Chuyên mục


Người Việt chi trên 3,5 tỷ USD nhập khẩu điện thoại di động

30/04/2023 06:20 (GMT +7)

Năm 2022, Việt Nam chi trên 3,5 tỷ USD nhập khẩu điện thoại di động nguyên chiếc. Điện thoại iPhone, Samsung, Oppo, Xiaomi là những thương hiệu được nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam, chiếm đến 93,43%.

Theo số liệu tại báo cáo xuất nhập khẩu năm 2022 mới được công bố ngày 27/4, kim ngạch nhập khẩu điện thoại nguyên chiếc năm 2022 là trên 3,5 tỷ USD, tăng 10,46% so với năm 2021 và chiếm 16,57% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam.

dienthoai 1

Điện thoại iPhone, Samsung, Oppo, Xiaomi là những thương hiệu được nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam, chiếm 93,43%. Riêng Iphone chiếm 46,05% tổng kim ngạch nhập khẩu điện thoại nguyên chiếc của cả nước. Cụ thể, giá trị nhập khẩu điện thoại iPhone là 1,61 tỷ USD (tăng tới 30,58% so với năm 2021), điện thoại Samsung là 939 triệu USD, điện thoại Oppo là 442 triệu USD.

Năm 2022, nhập khẩu linh kiện, phụ kiện điện thoại của nước ta đạt trị giá trên 17,62 tỷ USD, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2021. Nước ta nhập khẩu linh kiện chủ yếu từ các doanh nghiệp khác, với tỷ trọng lên đến hơn 99%; thị phần các hãng lớn như LG, Samsung chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt xấp xỉ 58 tỷ USD, tăng 0,81% so với năm 2021 và chiếm 15,62% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước.  Về chủng loại, xuất khẩu điện thoại nguyên chiếc đạt 33,32 tỷ USD, tăng 0,67% so với năm 2021, chiếm 57,4% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng.

Năm 2022, các thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng điện thoại và linh kiện là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, khối EU, Hàn Quốc, UAE, Hồng Kông (Trung Quốc). 

Thanh Bình
Đề xuất mới về quản lý dữ liệu từ camera hành trình trên ô tô
Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, dữ liệu hình ảnh người lái xe phải được truyền về máy chủ dịch vụ với tần suất không quá 30 giây/ lần khi xe chạy và không quá 15 phút/ lần khi xe dừng.

Trình tự các bước đăng ký xe qua cổng Dịch vụ công
Từ 1/8, công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có thể đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

SHB cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: Giả mạo hỗ trợ đăng ký xác thực sinh trắc học
Nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh cán bộ ngân hàng, cơ quan quản lý để liên hệ với người dân “hỗ trợ cài đặt dịch vụ xác thực sinh trắc học” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tước gần 500 giấy phép lái xe qua VNeID
Từ ngày 1-7/7, Cảnh sát Giao thông toàn quốc đã kiểm soát 26.961 trường hợp thông qua ứng dụng Định danh Quốc gia VNeID; tước 499 giấy phép lái xe trên môi trường điện tử, tích hợp vào VNeID.

Có thể đăng ký và bấm biển số xe trực tuyến qua ứng dụng VNeID
Bắt đầu từ ngày 1/8/2024, công dân có thể đăng ký xe và tự chọn biển số xe trực tuyến thông qua ứng dụng VNeID, theo quy định tại Thông tư 28 mới được Bộ Công an ban hành.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo hỗ trợ cài đặt sinh trắc học
Lợi dụng tình trạng người dân khó khăn khi thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, tội phạm đã giả danh nhân viên ngân hàng đề nghị hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Hà Tĩnh: Một phụ nữ  bị tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID
Chiều ngày 3/7, thông tin từ Công an TP Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa tạm giữ 01 giấy phép lái xe mô tô trên môi trường điện tử, thông qua ứng dụng VNeID đối với một phụ nữ với hành vi dừng xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông.