng 50 triệu hành khách/năm. Được biết, mốc thời gian đã lỡ hẹn so với tiến độ Chính phủ giao trước đó là quý III/2022.

Trong những năm gần đây, lượng hành khách thông qua Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất tăng mạnh, gần gấp đôi công suất thiết kế. Đặc biệt, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trải qua những ngày đông khách kỷ lục.

Để giải quyết tình trạng quá tải sân bay Tân Sơn Nhất, năm 2020, Chính phủ có Quyết định số 657/QĐ-TTg ngày 19/5/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T3 có công suất 20 triệu hành khách/năm và các công trình phụ trợ đồng bộ, phục vụ khai thác nội địa tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đáp ứng yêu cầu khai thác, phù hợp với quy hoạch. Đồng thời, phân chia sản lượng khai thác giữa sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất, giảm tải cho nhà ga T1 hiện đang quá tải, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

Dự án có thời hạn hoạt động 50 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn hợp pháp của ACV, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Cuối tháng 7, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP về tháo gỡ vướng mắc trong việc bàn giao đất quốc phòng để thực hiện dự án nhà ga hành khách T3 và dự án đường giao thông kết nối với nhà ga hành khách T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Cụ thể, Chính phủ quyết nghị đồng ý chủ trương Bộ Quốc phòng bàn giao khoảng 27,85 ha đất quốc phòng tại quận Tân Bình cho UBND TP. Hồ Chí Minh quản lý để thực hiện dự án nhà ga hành khách T3 (khoảng 16,05 ha) và dự án đường giao thông kết nối với nhà ga hành khách T3 (đường nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, khoảng 11,8 ha); diện tích đất thu hồi theo số liệu đo đạc thực tế.

Đồng thời, giao Bộ Quốc phòng cập nhật, đưa diện tích đất nêu trên vào danh mục đất quốc phòng chuyển mục đích sử dụng, bàn giao cho địa phương quản lý trong Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng thời kỳ 2021 - 2030. 

Về kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thu hồi đất; tháo dỡ 12 ụ bê tông xi măng cũ, nghị quyết nêu rõ đối với dự án đường nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa, UBND TP. Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thực hiện.

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và UBND TP.HCM khởi công Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất trong quý III/2022, hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng trong tháng 9/2024.

Tuy nhiên theo Bộ Quốc phòng, việc bàn giao đất để thực hiện Dự án Nhà ga T3 có nhiều vướng mắc. Cụ thể, các khu đất khoảng 16,05 ha xây dựng Nhà ga T3 và diện tích khoảng 11,89 ha xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa chưa được cập nhật, bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối theo phương án chuyển giao đất quốc phòng cho địa phương và chưa được Thủ tướng phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 2 khu đất trên. Do vậy, không đủ cơ sở để bàn giao đất cho TP.HCM thực hiện các dự án.

Về kinh phí, việc di dời đơn vị để bàn giao 16,05 ha đất dự kiến cần khoảng hơn 1.100 tỷ đồng và gần 100 tỷ đồng xây dựng mới hệ thống ụ bê tông xi măng tại sân bay Tân Sơn Nhất. Kinh phí xây mới các công trình quốc phòng gồm nhà ga quân sự, khu tác chiến, nhà chứa máy bay để bảo dưỡng, sửa chữa... cũng cần khoảng 700 tỷ đồng.

Ngoài ra, công tác di dời, xây dựng, sửa chữa công trình để bàn giao 11,89 ha đất quốc phòng cho dự án xây dựng đường nối từ đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa còn vướng bởi TP.HCM chưa phối hợp kiểm đếm, lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng nên chưa xác định được lượng kinh phí bồi thường, hỗ trợ.

Trong khi đó, thời gian qua, Bộ GTVT liên tục đề nghị các đơn vị liên quan sớm triển khai bàn giao mặt bằng đợt 1 để đẩy nhanh tiến độ dự án làm nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bộ GTVT đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị liên quan sớm triển khai bàn giao mặt bằng đợt 1 đối với phần diện tích 14,757 ha của khu đất 16,05 ha xây dựng nhà ga hành khách T3 theo chỉ đạo của Chính phủ tại nghị quyết số 93/NQ-CP.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đề nghị UBND TP.HCM sớm phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm để thực hiện dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất.

Đồng thời, chỉ đạo UBND quận Tân Bình và các đơn vị có liên quan khẩn trương lập hồ sơ đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND TP.HCM ban hành thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ.

Tổ chức công bố thông báo thu hồi đất, niêm yết phương án bồi thường, hỗ trợ, trao quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường, hỗ trợ đến chủ sử dụng đất bị thu hồi… theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng yêu cầu ACV bố trí kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thu hồi đất cho dự án nhà ga T3. Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào tổng mức đầu tư của dự án.

Hồng Thơ
Bảo đảm công suất khai thác mỏ cát san lấp theo kịp tiến độ dự án cao tốc
Tại cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị thi công có phương án điều phối lực lượng thi công các cầu trên cao tốc trong khi chưa có đủ cát san lấp.

Hà Nội sắp xây ba cầu lớn vượt sông Hồng
UBND TP Hà Nội vừa thống nhất chủ trương xây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi trong giai đoạn 2025-2030 bằng vốn đầu tư công.

Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.

Bắc Ninh: Lập 6 chốt kiểm tra ở làng nghề, Cụm công nghiệp Mẫn Xá
Ngày 19/11, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh triển khai 6 Tổ chốt kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm về môi trường, nhất là việc vận chuyển nguyên vật liệu, xỉ thải, chất thải, rác thải công nghiệp… ra, vào thôn và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.